Tổng quan về thở máy không xâm nhập ở bệnh nhân COPD

Thở máy không xâm nhập (non-invasive ventilation – NIV) là một phương pháp hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) trong trường hợp khó thở hoặc suy hô hấp. Bệnh nhân COPD thường có các triệu chứng như khó thở, ho,… Khi các triệu chứng này trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân có thể cần được thở máy để hỗ trợ hô hấp.

Khi các triệu chứng bệnh COPD trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân có thể cần được thở máy để hỗ trợ hô hấp.
Khi các triệu chứng bệnh COPD trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân có thể cần được thở máy để hỗ trợ hô hấp.

1. Mục đích thở máy không xâm nhập trong COPD

Thở máy không xâm nhập trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được sử dụng nhằm 2 mục đích:

+ Thở hỗ trợ trong các trường hợp có suy hô hấp mạn tính.

+ Điều trị suy hô hấp cấp hoặc hỗ trợ điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

– Thở máy không xâm nhập có nhiều ưu điểm như tiện lợi, an toàn, dễ chịu, dễ sử dụng, giá thành thấp, tránh được đặt nội khí quản, giảm biến chứng nhiễm khuẩn hô hấp và giảm được ngày nằm viện điều trị.

2. Chỉ định của thông khí nhân tạo không xâm nhập (BiPAP) ở bệnh nhân COPD

– Trong đợt cấp khi có ít nhất 2 tiêu chuẩn sau:

+ Khó thở vừa tới nặng có co kéo cơ hô hấp phụ và hô hấp nghịch thường.

+ Toan hô hấp: pH ≤ 7,35 và/hoặc PaCO≥ 45mmHg.

+ Tần số thở > 25 lần/phút.

– Trường hợp bệnh nhân có suy hô hấp mạn: có ít nhất 1 trong 3 tiêu chuẩn sau:

+ PaCOban ngày ≥ 52 mmHg

+ 50 mmHg < PaCOngày < 52 mmHg và có > 2 lần nhập viện/năm do suy hô hấp có tăng COmáu

+ 50 mmHg < PaCOngày < 52 mmHg và SaOban đêm < 88% trong ít nhất 5 phút với O≥ 2l/ph.

3. Chống chỉ định thông khí nhân tạo không xâm nhập

– Toàn trạng:

+ Không hợp tác, bệnh nhân trong tình trạng kích thích.

+ Có rối loạn ý thức.

+ Mệt cơ hô hấp.

– Tuần hoàn:

+ Tình trạng sốc hoặc rối loạn nhịp tim nặng.

+ Sau cấp cứu ngừng tuần hoàn.

– Hô hấp:

+ Tràn khí màng phổi chưa được dẫn lưu, chấn thương lồng ngực gây suy hô hấp nặng.

+ Tắc nghẽn đường hô hấp trên.

+ Ứ đọng đờm nhiều, ho khạc kém.

– Nôn, rối loạn nuốt, Xuất huyết tiêu hoá cao, không có khá năng bảo vệ đường thở.

– Bệnh lý thần kinh cơ cấp tính.

– Mới phẫu thuật răng hàm mặt hoặc mổ dạ dày.

– Bỏng, chấn thương đầu, mặt, béo phì quá nhiều.

4. Các bước tiến hành

– Phương tiện:

+ Máy thở không xâm nhập BiPAP

+ Mặt nạ mũi, mặt nạ mũi miệng.

– Người bệnh: được giải thích và hướng dẫn về cách thở máy BiPAP.

– Nhân viên y tế: bác sỹ và điều dưỡng được đào tạo và có kinh nghiệm trong điều trị thở máy không xâm nhập.

– Các bước tiến hành

+ Xem lại chỉ định, chống chỉ định của thở máy không xâm nhập.

+ Đặt các thông số máy thở ban đầu

• Đặt FiOđể duy trì FiO≥ 92%.

• IPAP 8-12 cmH2O.

• EPAP 0-5 cmH2O.

• Áp lực hỗ trợ (PS) = IPAP-EPAP; Áp lực chênh lệch giữa IPAP và EPAP nên duy trì khoảng 5cmH2O, BiPAP thường bắt đầu IPAP/EPAP là 8/3 cmH2O hoặc 10/5 cmH2O.

+ Đặt các mức giới hạn báo độngmức đặt tùy theo tình trạng bệnh lý cụ thể của mỗi bệnh nhân.

+ Nối máy thở với bệnh nhân. Giữ và cố định mặt nạ cho bệnh nhân quen dần trong vòng 5-10 phút sau đó cố định mặt nạ sao cho đủ khít đảm bảo không rò khí nhưng không được quá chặt.

+ Theo dõi SpO2, mạch, huyết áp, nhịp thở. Làm xét nghiệm khí máu sau 30 phút đến 60 phút thở máy.

+ Mục tiêu cần đạt được:

• SpO> 92%, PaO> 60 mmHg.

• PaCO2, pH bình thường hoặc ở mức chấp nhận được.

• Nhịp thở ≤ 30 lần/phút.

+ Điều chỉnh thông số máy thở

* PaOgiảm

• Tăng FiOmỗi 10% để đạt SpO> 92%.

• Tăng IPAP và EPAP mỗi lần 2cmH2O, có thể tăng IPAP đến 20cmH2O và EPAP tăng đến 10-12cmH2O.

* PaOtăng: giảm FiOmỗi 10% để đạt SpO> 92%.

* PaCOtăng (pH < 7,3): tăng IPAP và EPAP mỗi lần 2cmH2O, có thể tăng IPAP đến 20cmH2O và EPAP tăng đến 10-12cmH2O.

* PaCOgiảm (pH > 7,45): giảm IPAP và EPAP mỗi lần 2cmH2O.

5. Theo dõi

– Hoạt động của máy thở, các áp lực đường thở, báo động.

– Tình trạng chống máy: xem bệnh nhân có hợp tác với máy thở không. Nếu bệnh nhân không hợp tác giải thích động viên hướng dẫn cho bệnh nhân hợp tác với máy thở.

– Theo dõi thường xuyên: mạch, huyết áp, điện tim (trên máy theo dõi), SpO2, ý thức.

– Xét nghiệm khí trong máu: 12 – 24 giờ/lần – tùy theo tình trạng bệnh nhân, làm cấp cứu khi có diễn biến bất thường.

– X-quang phổi: chụp 1 – 2 ngày/lần, chụp cấp cứu khi có diễn biến bất thường.

Nguồn tham khảo: Bộ Y tế


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *