Ung thư dạ dày: Dinh dưỡng sau phẫu thuật và chăm sóc giảm nhẹ

Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Tại Việt nam theo Globocan 2018, UTDD đứng thứ 3 ở cả hai giới sau ung thư gan và ung thư phổi với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 11,38/100.000 dân. Phẫu thuật cắt dạ dày là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư dạ dày cần có chế độ dinh dưỡng để nhanh hồi phục sức khỏe và chăm sóc giảm nhẹ hợp lí để có thể cải thiện triệu chứng bệnh tốt hơn.

1. Dinh dưỡng

Ung thư dạ dày ngoài gây ảnh hưởng hấp thu dinh dưỡng còn bị chính bệnh lý ung thư gây suy mòn cơ thể. Vì vậy, vấn đề tăng cường dinh dưỡng, nâng cao thể trạng người bệnh trước, sau phẫu thuật và trong quá trình điều trị bổ trợ cũng như chăm sóc giai đoạn muộn là hết sức cần thiết. Cần tăng cường chế độ ăn giàu năng lượng, bổ sung vi chất qua đường tiêu hóa và cả đường tĩnh mạch như truyền các dung dịch acid amin, lipid, các chế phẩm chứa cả dinh dưỡng và điện giải như các chế phẩm túi 2 ngăn, 3 ngăn: Kabiven, nutriplex, combilipid, …

– Dinh dưỡng sau phẫu thuật cắt dạ dày

+ Tăng dần theo từng ngày được số lượng 2000ml. Ăn nhiều bữa, mỗi bữa (≥ 6 bữa, 200-300ml/bữa), mỗi ngụm vừa phải, 30-50ml để nuốt, ăn chậm, khi thấy no nghỉ 10 phút tiếp tục ăn cho đến hết suất ăn (45-60 phút/ bữa).

Sau phẫu thuật ung thư dạ dày, người bệnh nên ăn súp lỏng hoặc súp xay
Sau phẫu thuật ung thư dạ dày, người bệnh nên ăn súp lỏng hoặc súp xay

+ Thức ăn chế biến

  • Sữa, súp lỏng: 3-5 ngày
  • Súp xay: 3-5 ngày
  • Cháo hạt: 5-7 ngày (nên nấu 50gam = nửa lạng gạo + ≥ 50gam thịt + rau)

Nếu ăn vào dung nạp tốt thì chuyển dần cách chế biến từ lỏng sang đặc

+ Ăn cơm từ ngày 21-30 sau phẫu thuật: ăn chậm, nhai kỹ, nấu nhừ với rau non, rau mầm trong 2 tháng đầu, hạn chế chất xơ nhiều: măng, rau già…

+ Nên bổ sung 200ml quả chín/ ngày (xay, bỏ chất xơ) và sữa 2 cốc / ngày.

+ Lượng thực phẩm đủ để ăn 01 ngày đảm bảo:

  • Thịt cá các loại (thịt, hải sản, đậu… →thay đổi theo bữa) ≥ 200 -300gam/ngày
  • Rau (các loại thay đổi) ≥ 200 gam/ngày
  • Gạo ≥ 150-200 gam/ngày
  • Dầu ăn ≥ 10-20 gam/ngày
  • Sữa 500ml

+ Hạn chế các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, café..

2. Chăm sóc giảm nhẹ

  • Mục đích chính của việc nâng cao chất lượng sống cho người bệnh ung thư không chỉ định điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị là giúp giảm đau và các triệu chứng khó chịu khác, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, giúp tận hưởng cuộc sống tốt hơn trong thời gian còn lại.
  • Các biện pháp đơn giản để giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân ung thư có thể bao gồm sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc chống loạn thần, thuốc chống nôn và các loại thuốc khác tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh nhân.
  • Đối với bệnh nhân ung thư di căn xương, việc sử dụng các loại thuốc chống hủy xương có thể giúp giảm đau và nguy cơ gãy xương.
  • Ngoài ra, các biện pháp hỗ trợ khác như chọc hút dịch ổ bụng, dịch màng phổi, thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà, hỗ trợ tâm lý và dinh dưỡng đều có thể giúp cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân.
  • Tuy nhiên, việc lựa chọn các biện pháp hỗ trợ và điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân cần được quan tâm và đánh giá kỹ lưỡng bởi các chuyên gia y tế. Việc đưa ra quyết định điều trị và hỗ trợ phù hợp sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ không mong muốn đối với bệnh nhân.

Tóm lại, điều quan trọng nhất sau phẫu thuật ung thư dạ dày là bảo đảm bệnh nhân được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và chăm sóc giảm nhẹ để phục hồi sức khỏe và tăng cường miễn dịch.

Nguồn tham khảo: Bộ Y tế


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *