Thang điểm DAPT và điều trị kháng tiểu cầu kép

Liệu pháp kháng tiểu cầu kép với aspirin và một thuốc ức chế thụ thể P2Y12 đóng vai trò quan trọng trong việc giảm các biến cố thiếu máu cục bộ, cải thiện tiên lượng, giảm tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân bệnh động mạch vành.Thang điểm DAPT là một công cụ hữu ích trong quyết định điều trị liệu pháp kháng tiểu cầu kép. Việc sử dụng thang điểm DAPT cần được kết hợp với đánh giá toàn diện về bệnh nhân để đưa ra quyết định điều trị phù hợp nhất.

1.Giới thiệu về điều trị kháng tiểu cầu kép

DAPT là viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Dual Antiplatelet Therapy”, có nghĩa là “điều trị kháng tiểu cầu kép”. DAPT là một liệu pháp được sử dụng để ngăn ngừa các biến chứng sau khi phẫu thuật tim mạch hoặc khi điều trị các bệnh lý tim mạch.Các đối tượng được xem xét sử dụng DAPT bao gồm bệnh nhân với hội chứng động mạch vành cấp (điều trị nội khoa đơn thuần, sử dụng thuốc tiêu sợi huyết, can thiệp động mạch vành qua da, hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành) và bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn định được can thiệp động mạch vành qua da hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.

DAPT bao gồm sự kết hợp của hai loại thuốc kháng tiểu cầu, thường là clopidogrel và aspirin. Các thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn sự gắn kết của tiểu cầu trong máu, từ đó giảm nguy cơ hình thành cục máu và tắc động mạch.

Thời gian điều trị DAPT thường kéo dài từ 6 đến 12 tháng sau phẫu thuật tim mạch hoặc khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh lý tim mạch. Tuy nhiên, thời gian điều trị có thể thay đổi tùy thuộc vào trạng thái sức khỏe của bệnh nhân và đánh giá nguy cơ biến chứng.

DAPT cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như chảy máu dưới da, tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu và dễ bầm tím. Do đó, quyết định sử dụng DAPT phải được đưa ra dựa trên đánh giá cẩn thận của các yếu tố nguy cơ và lợi ích của bệnh nhân.

Việc tăng cường điều trị chống ngưng tập tiểu cầu bằng cách phối hợp một thuốc ức chế thụ thể P2Y12 với aspirin cũng như kéo dài thời gian điều trị KTCK cần cân bằng giữa giảm nguy cơ thiếu máu cục bộ và tăng nguy cơ xuất huyết.

2.Thang điểm DAPT

Thang điểm nguy cơ mới (thang điểm DAPT), bắt nguồn từ nghiên cứu Dual Antiplatelet Therapy , có thể hữu ích để đưa ra quyết định tiếp tục kéo dài DAPT ở bệnh nhân được đặt stent động mạch vành.

Thang điểm DAPT (DAPT score) là một công cụ được sử dụng để đánh giá nguy cơ biến chứng và quyết định thời gian điều trị DAPT sau phẫu thuật tim mạch hoặc khi điều trị bệnh lý tim mạch. Thang điểm này có thể giúp bác sĩ đưa ra quyết định lựa chọn thời gian điều trị và giảm nguy cơ biến chứng của bệnh nhân.

Các yếu tố góp phần vào điểm số DAPT cao bao gồm đái tháo đường, hiện tại hút thuốc lá, tiền sử can thiệp động mạch vành qua da hoặc tiền sử nhồi máu cơ tim, suy tim sung huyết hoặc phân suất tống máu thất trái < 30%, nhồi máu cơ tim cấp, can thiệp mạch vành qua da cầu tĩnh mạch hiển và đường kính stent < 3 mm; lớn tuổi góp phần vào điểm số DAPT thấp

Biến số Điểm
Tuổi >=65 -2
Tuổi 65 đến < 75 -1
Tuổi < 65 0
Đang hút thuốc 1
Tiểu đường 1
Nhồi máu đang tiến triển 1
Tiền sử có PCI hoặc NMCT trước đó 1
Đường kính stent < 3 mm 1
Sten phủ thuốc phóng thích chậm 1
Suy tim mạn hoặc phân suất tống máu < 30% 2
PCI tĩnh mạch hiển ghép 2

 

Nếu điểm ≥ 2: liên quan với tỉ số lợi ích / nguy cơ thuận lợi cho việc dùng DAPT kéo dài

Điểm <2 : liên quan với tỉ số lợi ích / nguy cơ không thuận lợi cho việc dùng DAPT kéo dài

3. Ưu điểm , hạn chế thang điểm DAPT

3.1 Ưu điểm

Thang điểm DAPT có vai trò quan trọng trong việc quyết định thời gian điều trị DAPT để ngăn ngừa sự tái phát cơn đau tim hoặc nhồi máu cơ tim. Việc sử dụng thang điểm DAPT giúp cho việc quyết định điều trị DAPT được đưa ra một cách chính xác hơn, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong điều trị.

Lợi ích của thang điểm DAPT là giúp cho các chuyên gia y tế có thể đưa ra quyết định điều trị DAPT dựa trên nguy cơ biến chứng của bệnh nhân, từ đó giảm thiểu nguy cơ chảy máu và tăng tính hiệu quả của điều trị.

3.2 Hạn chế

Tuy nhiên, hạn chế của thang điểm DAPT là nó chỉ là một công cụ hỗ trợ quyết định và không thể thay thế cho sự đánh giá toàn diện của bệnh nhân. Ngoài ra, các yếu tố khác như tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định điều trị DAPT.

4. Kết luận

Tóm lại, liệu pháp kháng tiểu cầu kép đóng vai trò thiết yếu trong cải thiện tiên lượng của bệnh nhân bệnh động mạch vành. Quyết định điều trị và thời gian liệu pháp DAPT cần đánh giá cẩn thận tỉ số lợi ích – nguy cơ, phối hợp dữ liệu nghiên cứu và xem xét sự ưa thích của bệnh nhân. Nhìn chung, thời gian DAPT ngắn hơn có thể được xem xét đối với bệnh nhân có nguy cơ thấp thiếu máu cục bộ và nguy cơ cao xuất huyết, trong khi thời gianDAPTkéo dài có thể hợp lý đối với bệnh nhân có nguy cơ cao thiếu máu cục bộ và nguy cơ thấp xuất huyết.Thang điểm nguy cơ mới (thang điểm DAPT), bắt nguồn từ nghiên cứu Dual Antiplatelet Therapy , có thể hữu ích để đưa ra quyết định tiếp tục kéo dài DAPT hoặc rút ngắn DAPT.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *