Điều trị và phòng bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo

Ấu trùng giun đũa là một loại ký sinh trùng phổ biến ở chó và mèo. Chúng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho động vật và con người nếu không được điều trị hoặc phòng ngừa đúng cách có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy việc chẩn đoán và điều trị ấu trùng giun đũa chó/mèo rất quan trọng.

Ấu trùng giun đũa là một loại ký sinh trùng phổ biến ở chó và mèo
Ấu trùng giun đũa là một loại ký sinh trùng phổ biến ở chó và mèo

1. Điều trị

1.1. Nguyên tắc điều trị

Điều trị thuốc đặc hiệu phối hợp với điều trị triệu chứng.

1.2. Điều trị đặc hiệu

Sử dụng một trong các thuốc theo thứ tự ưu tiên như sau:

1.2.1. Phác đồ 1: 

Albendazol (viên nén 200mg và 400mg)

a) Liều dùng

– Người lớn 800mg/ngày/người, chia 2 lần/ngày.

– Trẻ em > 1 tuổi: 10 – 15mg/kg/ngày (tối đa 800mg), chia 2 lần/ngày.

b) Điều trị theo thể bệnh

– Đối với thể thông thường: mỗi đợt 14 ngày

– Đối với thể nội tạng, mắt, thần kinh: mỗi đợt 21 ngày. Đối với thể mắt có thể cho bệnh nhân khám chuyên khoa mắt để phẫu thuật theo chỉ định.

c) Chống chỉ định của albendazol

– Người có tiền sử quá mẫn với benzimidazol.

– Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

– Trẻ em < 1 tuổi.

– Người có tiền sử nhiễm độc tủy xương.

d) Lưu ý

– Thận trọng khi dùng albendazol với người suy gan, suy thận.

– Các tác dụng không mong muốn của albendazole, trong đó có giảm bạch cầu hạt, mất bạch cầu hạt, giảm các loại huyết cầu và ảnh hưởng chức năng gan khi dùng kéo dài. Do đó, cần làm xét nghiệm công thức máu và chức năng gan (các transaminase) khi bắt đầu mỗi chu kỳ điều trị và ít nhất 2 tuần một lần trong khi điều trị. Nếu enzyme gan tăng nhiều, nên ngừng dùng Albendazol. Sau đó có thể tiếp tục điều trị nếu enzyme gan trở về mức trước khi điều trị, nhưng cần xét nghiệm thường xuyên hơn khi tái điều trị.

1.2.2. Phác đồ 2: 

Thiabendazol (viên nén 500 mg)

a) Liều dùng: 2 lần/ngày x 7 ngày, theo cân nặng bệnh nhân (xem bảng)

b) Điều trị theo thể bệnh: áp dụng với thể nội tạng và thể thông thường.

Cân nặng (kg)

Liều dùng

Một số lưu ý

Giờ 0

Giờ thứ 12

13.6  < 22.6

22.6 – < 34.0

34.0  < 45.0

45.0 – < 56.0

56.0 – < 68.0

≥ 68.0

250mg

500mg

750mg

1.000mg

1.250mg

1.500mg

250mg

500mg

750mg

1.000mg

1.250mg

1.500mg

– Không điều trị quá 7 ngày.

– Không dùng vượt 3000mg/ ngày.

c) Chống chỉ định: quá mẫn với các thành phần của thuốc.

d) Thận trọng

– Người bị suy gan, suy thận;

– Phụ nữ có thai 3 tháng đầu và đang cho con bú;

– Không dùng thuốc khi vận hành máy móc, lái tàu, xe;

– Trẻ em dưới 12 tháng tuổi hoặc trọng lượng cơ thể dưới 13,6 kg.

1.2.3. Phác đồ 3: 

Ivermectin (viên nén 3mg và 6mg)

a) Liều dùng: người lớn và trẻ em  5 tuổi: 0,2mg/kg x 01 liều/ngày x 1-2 ngày;

b) Điều trị theo thể bệnh

+ Đối với thể ấu trùng do chuyển trong da và mô mềm, thuốc đáp ứng tốt với liều khuyến cáo và có thể dùng lặp lại (nếu chưa khỏi).

+ Đối với thể ấu trùng di chuyển ở mắt, phủ tạng cần cân nhắc điều trị ivermectin. Có thể dùng sau hay dùng đồng thời với thuốc chống viêm corticosteroide để giảm tình trạng lâm sàng của bệnh nhân bộc phát tăng nặng. Kết hợp điều trị triệu chứng.

c) Chống chỉ định

+ Bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

+ Bệnh nhân bị viêm màng não.

+ Phụ nữ có thai, hoặc phụ nữ đang cho con bú.

+ Trẻ em dưới 5 tuổi hoặc cân nặng < 15 kg.

d) Chú ý khi dùng thuốc

+ Thuốc được dùng xa bữa ăn, trước hoặc sau ăn 1-2 giờ;

+ Thận trọng khi dùng cho người lái xe hoặc vận hành máy móc.

+ Một số tác dụng ngoại ý khi dùng ivermectin gồm sốt, ngứa, ban đỏ da, đau khớp, đau cơ, đau hạch, nhịp tim nhanh,…

1.3. Điều trị triệu chứng

Tùy theo triệu chứng lâm sàng để chỉ định các thuốc điều trị phù hợp:

– Ngứa, mày đay: sử dụng các thuốc kháng histamine cho đến khi hết triệu chứng;

– Sốt: thuốc hạ sốt và hạ sốt cơ học;

– Thuốc hỗ trợ: men vi sinh, vitamin tổng hợp, bổ gan, viên sắt tùy theo triệu chứng.

1.4. Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp bệnh ấu trùng di chuyển ở da, mô mềm, ở mắt có thể có ch định ngoại khoa.

1.5. Theo dõi sau điều trị

Tổ chức điều trị cho bệnh nhân tối đa 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 1 tháng. Sau mỗi đợt cần đánh giá lại các chỉ số: triệu chứng lâm sàng, ELISA, công thức máu, chức năng gan thận, nếu cải thiện rõ có thể dừng điều trị. Nếu không thì tiếp tục các đợt 2, 3 với liều lượng tương tự đợt 1. Sau ba đợt điều trị nếu các triệu chứng vẫn không đỡ cần xem lại chẩn đoán, làm thêm hoặc làm lại các xét nghiệm để có hướng chẩn đoán và điều trị khác phù hợp hơn.

2. Tiêu chuẩn khỏi bệnh

– Các triệu chứng lâm sàng giảm hoặc hết sau điều trị;

– Xét nghiệm ELISA có hiệu giá kháng thể giảm hoặc trở về âm tính;

– Tỷ lệ bạch cầu ái toan, IgE toàn phần giảm hoặc trở về giá trị bình thường.

3. Phòng bệnh

– Tẩy giun định kỳ cho chó, mèo. Với chó, mèo con, cần tẩy giun liều đầu tiên ngay khi chúng mới sinh ra 2-3 tuần tuổi (vì chó, mèo con có thể nhiễm giun từ mẹ trước hoặc sau sinh, hoặc qua đường sữa và chó con thường đào thải trứng nhiều trong môi trường), tẩy 3 lần cách nhau mỗi 2 tuần và sau đó nhắc lại 6 tháng một lần. Dùng thuốc chng giun dự phòng định kỳ, kể cả chó con và chó cái mang thai để hạn chế lan truyền bệnh;

– Vệ sinh phòng bệnh: Vệ sinh môi trường đặc biệt là khu vực có phân chó, phân mèo, khu vực trong nhà và khu vực vui chơi của trẻ em;

– Thu dọn, loại bỏ ngay các phân các thú cưng để ngăn ngừa trứng từ các con vật nhiễm.

– Rửa sạch tay sau khi s hay chơi với các thú cưng và vật nuôi trong nhà, hoặc sau khi phơi nhiễm với các nơi nguy cơ nhiễm.

– Xây dựng nếp sống vệ sinh cá nhân tốt: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn, đảm bảo ăn chín, uống chín. Cọ, rửa sạch nơi vui chơi của trẻ em.

– Tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân và cộng đồng, bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân chó, mèo.

Tóm lại, việc điều trị và phòng ngừa ấu trùng giun đũa chó/mèo rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và tránh lây lan của loại ký sinh trùng này sang con người.

Nguồn tham khảo: Bộ Y tế

Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *