Chẩn đoán và điều trị viêm phổi sơ sinh

Viêm phổi sơ sinh (VPSS) là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng ở nhu mô phổi, thường gặp ở giai đoạn sơ sinh, có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi sanh. Viêm phổi sơ sinh được chia hai loại: viêm phổi khởi phát sớm (≤ 3 ngày sau sinh) và viêm phổi khởi phát trễ (> 3 ngày sau sinh).

1. Nguyên nhân viêm phổi sơ sinh

  • Viêm phổi khởi phát sớm 

Viêm phổi khởi phát sớm gồm viêm phổi bẩm sinh xảy ra do các tác nhân truyền qua nhau thai trong quá trình mang thai gồm L. monocytogenes, lao, giang mai, CMV, HSV, Rubella, Adenovirus, Influenza A virus và viêm phổi xảy ra trong lúc sanh do nhiễm trùng đi lên từ đường sinh dục mẹ khi có vỡ ối sớm, trẻ hít ối hay mẹ bị nhiễm trùng đường sinh dục gồm S.agalactae, E.coli, L.monocytogenes, S.pneumonia, H.influenza, Klebsiella, CMV, HSV.

  • Viêm phổi khởi phát trễ
    • Viêm phổi khởi phát trễ  xảy ra sau sanh do lây nhiễm từ môi trường xung
    • Các tác nhân thường gặp là Staphylococci coagulase (-), S.aureus, trực khuẩn gram (-) nh ư Klebsiella, coli, Pseudomonas, Acinetobacter. Các virus cũng có thể gây VP trễ như RSV, Influenza virus, Parainfluenza virus, Adenovirus.
    • Nấm cũng có thể xảy ra nếu trẻ có sử dụng kháng sinh kéo dài.
  • Các tác nhân không điển hình

Chlamydia trachomatis cũng là nguyên nhân thường gặp VPKPT ở các nước có tỉ lệ cao nhiễm trùng đường sinh dục mà không điều trị.

minh-hoa-viem-phoi-so-sinh

2. Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh:

Yếu tố nguy cơ từ mẹ:

  • Sốt lúc sanh
  • Viêm nhiễm đường tiết niệu, sinh dục
  • Ối vỡ kéo dài > 18 giờ, nước ối tẩm phân su
  • Nằm viện dài ngày
  • Bệnh lý nhiễm trùng trong thời gian mang thai Yếu tố nguy cơ từ con:
  • Tuổi thai: non tháng
  • Bệnh tật đi kèm: tim bẩm sinh, suy giảm miễn dịch,…
  • Sanh ngạt, sanh mổ.

Yếu tố liên quan đến môi trường:

  • Đặt nội khí quản, thở máy
  • Thời gian nằm viện lâu
  • Phòng bệnh đông đúc
    • Khám lâm sàng
  • Dấu hiệu nhiễm trùng: bú kém, bỏ bú, nôn ói, chướng bụng, sốt hoặc hạ thân nhiệt, giảm phản xạ, lừ đừ, sốc,…
  • Dấu hiệu hô hấp: ho, khò khè, ran phổi, khó thở, nhịp thở ở co lõm ngực, thở rên, cơn ngưng thở > 20 giây, tím tái.
    • Cận lâm sàng

–  Xét nghiệm tình trạng nhiễm trùng:

+ CTM: số lượng BC tăng, thiếu máu, giảm TC

+ CRP, VS có thể tăng.

+ Khí máu động mạch khi có suy hô hấp.

  • X-quang phổi: hình ảnh của VPSS đa dạng gồm: thâm nhiễm nhu mô phổi, hình ảnh lưới hạt, phế quản đồ, mờ toàn bộ thùy hay phân thùy.
  • Xét nghiệm tìm nguyên nhân:

+ Soi cấy đàm, dịch dạ dày

+ Cấy máu

+ Huyết thanh chẩn đoán: giang mai, Herpes, CMV, Rubella,

*Chẩn đoán xác định:

Chẩn đoán VPSS khi trẻ có triệu chứng hô hấp và/hoặc triệu chứng nhiễm trùng và X-quang phổi có tổn thương.

3. Chẩn đoán phân biệt

+ Bệnh màng trong

+ Cơn khó thở nhanh thoáng qua

+ Tắc mũi sau

+ Tràn khí hoặc tràn dịch màng phổi

+ Tim bẩm sinh

+ Thoát vị hoành

+ Teo thực quản có rò khí thực quản.

4. Điều trị viêm phổi sơ sinh

4.1 Nguyên tắc

  • Hỗ trợ hô hấp
  • Kháng sinh
  • Điều trị hỗ trợ và biến chứng

4.2 Điều trị ban đầu

      • Hỗ trợ hô hấp
    • Thông đường thở
    • Hút đàm miệng, mũi
    • Ngửa đầu/nâng cằm, ấn hàm, nghiệm pháp sellick
    • Dẫn lưu dạ dày.
    • Suy hô hấp nhẹ: thở oxy
    • Suy hô hấp vừa hoặc nặng: thở NCPAP, không cải thiện -> thở máy
      • Kháng sinh: Thời gian điều trị từ 7-14 ngày
  • Viêm phổi sơ sinh là bệnh cảnh có thể diễn tiến nặng nhanh chóng nếu không điều trị kịp thời. Do đó, cần cho kháng sinh ngay khi nghi ngờ đặc biệt là những trẻ có suy hô hấp cho đến khi có bằng chứng ngược lại.
  • Viêm phổi khởi phát sớm: Ampicillin + Gentamycin
  • Viêm phổi khởi phát trễ: Ampicillin + cefotaxim hoặc ampicillin + cefotaxim + gentamycin nếu tình trạng nhiễm trùng nặng.
  • Khi không đáp ứng điều trị, hoặc viêm phổi bệnh viện, đổi kháng sinh theo kháng sinh đồ hay theo kinh nghiệm điều trị tùy vi trùng gây nhiễm trùng bệnh viện ở mỗi trung tâm sơ sinh. Các trường hợp viêm phổi bệnh viện do Klebsiella pneumonia đa kháng (tiết men carbapenemase) hoặc Acinetobacter baumannii, cần phối hợp Imipenem hoặc Meropenem với kháng sinh Polymyxin B.

4.3 Điều trị hỗ trợ

  • Giữ thông đường thở: hút đàm nhớt, vật lý trị liệu hô hấp.
  • Tránh hạ đường huyết, hạ thân nhiệt và hạ calci máu rất dễ xảy ra ở trẻ non tháng.
  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nước, điện giải: giai đoạn cấp cứu có thể nuôi ăn bằng tĩnh mạch ngắn ngày, khi ổn định cho ăn sữa qua sonde dạ dày.
  • Điều chỉnh cân bằng kiềm
  • Điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở những trẻ nghi viêm phổi do hít.

4.4 Điều trị biến chứng

  • Tràn khí màng phổi nhiều: chọc dò màng phổi giải áp hoặc dẫn lưu.
  • Xẹp phổi: vật lý trị liệu hô hấp, thở

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Noal H, Hillman MD, Hugh Simon Lam MBBChir, MD (2019), Respiratory Disorders In The Newborn, Kendig and Chernicks disorders of the respiratory tract in children 9th ed, Elsivier.
  2. Michael E Speer, Joseph A Garcia-Prats, Morven S Edwards (2019), Neonatal Pneumonia, Up ToDate.
  3. Hướng dẫn điều trị bệnh lý sơ sinh, Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2015
  4. Phác đồ điều trị Nhi khoa, Bệnh viện Nhii Đồng 1 năm 2013

 


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *