Suy hô hấp (SHH) là tình trạng bộ máy hô hấp không đủ khả năng duy trì sự trao đổi khí theo nhu cầu cơ thể, gây giảm O2 và/hoặc tăng CO2 máu. Hậu quả của suy hô hấp là thiếu oxy cho nhu cầu biến dưỡng của các cơ quan, đặc biệt là não, tim và ứ đọng CO2 gây toan hô hấp.
1.Đại cương
Hô hấp là một quá trình gồm 4 giai đoạn:
– Thông khí hay hô hấp bên ngoài: là giai đoạn không khí đi từ ngoài vào đến phế nang và ngược lại.
– Khuếch tán: là quá trình oxy từ phế bào đến mao mạch qua màng phế nang mao mạch và CO2 thì ngược lại.
– Vận chuyển: là quá trình đưa oxy từ mao mạch phế nang đến tổ chức nhờ hồng cầu và huyết tương.
– Hô hấp tổ chức: là giai đoạn cuối cùng mà oxy từ màng tế bào vào trong tế bào nhờ các enzym hô hấp.
Các giai đoạn trên liên quan mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau. Một giai đoạn bị rối loạn đều đưa đến sự rối loạn hô hấp làm thiếu oxy cho cơ thể.
Người ta chia suy hô hấp làm 3 giai đoạn:
– Chưa có triệu chứng lâm sàng.
– Có triệu chứng lâm sàng: tím tái, khó thở.
– Có rối loạn chuyển hóa.
2. Các nguyên nhân suy hô hấp ở trẻ em
Suy hô hấp có thể do bệnh lý của đường thở, tổn thương phổi hoặc bệnh lý não, thần kinh – cơ. Nguyên nhân suy hô hấp được phân chia:
- Nguyên nhân tại hệ hô hấp (chiếm đa số: 80 – 90% các cas)
– Đường hô hấp trên: dị vật đường thở, viêm thanh thiệt cấp, phù nề thanh môn, u nhú chèn ép…
– Đường hô hấp dưới: viêm phổi, hen phế quản, viêm tiểu phế quản cấp, viêm mủ màng phổi, phù phổi, xẹp phổi, tràn khí màng phổi …
- Nguyên nhân ngoài hệ hô hấp
– Tim mạch: suy tim, tim bẩm sinh tím, tràn dịch màng ngoài tim…
– Thần kinh trung ương: viêm não, viêm màng não, xuất huyết, chấn thương.
– Lồng ngực: chấn thương, bại liệt…
– Ngộ độc, chuyển hóa (ngộ độc CO, methemoglobine), thiếu máu nặng…
3. Nguyên nhân suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
- Bệnh màng trong, hội chứng hít, viêm phổi trong tử cung, chậm tiêu dịch phổi, tăng áp động mạch phổi.
- Ngoài phổi:
+ Dị tật: dị dạng lồng ngực, tim bẩm sinh, thoát vị cơ hoành
+ Rối loạn chuyển hóa: hạ đường máu, hạ thân nhiệt, toan máu
+ Bệnh hệ thần kinh: xuất huyết trong sọ, viêm màng não, ngộ độc morphin…
3. Lâm sàng suy hô hấp cấp
Suy hô hấp biểu lâm sàng bởi khó thở, mệt mõi, kiệt sức, tím tái, kèm theo các dấu hiệu của nguyên nhân gây suy hô hấp. Các dấu hiệu chính yếu là:
– Thở nhanh: tùy theo lứa tuổi.
Dưới 2 tháng tuổi khi nhịp thở 60 lần/phút.
Từ 2 tháng đến 12 tháng khi nhịp thở 50 lần/ phút.
Từ 12 tháng đến 5 tuổi khi nhịp thở 40 lần/phút.
Trên 5 tuổi khi nhịp thở > 30 lần/phút.
– Co lõm ngực: co lõm các cơ liên sườn, trên dưới ức, hố thượng đòn. Dấu hiệu co lõm ngực kèm theo cánh mũi phập phồng: dấu hiệu chống ngạt.
– Thường gặp các kiểu khó thở:
+ Thở nhanh – nông – đều.
+ Thở chậm – sâu – đều.
+ Thở nhanh – sâu – đều.
+ Rối loạn nhịp thở.
– Dấu hiệu chống ngạt: tăng nhịp thở, co kéo các cơ hô hấp phụ, cánh mũi phập phồng.
– Tím tái: tùy theo mức độ SHH, tím tái kín đáo hoặc xuất hiện rõ. Tím tái khi Methemoglobin > 5 g%.
+ Tím tái kín đáo: tím tái xuất hiện khi gắng sức. Một số trường hợp tím tái xuất hiện muộn như: trẻ thiếu máu, trẻ sơ sinh.
+ Tím tái được xem như là tím cả ngoại biên và trung ương.
+ Tím tái ngoại biên (hay đầu chi) khi mao mạch móng tay và đầu chi xanh xao nhưng niêm mạc và lưỡi còn hồng.
+ Tím tái trung ương: tím tái cả đầu chi, niêm mạc, lưỡi.
4. Cận lâm sàng
– Công thức máu.
– Đường huyết
– SaO2 < 90%.
– Khí trong máu:trẻ em, PaO2 bình thường 90 ± 5 mmHg, giới hạn dưới là 80 mmHg. Trẻ sơ sinh do HbF chiếm đa số, mức giới hạn cho phép từ 40 – 70 mmHg.
– Đo chức năng hô hấp.
– Một số xét nghiệm hỗ trợ khác như: Hct, pH máu, Ion đồ…
– X quang ngực: các tổn thương tại phổi, màng phổi, trung thất..
– CT ngực.
5. Phân độ suy hô hấp
5.1. Trẻ sơ sinh: chỉ số Silverman
Di động ngực bụng | 0 (Nhẹ) | 1 | 2 (nặng) |
Co kéo liên sườn | Cùng chiều | Ngực < bụng | Ngược chiều |
Lõm mũi ức | 0 | + | ++ |
Cánh mũi phập phồng | 0 | + | ++ |
Tiếng rên | 0 | + | ++ |
Kết quả: < 3: bình thường, từ 3 – 5: SHH nhẹ, > 5: SHH nặng.
5.2.Trẻ lớn: chia làm 3 độ
Triệu chứng
Độ 1 | Độ 2 | Độ 3 | |
Tri giác | Tỉnh | Bứt rứt, lẫn lộn | Lơ mơ, hôn mê |
Hô hấp | Nhịp thở tăng <30% bình thường | Nhịp thở tăng 30-50% bình thường, co kéo cơ hô hấp phụ | Nhịp thở tăng >50% bình thường, chậm, không đều, ngưng thở |
Nhịp tim | Bình thường hoặc tăng nhẹ
Huyết áp tăng |
– huyết áp tăng |
Nhanh hoặc chậm
– Huyết áp tăng hoặc có thể giảm |
PaO2 | 60- 80mmHg | 40- 60 mmHg | < 40 mmHg |
5.3. Phân loại SHH theo vị trí giải phẫu
– SHH do nguyên nhân tại phổi
+ Do rối loạn khuếch tán.
+ Do shunt trong phổi.
+ Do rối loạn phân bố.
– SHH do nguyên nhân ngoài phổi
+ Tổn thương thần kinh trung ương.
+ Tổn thương thần kinh tủy.
+ Tổn thương thần kinh ngoại biên.
+ Do tổn thương thần kinh – cơ.
+ Do tắc khí đạo.
5.4. Phân loại theo khí trong máu
– Suy hô hấp một phần: PaO2 dưới 60 mmHg, SaO2 < 96%.
– Suy hô hấp toàn phần: PaO2 dưới 60 mmHg, PaCO2 trên 49 mmHg.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Phác đồ điều trị nhi khoa (2009) “Suy hô hấp cấp” .Bệnh viện Nhi đồng 1 Tp Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y học, tr. 39 – 44.
- Võ Công Đồng ( 1997) “ Rối loạn trao đổi khí trong suy hô hấp”. Nhi khoa sau đại học tập 3, Nhà xuất bản Đà Nẵng, tr. 746 – 758.
Leave a Reply