Sàng lọc ung thư phổi bằng cắt lớp vi tính năng lượng thấp (LDCT)

Ở Việt Nam, ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất. Đây là một trong số những bệnh ung thư nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao, khó điều trị do bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn. Do đó, việc tầm soát ung thư phổi để phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn đầu rất có lợi trong việc điều trị và giảm tý lệ tử vong. Trong đó phương pháp sàng lọc ung thư phổi bằng cắt lớp vi tính năng lượng thấp (LDCT) đang là một hướng đi đầy hứa hẹn.

 

1. Ung thư phổi là gì ?

  • Ung thư phế quản phổi(Lung cancer) nguyên phát là ung thư xuất phát từ niêm mạc phế quản, phế nang.
  • Việc chẩn đoán sớm ung thư phế quản phổi thường khó khăn và tốn kém. Phần lớn các ca bệnh được chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Cần kết hợp nhiều phương pháp: lâm sàng, chụp cắt lớp vi tính, nội soi, xét nghiệm tế bào học và chẩn đoán mô bệnh học.

2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

  • Hút thuốc lá: Là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi, gặp hơn 90% ung thư phổi ở nam giới có nghiện thuốc lá, khoảng 80% trường hợp mắc ở nữ giới có liên quan tới thuốc lá. Theo WHO, hút thuốc lá là nguyên nhân tử vong của 20% trường hợp ung thư, và chiếm tới 70% tử vong trong các trường hợp ung thư phổi trên toàn thế giới. Khói thuốc chứa khoảng 7000 chất, trong chó có khoảng 69 chất được chứng minh có thể gây ung thư như: Benzene, Formaldehyde, arsenic, acetone. Hút thuốc lá chủ động và thụ động đều làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi
  • Amiăng: gặp ở những công nhân sản xuất tấm lớp fibro xi măng. Việc sử dụng amiăng độc hại trong sản xuất, có thể gây bệnh khi người bệnh tiếp xúc 20-30 năm trước đó. Hiện amiăng đã bị cấm ở 28 quốc gia châu Âu nhưng vẫn còn đang được nhiều nước sử dụng, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam.
  • Yếu tố môi trường: Trong khí quyển các thành phố công nghiệp có nhiều chất gây ung thư như 3-4 benzopyren, hydrocarbon thơm vòng,…
  • Ung thư phổi nghề nghiệp: Phóng xạ và bệnh bụi phổi nghề nghiệp.
  • Yếu tố di truyền.

    Minh-hoa-ung-thu-phoi
    Ảnh minh họa

3. Các phương pháp sàng lọc ung thư phổi

  • Chụp X-quang ngực: Hiện không được khuyến cáo.
  • Xét nghiệm đờm: Lấy mẫu bệnh phẩm là đờm và làm chẩn đoán tế bào học tìm tế bào ung thư. Xét nghiệm này cũng không được khuyến cáo trong sàng lọc.
  • Chụp cắt lớp vi tính ngực năng lượng thấp (LDCT): Là một tiến bộ lớn trong lĩnh vực sàng lọc ung thư. Đây là kỹ thuật chụp ảnh lồng ngực bằng máy chụp CLVT. Phương pháp sàng lọc này có sự hỗ trợ của phần mềm vi tính cho kết quả diễn giải hình ảnh chụp chính xác và giảm chi phí. Liều chụp được đặt ở mức 2mSv (so với liều chuẩn 7mSv), làm giảm nguy cơ tiếp xúc tia xạ cho bệnh nhân so với chụp cắt lớp vi tính thông thường. Phương pháp được chỉ định cho nhưng bệnh nhân tuổi cao và hút thuốc nhiều hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.

4. Hiệu quả lâm sàng của cắt lớp vi tính năng lượng thấp

Cắt lớp vi tính năng lượng thấp (LDCT) là một trong những thành phần quan trong trong sàng lọc ung thư phổi.

  • Ưu điểm:

–  LDCT cho thấy ưu thế phát hiện rõ ràng các nốt mờ nhỏ mà chụp X-quang thường quy không hoặc khó xác định được để chẩn đoán.

–  Nhiều ngiên cứu trên thế giới từ lâu đã chứng minh hiệu quả của LDCT trong chẩn đoán sớm . Theo nghiên cứu của ELCAP(1993-1998) ở các bệnh nhân trên 60 tuổi, hút thuốc lá trên 10 bao-năm so sánh LDCT và Xquang thường quy cho thấy LDCT phát hiện được các nốt không canxi hóa gấp 3 lần so với chụp X-quang thường quy.

  • Một số vấn đề còn đang gây tranh cãi:

– Các nghiên cứu so sánh giữa nhóm được sàng lọc LDCT và nhóm không được sàng lọc cho thấy nguy cơ tử vong do ung thư phổi thấp hơn 0,33% đối với nhóm được sàng lọc LDCT trong thời gian nghiên cứu và đó là 1 trường hợp tử vong đã được ngăn chặn trong 310 cá thể được nghiên cứu. Tuy nhiên các thử nghiệm ở châu Âu không cho thấy có sự giảm tỷ lệ tử vong khi sàng lọc bằng LDCT.

– Ngoài ra, hầu hết các nghiên cứu được thực hiện tại các bệnh viện lớn trên thế giới, nơi có sự tham gia của các bác sĩ chuyên khoa X quang lồng ngực và bác sĩ phẫu thuật lồng ngực có chuyên môn, điều này làm dấy lên lo ngại về hiệu quả sàng lọc ung thư phổi tại cộng đồng hoặc tại các cơ sở nhỏ hơn. Mặc dù LDCT là một phương pháp sàng lọc đầy hứa hẹn, nhưng nó vẫn còn là một phương pháp sơ khai với nhiều câu hỏi chưa được giải quyết triệt để, bao gồm thời gian tối ứu để bắt đầu sàng lọc, cũng như khoảng thời gian sàng lọc.

– Hơn nữa các vấn đề như chẩn đoán quá mức độ của bệnh, xác định rủi ro, lựa chọn bệnh nhân sàng lọc và gánh nặng tài chính cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Nguồn tài liệu:

Giáo trình Ung thư học – Đại học Y Hà Nội 2015

PubMed


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *