Bí tiểu sau sinh là tình trạng không đi tiểu được sau sinh, kèm đau vùng bụng dưới, có thể có cầu bàng quang và cần thông tiểu để giảm triệu chứng. Cùng tìm hiểu các yếu tố nguy cơ, biến chứng và cách điều trị bệnh này trong bài viết sau.
1. Các yếu tố nguy cơ
Có một số yếu tố nguy cơ bao gồm:
- Tiền sử bệnh đường tiết niệu: Nếu bệnh nhân đã từng mắc bệnh đường tiết niệu trước đây, thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Sinh thủ thuật hay sinh kéo dài: Nếu quá trình sinh bị biến chứng gây tổn thương tầng sinh môn độ 3 hoặc 4, chuyển dạ giai đoạn 2 kéo dài hơn 120 phút, đều có thể gây tổn thương niêm mạc và gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Sinh con so, hoặc sinh con quá to (>3.800g)
- Tiểu khó kiểm soát trước khi sinh: Nếu bạn đã có vấn đề về tiểu khó kiểm soát trước khi sinh, bạn có thể gặp khó khăn trong việc tiểu sau sinh.
- Tuổi tác cao: Phụ nữ trên 35 tuổi
2. Triệu chứng
2.1. Triệu chứng cơ năng
- Căng đau vùng bụng dưới (dễ nhầm lẫn với đau vết mổ hay gò tử cung)
- Không thể tự đi tiểu được sau sinh 6 giờ hoặc sau rút ống thông tiểu hoặc tiểu rất ít.
- Cảm giác tiểu sót, tiểu không hết
2.2. Triệu chứng thực thể
- Khám thấy cầu bàng quang
- Đáy tử cung cao hoặc lệch vị trí
Nếu bị bí tiểu sau sinh kéo dài và không được chữa trị kịp thời, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bí tiểu sau sinh
Dựa vào xác định thể tích nước tiểu tồn lưu sau khi đi tiểu 6 giờ
- Chẩn đoán khi thể tích nước tiểu tồn lưu > 150 ml
- Các phương tiện giúp chẩn đoán xác định thể tích nước tiểu tồn lưu:
+ Siêu âm bàng quang hoặc scan đo dung tích nước tiểu tồn lưu là phương pháp không xâm lấn, khuyến cáo nên được sử dụng
+ Thông tiểu là phương pháp xâm lấn, cần tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn
4. Những biến chứng của bí tiểu sau sinh
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đây là biến chứng phổ biến nhất. Nhiễm trùng tiết niệu có thể gây ra các triệu chứng như đau buốt khi tiểu, tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu ít mỗi lần, huyết trong nước tiểu và sốt.
- Viêm bàng quang
- Viêm nhiễm tử cung
5. Một số phương pháp điều trị bí tiểu sau sinh
– Theo y học hiện đại, có một số phương pháp điều trị như
- Cố gắng tập đi tiểu để lấy lại phản xạ đi tiểu như bình thường
- Dùng thuốc kháng sinh để tránh bị nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn
- Dùng thuốc chống phù nề
- Dùng thuốc giúp tăng trương lực bàng quang
- Bổ sung vitamin nhóm B (B1, B6, B12) để tăng sức khỏe và mau hồi phục thể lực
Có thể tham khảo thêm tại bài viết này
– Theo đông y, có một số phương pháp điều trị không dùng thuốc như sau:
- Xoa bóp vùng chậu: xoa bóp vùng chậu nhẹ nhàng giúp kích thích và tăng cường tuần hoàn máu. Có thể kết hợp với nhiệt trị liệu để đạt được hiệu quả tốt nhất
- Tập dưỡng sinh: Các động tác dưỡng sinh giúp tăng cường cơ bụng và cơ chậu, từ đó giúp giảm bớt tình trạng bí tiểu. Ví dụ như động tác Vỗ bụng: Đặt tay lên bụng, xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ, sau đó vỗ nhẹ bụng từ dưới lên. Thực hiện động tác này trong vài phút mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Châm cứu: châm cứu có thể được sử dụng để điều trị bí tiểu sau sinh bằng cách kích thích các huyệt trên cơ thể để tăng tuần hoàn máu và giảm đau, đồng thời cải thiện chức năng cơ bụng, cơ chậu và hệ thống thần kinh liên quan đến chức năng tiểu tiện.
6. Biện pháp dự phòng
Các biện pháp phòng ngừa bí tiểu sau sinh bao gồm
- Tập thể dục đều đặn giúp tăng cường cơ bàng quang và giảm nguy cơ bị bí tiểu. Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh nên tập thể dục dưới sự hướng dẫn của chuyên gia để tránh làm tổn thương cơ bụng và cơ bàng quang.
- Uống đủ nước cũng là một biện pháp quan trọng để giảm nguy cơ bị bí tiểu sau sinh, vì khi uống đủ nước, nước tiểu sẽ được đẩy ra khỏi cơ thể đều đặn và giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh.
- Kiểm soát cân nặng: Nếu phụ nữ sau sinh có thừa cân, giảm cân cũng là một biện pháp hiệu quả để giảm nguy cơ bị bí tiểu sau sinh, vì thừa cân có thể tạo áp lực lên cơ bàng quang và gây ra các triệu chứng bí tiểu
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Điều chỉnh chế độ ăn uống bằng cách ăn nhiều rau củ, trái cây, thực phẩm có chứa chất xơ và giảm tiêu thụ các loại đồ uống có cồn và cafein cũng có thể giúp giảm nguy cơ bị bệnh.
7. Kết luận
Sau quá trình sinh, bí tiểu là một vấn đề phổ biến mà nhiều phụ nữ đối mặt. Tuy nhiên, việc chẩn đoán và điều trị bí tiểu sau sinh là cực kỳ quan trọng để đảm bảo sức khỏe của người mẹ và tránh các biến chứng có thể gây hại cho sức khỏe.
Chẩn đoán bí tiểu sau sinh thường được thực hiện dựa trên triệu chứng cơ năng và thực thể, cùng với các biện pháp điều trị như uống đủ nước, điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục, sử dụng thuốc kháng sinh. Nếu không được điều trị kịp thời, bí tiểu sau sinh có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác như nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm bàng quang. Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị bệnh này là vô cùng cần thiết và phải được thực hiện kịp thời để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé.
Leave a Reply