Tiên lượng và điều trị bệnh Sacoit

Bệnh Sacoit là một bệnh lý tự miễn, gây tổn thương nhiều cơ quan (phổi chiếm 90%). Tỷ lệ tử vong trong vài năm đầu thường rất thấp và tỷ lệ này cũng giảm trong những năm sau đó. Tuy nhiên, việc tiên lượng và điều trị  phải được xác định cẩn thận theo từng trường hợp cụ thể của bệnh nhân. 

1. Điều trị bệnh Sacoit

1.1. Sử dụng corticoid trong điều trị bệnh Sacoit

1.1.1. Chỉ định

Khi có bằng chứng của sự suy giảm nghiêm trọng chức năng như:

Có dấu hiệu tổn thương phổi: 

– Vừa biểu hiện trên lâm sàng và cận lâm sàng

  • Có ho, khó thở hoặc ho máu.
  • Rối loạn chức năng hô hấp: < 80% hoặc FVC/FEV1 < 65%; DLco < 60%.
  • X-quang: Tổn thương phổi mô kẽ, xơ phổi, đường kính nhánh dưới động mạch phổi phải > 16 mm.
  • Siêu âm tim: Áp lực động mạch phổi trung bình khi nghỉ > 25 mmHg.

– Có tổn thương trên X-quang phổi nhưng không biểu hiện triệu chứng:

  • Giai đoạn 0 và giai đoạn I: Không cần điều trị.
  • Giai đoạn II: theo dõi 6 tháng. Điều trị khi có các dấu hiệu biến đổi lâm sàng, chức năng hô hấp hoặc X-quang phổi, siêu âm tim nêu trên.
  • Giai đoạn III và giai đoạn IV: Điều trị corticoid.
XQ phổi trong chẩn đoán bệnh Sacoit
XQ phổi trong chẩn đoán bệnh Sacoit

Dấu hiệu  tổn thương ngoài phổi: 

  • Sốt, mệt nhiều, đau xương khớp, tổn thương gây biến đổi nhiều trên da.
  • Suy thận, tăng men gan hoặc suy gan.
  • Tăng calci máu.
  • Mắt: Viêm màng bồ đào, giảm thị lực.
  • Thần kinh: Liệt thần kinh sọ, đau đầu, điếc, động kinh, viêm màng não, bệnh tiểu não.
  • Tim: Ngất, khó thở, rối loạn dẫn truyền, nhịp nhanh, viêm cơ tim, suy tim ứ huyết.

1.1.2. Cách sử dụng corticoid

  • Corticosteroid: Bắt đầu với 30 – 60 mg/ngày bằng đường uống. Sau đó giảm dần tới liều thấp nhất có hiệu quả và duy trì trong 6-12 tháng.
  • 4-6 tuần đầu: dùng liều 30-60 mg/ngày
  • Có đáp ứng: giảm dần mỗi 10 mg/4-8 tuần, cho tới liều thấp nhất (khoảng 5-10 mg/ngày).
  • Trong quá trình giảm dần liều điều trị, nếu xuất hiện các triệu chứng: ho, nặng ngực, khó thở (ở khoảng 60% số bệnh nhân): tăng liều thêm 10-20 mg trong 2-4 tuần để giảm triệu chứng, sau đó lại tiến hành giảm dần liều.
  • Những trường hợp có tổn thương tim, thần kinh hoặc đường hô hấp trên: Khởi liều corticoid: 80-100mg/ngày. Dùng liên tục cho đến khi bệnh được kiểm soát (thường khoảng 12 tuần), sau đó giảm dần liều tương tự như trên.

1.2. Điều trị thay thế corticoid

1.2.1. Chỉ định

  • Không đáp ứng với điều trị corticoid.
  • Không dung nạp corticoid, có biến chứng xuất hiện khi dùng corticoid.
  • Không giảm được liều corticoid.

1.2.2. Các thuốc

Dùng một trong các thuốc sau, dùng đơn thuần hoặc kết hợp với liều thấp corticoid

– Methotrexat

  • Dùng đường uống hoặc tiêm bắp.
  • Khởi liều với 7,5 mg/tuần. Tăng mỗi 2,5 mg/2 tuần cho đến khi đạt liều 10-15 mg/tuần. Đánh giá hiệu quả sau 4-6 tháng. Cần theo dõi chặt chẽ AST, ALT, công thức máu. Sinh thiết gan cho những bệnh nhân dùng kéo dài quá 18-24 tháng hoặc quá 1 g methotrexate (mặc dù không thấy bằng chứng tổn thương gan).

– Cyclophosphamid

  • Uống, ngày 1 lần.
  • Khởi liều: 25-50 mg/ngày. Tăng dần liều mỗi 25 mg/2 tuần cho đến khi đạt hiệu quả kiểm soát bệnh (không vượt quá 150 mg/ngày). Làm công thức máu 2 lần/tuần, mục tiêu duy trì số lượng bạch cầu: 4-7 giga/ lít.
  • Thời gian điều trị: thường kéo dài > 6 tháng.
  • Lưu ý: uống nhiều nước (> 2,5 lít/ngày) và theo dõi đái máu (xét nghiệm nước tiểu hàng tháng).

– Azathioprin

  • Uống, ngày 1 lần.
  • Khởi liều: 25 mg/ngày, tăng dần mỗi 25 mg/2-3 tuần, cho tới khi đạt liều 100-150 mg/ngày. Chú ý duy trì số lượng bạch cầu máu > 4 giga/lít.
  • Thời gian điều trị > 6 tháng.
  • Tác dụng phụ: nôn, buồn nôn, giảm tế bào máu (cần phân biệt với tác dụng ức chế tủy trong bệnh sacoit), tăng enzym gan.

Các thuốc điều trị khác có thể dùng như: chlorambucil, những chất ức chế tế bào T/cytokin như cylosporin và pentoxifyllin, và các thuốc chống sốt rét như chloroquin và hydrochloroquin.

2. TIÊN LƯỢNG

Một số nghiên cứu cho thấy khoảng 30-50% bệnh nhân tự hồi phục sau khoảng 3 năm, khoảng 30% có sự tiến triển của bệnh trong vòng 5-10 năm và 20-30% ổn định trong thời gian này. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong trong vài năm đầu thường rất thấp và tỷ lệ này cũng giảm trong những năm sau đó.

Bệnh có tiên lượng xấu ở những trường hợp:

– Có triệu chứng tổn thương ở nhiều cơ quan.

– Khó thở: là triệu chứng tiên lượng xấu (suy giảm chức năng phổi thường không hồi phục).

– Những tổn thương da, xương, khớp đặc biệt khi xuất hiện ở những người ≥ 30 tuổi.

– Tổn thương thâm nhiễm phổi tiến triển.

Để đưa ra dự báo và tiên lượng chính xác hơn về bệnh sarcoidosis, bệnh nhân cần được đánh giá kỹ lưỡng bởi bác sĩ chuyên khoa và thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của mình. Ngoài ra, cũng cần phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng và các chỉ đạo điều trị của bác sĩ để giảm thiểu tổn thương cơ quan và tăng cường sức khỏe chung của cơ thể.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán bệnh Sacoit, Tìm hiểu về bệnh Sacoit (Sarcoidosis) | Vinmec


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *