Hướng dẫn chẩn đoán tổn thương tủy theo ASIA

Hằng năm, trên thế giới trung bình có khoảng 40 triệu người bị tổn thương tủy sống, phần lớn xảy ra ở nam giới, độ tuổi từ 20 – 35. Trong đó, phần lớn các trường hợp do nguyên nhân chấn thương. Cùng tìm hiểu hướng dẫn chẩn đoán tình trạng này theo ASIA 

1. Tổn thương tủy sống là gì?

Tổn thương tủy sống (Spinal cord injury – SCI) đề cập đến tình trạng tủy sống bị tổn thương do chấn thương hay không do chấn thương. Hiệp hội tổn thương cột sống Hoa Kỳ (ASIA) đã công bố các tiêu chuẩn quốc tế phân loại thần kinh tổn thương tủy sống (ISNCSCI).

Tùy thuộc vào vị trí và mức độ của tổn thương, hậu quả có thể bao gồm mất một phần hoặc hoàn toàn chức năng vận động (liệt do tổn thương tủy sống), rối loạn cảm giác hay rối loạn chức năng tự chủ của các cơ quan trong cơ thể được chi phối bởi đoạn tủy dưới mức tổn thương.

Chấn thương là một nguyên nhân gây tổn thương tủy

2. Các cận lâm sàng

Trong trường hợp tổn thương cấp tính, các cận lâm sàng là cần thiết để chẩn đoán vị trí, nguyên nhân và mức độ tổn thương.

  • X quang cột sống giúp đánh giá các vấn đề đốt sống, tình trạng gãy xương.
  • CT scan và MRI cột sống giúp đánh giá chi tiết hơn, đặc biệt MRI cho thấy rõ các cấu trúc dây chằng, đĩa đệm, tủy sống, huyết khối hoặc khối u chèn ép tủy sống.

Sau khi ổn định, khám thần kinh toàn diện để đánh giá mức độ của tổn thương và dự đoán khả năng hồi phục.

3. Hướng dẫn chẩn đoán tổn thương tủy sống theo ASIA

Đây là một bài kiểm tra được sử dụng để đánh giá sự suy yếu về vận động, cảm giác cũng như mức độ nghiêm trọng của tổn thương tủy sống.

Đánh giá theo ASIA nên thực hiện trong vòng 72 giờ và lặp lại 3 – 7 ngày sau tổn thương. Tái đánh giá sau bất kỳ can thiệp phẫu thuật hoặc thay đổi tình trạng thần kinh. Theo dõi định kỳ đến khi người bệnh ổn định.

Các bước đánh giá ASIA

  • Bước 1: Khám 10 nhóm cơ chủ chốt hai bên.
  • Bước 2: Khám cảm giác 28 khoanh da
  • Bước 3: Khám trực tràng để đánh giá cảm giác và vận động
  • Bước 4: Xác định mức vận động bên trái và phải
    Mức vận động được xác định là khoanh tủy ở phần đầu gần nhất có cơ chủ chốt ít nhất bậc 3, với điều kiện tất cả các cơ chủ chốt ở mức trên là bình thường.
  • Bước 5: Xác định mức vận động bên trái và phải
    Mức vận động được xác định là khoanh tủy ở phần đầu gần nhất có chức năng cảm giác bình thường hai bên (sờ và đau)
  • Bước 6: Đánh giá mức vận động và mức cảm giác cuối cùng
  • Bước 7: Xác định mức tổn thương thần kinh
    Mức thần kinh được xác định là khoanh tủy ở phần đầu gần nhất có chức năng vận động và cảm giác bình thường.
  • Bước 8: Phân loại tổn thương hoàn toàn hay không hoàn toàn bằng thang điểm ASIA.
  • Bước 9: Tính điểm vận động và điểm cảm giác
  • Bước 10: Xác định vùng bảo tồn nếu là tổn thương hoàn toàn (A)
    Vùng bảo tồn (ZPP) chỉ dùng với tổn thương hoàn toàn. Là khoanh cao nhất dưới mức thần kinh còn một phần cảm giác và/hoặc vận động.

4. Phân loại tổn thương

Hệ thống phân loại ASIA đánh giá tổn thương dựa trên mức độ vận động và cảm giác của bệnh nhân ở các vùng cơ thể bị ảnh hưởng. Hệ thống này chia tổn thương tủy sống thành năm mức độ, từ A đến E:

  • Mức A (Tổn thương hoàn toàn): Không có chức năng vận động và cảm giác được bảo tồn ở đoạn tủy cùng S4-S5.
  • Mức B (Tổn thương không hoàn toàn): Chức năng cảm giác còn nhưng chức năng vận động từ bên dưới mức tổn thương đến đoạn tủy cùng S4-S5 không còn.
  • Mức C (Tổn thương không hoàn toàn): Chức năng vận động được bảo tồn từ dưới mức tổn thương và hơn nửa số cơ quan quan trọng dưới mức tổn thương có sức cơ từ mức nhỏ hơn 3/5.
  • Mức D (Tổn thương không hoàn toàn): Chức năng vận động được bảo tồn từ dưới mức tổn thương và hơn nửa số cơ quan quan trọng dưới mức tổn thương có sức cơ từ mức từ 3/5 trở lên.
  • Mức E (Bình thường): Chức năng vận động và cảm giác bình thường.

Tóm lại để đánh giá mức độ tổn thương theo hệ thống ASIA, cần thực hiện các bước sau:

  • Đánh giá mức vận động và cảm giác của bệnh nhân ở các vùng cơ thể bị ảnh hưởng. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các phương pháp kiểm tra như kiểm tra vận động, cảm giác và một số chức năng của cơ thể
  • Xác định mức độ tổn thương tủy sống theo hệ thống phân loại ASIA. Theo hệ thống này, mức độ tổn thương tủy sống được xác định bằng cách xác định mức độ vận động và cảm giác của bệnh nhân ở các vùng cơ thể bị ảnh hưởng.
  • Dự báo kết quả điều trị. ASIA cũng được sử dụng để dự báo kết quả điều trị cho bệnh nhân bị tổn thương tủy sống. Các bệnh nhân ở các mức độ tổn thương cao hơn có thể có kết quả điều trị kém hơn so với những bệnh nhân ở các mức độ tổn thương thấp hơn.

Việc đánh giá và phân loại tổn thương tủy sống theo hệ thống ASIA cần được thực hiện bởi các chuyên gia y tế có kinh nghiệm và được đào tạo. Ngoài ra có thể tham khảo thêm các hội chứng tổn thương tủy sống thường gặp trên lâm sàng.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *