Hướng dẫn về điều trị người bệnh tim mạch mắc COVID-19

Nhiễm COVID-19 có thể gây ra các biến cố tim mạch cấp hoặc làm trầm trọng thêm các bệnh lý tim mạch có từ trước. Các biến cố tim mạch xảy ra ở người nhiễm COVID-19 khá tương đồng với các biến chứng khi nhiễm SARS, MERS, và cúm. Điều trị người bệnh tim mạch mắc COVID-19 cần được thực hiện dưới sự giám sát và chỉ đạo của bác sĩ chuyên khoa tim mạch và bác sĩ chuyên khoa nhiễm trùng. 

Nhiễm COVID-19 có thể gây ra các biến cố tim mạch cấp
Nhiễm COVID-19 có thể gây ra các biến cố tim mạch cấp

1. Ảnh hưởng nhiễm COVID với người có bệnh nền tim mạch

 Nhiễm COVID-19 có thể gây ra các biến cố tim mạch cấp hoặc làm trầm trọng thêm các bệnh lý tim mạch có từ trước. Các biến cố tim mạch xảy ra ở người nhiễm COVID-19 khá tương đồng với các biến chứng khi nhiễm SARS, MERS, và cúm, bao gồm: tổn thương cơ tim, viêm cơ tim, hội chứng vành cấp, rối loạn nhịp tim, suy tim và bệnh cơ tim, sốc tim (đơn thuần hoặc kết hợp với ARDS), thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch.

 Tình trạng yếu mệt khi nhiễm COVID-19 dễ gây do dự khi dùng các thuốc tim mạch thường quy, như các thuốc kháng tiểu cầu, các thuốc chẹn beta giao cảm.. và như vậy sẽ làm tăng nguy cơ các biến cố như bệnh mạch vành hoặc suy tim.

 Dễ có tình trạng tăng đông nặng khi nhiễm COVID-19, vì vậy cần lưu ý dự phòng huyết khối và tầm soát thuyên tắc động mạch phổi.

 Ở người có suy tim hoặc đã quá tải thể tích, việc truyền dịch để điều trị khi bị nhiễm COVID-19 cần thận trọng và theo dõi sát.

 Triệu chứng và bệnh cảnh nhồi máu cơ tim cấp có thể bị coi nhẹ hoặc chẩn đoán nhầm trong bệnh cảnh nhiễm COVID-19, do đó dễ dẫn tới bỏ sót và xử trí không kịp thời.

2. Một số thuốc điều trị COVID-19 ảnh hưởng trên tim mạch

Tìm kiếm và theo dõi các ảnh hưởng tiềm tàng trên tim mạch của một số thuốc có thể dùng khi điều trị COVID-19 

Bảng 1. Độc tính và tác dụng phụ tiềm tàng trên tim mạch của thuốc điều trị COVID-19.

(Ghi chú: những thuốc đánh dấu (*) đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng, chỉ sử dụng điều trị khi có hướng dẫn của Bộ Y tế)

Thuốc

Cơ chế tác dụng

Thuốc có  tương tác

Tác dụng phụ trên tim mạch

Ribavirin (*) Ức chế sao chép RNA và DNA virus Chống đông Chưa rõ
Lopinavir/ Ritonavir (*) Lopinavir ức chế protease/ Ritonavir ức chế chuyển hóa CYP3, gây tăng nồng độ lopinavir Kháng tiểu cầu

Kháng đông

Statin

Thuốc chống rối loạn nhịp

Thay đổi dẫn truyền trong tim: kéo dài khoảng QTc, bloc nhĩ thất độ cao, xoắn đỉnh
Redemsevir (*) Ức chế polymerase

RNA tương tự nucleotid

Không rõ Không rõ
Bevacizumab Ức chế VEGF, để giảm tính thấm mô và phù phổi Không rõ – Độc trực tiếp lên cơ tim, trầm trọng thêm bệnh cơ tim

– Tăng huyết áp (THA) nặng

– Thuyên tắc huyết khối

Chloroquine/

Hydroxy chloroquine (*)

Thay đổi pH nội thể vốn cần để virus xâm nhập tế bào Thuốc chống rối loạn nhịp – Độc trực tiếp lên cơ tim, trầm trọng thêm bệnh cơ tim

– Thay đổi dẫn truyền trong tim, bloc nhĩ thất, bloc nhánh, xoắn đỉnh, rung thất, nhịp nhanh thất

Eculizumab Ức chế hoạt hóa bổ thể Không rõ THA, nhịp nhanh, phù ngoại vi
Fingolimod Ức chế TB lympho do điều hoà sphingosine-1 phosphat Không rõ – THA, bloc nhĩ thất độ 1­2, nhịp chậm, kéo dài QTc,

– Chống chỉ định: sau hội chứng vành cấp, đột quỵ cấp, suy tim mất bù cấp; bloc nhĩ thất độ cao, suy nút xoang, QTc >= 500 ms

Interferon Hoạt hóa hệ miễn dịch Không rõ – Độc trực tiếp lên cơ tim, trầm trọng thêm bệnh cơ tim

– Tụt HA, rối loạn nhịp, bệnh cơ tim, NMCT

Pirfenidone Chống xơ hóa, ức chế IL-1B/IL-4 giảm cytokine lên phổi Không rõ Không rõ
Methyl prednisolone Thay đổi bộc lộ gene làm giảm viêm Kháng đông Ứ dịch; rối loạn điện giải, THA
Tocilizumab Ức chế thụ thể IL-6 Có thể tăng chuyển hóa các thuốc THA, tăng cholesterol máu, không rõ tác dụng trên khoảng QTc

3. Cách chỉnh liều  khi dùng thuốc tim mạch với thuốc điều trị COVID-19.

Bảng 2Chỉnh liều và lưu ý khi dùng thuốc tim mạch với thuốc điều trị COVID-19.

(Ghi chú: những thuốc đánh dấu (*) đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng, chỉ sử dụng điều trị khi có hướng dẫn của Bộ tế)

Thuốc

Tương tác đặc hiệu

Cơ chế tương tác và cách chỉnh liều

Lưu ý

Ribavirin* Kháng đông

– Warfarin

Không rõ cơ chế:

– Không cần chỉnh liều

Theo dõi INR
Lopinavir/

Ritonavir*

Kháng đông

– Apixaban

– Rivaroxanan

Ức chế CYP3A4:

– Giảm nửa liều apixaban (ko dùng nếu đang dùng liều 2.5mg/)

– Không dùng cùng rivaroxaban

Có thể dùng dabigatran hoặc warfarin nhưng cần thận trọng
Kháng tiểu cầu

– Clopidogrel

Ticagrelor

Ức chế CYP3A4

– Giảm tác dụng clopidogrel nên không dùng cùng

–       Tăng tác dụng ticagrelor nên không dùng cùng

Cân nhắc dùng prasugrel nếu ko có chống chỉ định. Nếu dùng các kháng tiểu cầu khác, cần XN hoạt tính tiểu cầu
Statin

– Atorvastatin

– Rosuvastatin

– Lovastatin

– Simvastatin

– Ức chế OATTP1B1 và BCRP: liều rosuvastatin tối đa 10 mg/ngày

– Ức chế CYP3A4: Liều atorvastatin tối đa 20mg/ngày

Không dùng lova/simv

Khởi liều rosu/ator  thấp nhất, tăng dần.

Có thể dùng pravastatin hoặc

pitavastatin

Rối loạn nhịp tim

– Thuốc kéo dài QTc

– Digoxin

Ức chế P-glycoprotein Theo dõi nồng độ digoxin để giảm liều Thận trọng khi phải dùng cùng các thuốc chống rối loạn nhịp
Chloroquine

/Hydroxy chloroquine*

Chẹn beta giao cảm: metoprol, carvediolol, propanolol, labetalol Rối loạn nhịp tim

– Thuốc kéo dài QTc

– Digoxin

– Ức chế CYP2D6: có thể cần giảm liều chẹn beta

– Ức chế P-glycoprotein Theo dõi nồng độ digoxin để giảm liều

Thận trọng khi phải dùng cùng các thuốc chống rối loạn nhịp
Fingolimod – Các thuốc chậm nhịp tim: chẹn beta, chẹn canxi, ivabradine

– Rối loạn nhịp: kéo dài QTc: nhóm IA và III

Ức chế thụ thể sphingosine 1 phosphat ở cơ nhĩ: không được dùng cùng thuốc rối loạn nhịp nhóm IA hay III Dùng thận trọng đối với thuốc kéo dài QT
Methylpred nisolone Chống đông:

– Warfarin

Không rõ cơ chế: cần chỉnh theo INR Theo dõi INR

Nguồn tham khảo: Bộ Y tế


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *