Các thang điểm đánh giá đau và ứng dụng lâm sàng

Ngay từ định nghĩa đau đã cho thấy “đau” là một phạm trù thuộc chủ quan của người bệnh. Do đó việc chẩn đoán và lượng giá đau rất phức tạp và khó thống nhất. Đó là nguyên nhân tồn tại song song rất nhiều thang điểm đánh giá đau. Dưới đây, chúng tôi xin trình bày một số thang điểm được công nhận và áp dụng tương đối phổ biến

1. Các thang điểm đo cường độ đau

1.1. Thang điểm cường độ đau dạng nhìn (Visual Analog Scale – VAS)

Thang điểm nhìn gồm một đoạn thẳng 10 cm, với hai đầu cố định. Một đầu ghi “không đau”, đầu kia ghi “đau nhất có thể hình dung”. Bệnh nhân đánh dấu vị trí trên đoạn thẳng tương ứng với cường độ đau. Người đánh giá sẽ đo bằng thước và ghi điểm (chính là độ dài đoạn thẳng từ 0 tới điểm đánh dấu).

1.2. Thang điểm cường độ đau dạng số (Numerical rating scale – NRS)Chiến lược quản lý đau ở bệnh nhân ung thư - Y Học Cộng Đồng

Gồm 10 mục đánh giá:

0- Không đau.
1- Đau rất nhẹ, hầu như không cảm nhận và nghĩ đến nó, thỉnh thoảng đau nhẹ.
2- Đau nhẹ, thỉnh thoảng đau nhói mạnh.
3- Đau làm người bệnh chú ý, mất tập trung trong công việc, vẫn thể thích ứng với nó.
4- Đau vừa phải, bệnh nhân có thể quên đi cơn đau nếu đang làm việc.
5- Đau nhiều hơn, bệnh nhân không thể quên đau sau nhiều phút, bệnh nhân vẫn có thể làm việc.
6- Đau vừa phải nhiều hơn, ảnh hưởng đến các sinh hoạt hàng ngày, khó tập trung.
7- Đau nặng, ảnh hưởng đến các giác quan và hạn chế nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Ảnh hưởng đến giấc ngủ.
8- Đau dữ dội, hạn chế nhiều hoạt động, cần phải nỗ lực rất nhiều.
9- Đau kinh khủng, kêu khóc, rên rỉ không kiểm soát được.
10- Đau không thể nói chuyện được, nằm liệt giường và có thể mê sảng.

Thang điểm này đơn giản và là một trong những phương pháp để định lượng đau thường dùng trên lâm sàng. Thang điểm này phù hợp với những người giảm khả năng hoặc người có trình độ học vấn thấp

  • Nhược điểm:
    • Đánh mất một ít thông tin, bởi vì nhiều người có thể phân biệt hơn nhiều mức đau.
    • Nó là thang điểm thứ bậc hơn là thang điểm khoảng cách thật sự, do vậy không có mối quan hệ cố định giữa các điểm, cho dù các khoảng cách của chúng đều nhau. Điều này có nghĩa là đau điểm 4 không phải nặng gấp 2 lần đau điểm 2.

1.3. Thang điểm đau theo vẻ mặt của Wong-Baker (Wong-Baker faces rating scale – FRS)

Thang điểm đau khuôn mặt cho trẻ từ 3 tuổi và người khó trao đổi về con số
Thang điểm đau khuôn mặt cho trẻ từ 3 tuổi và người khó trao đổi về con số

Biểu diễn các khuôn mặt khác nhau do đau. Thang điểm này đôi khi được sử dụng với bệnh nhân là trẻ em, những người kém nhận thức hoặc bất đồng ngôn ngữ.

1.4. Thang điểm đau theo lời nói (VRS)

Thang điểm này là cách đo đơn giản nhất, chứa ít thông tin nhất. Tuy nhiên có thể ít tin cậy hơn các thang điểm khác, bởi các tính từ có ý nghĩa khác nhau với những bệnh nhân khác nhau.

2. Các công cụ lượng giá đau tổng hợp

2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán đau thần kinh của Nhóm nghiên cứu đau liên hiệp Anh (2002)

Chẩn đoán đau thần kinh khi có ít nhất 2/5 triệu chứng

1)    Tăng cảm đau (hyperalgesia)

2)    Loạn cảm đau (allodynia)

3)    Đau cháy (burning pain)

4)    Đau như đâm (shooting pain)

5)    Bệnh nhân dễ bị đau, đau như xuyên, như đâm, như điện giật, cháy bỏng, rát… 

2.2. Thang điểm đánh giá đau S-LANNSS (Leeds Assessment of Neuropathic Symptoms and Signs)

Thang điểm do Bennett và công sự đưa ra vào năm 2005, dùng cho bệnh nhân tự đánh giá triệu chứng. Áp dụng trong các nghiên cứu sàng lọc đau thần kinh trong cộng đồng.

2.3. Bảng câu hỏi đau McGill (McGill pain questionaire – MPQ)

Đây là công cụ do Melzack – Đại học McGill (Canada), đưa ra năm 1975 nhằm khảo sát cả ba phương diện của đau (cảm giác, cảm xúc – tình cảm và lượng giá nhận thức). Nó được thử nghiệm rộng rãi trong lâm sàng và trở thành “tiêu chuẩn vàng” cho các công cụ khác. Bệnh nhân được giới thiệu 80 tính từ theo nhóm và bệnh nhân chọn một từ để mô tả trạng thái đau của bản thân. Nó cũng có thể dùng với các công cụ khác nhằm cải thiện độ chính xác. Do cần 20 – 30 phút để hoàn thành nên gây phiền hà cho bệnh nhân hơn thang điểm Nhìn và Số.

Để giải quyết vấn đề trên, bảng câu hỏi đau McGill rút gọn (Short-form McGill Pain Questionnaire) đã được Melzack đề xuất năm 1987, với thời gian 2 – 3 phút để thực hiện. MPQ không có tính đặc hiệu để chẩn đoán đau thần kinh.

Bảng 2.4: Bảng câu hỏi đau McGill rút gọn. Trong đó 11 phạm trù đầu mô tả chiều kích cảm giác, 4 phạm trù sau mô tả khía cạnh cảm xúc của đau. Kèm theo là thang điểm nhìn và thang điểm số với: 0 – không đau, 1- đau nhẹ, 2 – khó chịu, 3 – khốn khổ, 4 – khủng khiếp , 5 – cực kì dữ dội.
Bảng câu hỏi đau McGill rút gọn. Trong đó 11 phạm trù đầu mô tả chiều kích cảm giác, 4 phạm trù sau mô tả khía cạnh cảm xúc của đau. Kèm theo là thang điểm nhìn và thang điểm số với: 0 – không đau, 1- đau nhẹ, 2 – khó chịu, 3 – khốn khổ, 4 – khủng khiếp , 5 – cực kì dữ dội.

2.4. Bảng câu hỏi đau thần kinh (Neuropathic pain questionnaire – NPQ)

Gồm 12 câu hỏi. Ứng dụng chẩn đoán phân biệt giữa đau thần kinh với các loại đau khác.

2.5. Thang điểm DN4 (Douleur Neuropathique en 4 questions)

Do Bouhassira đề xuất năm 2005 dùng để chẩn đoán phân biệt đau thần kinh và đau nhận cảm. Gồm có 2 câu hỏi về đau (7 triệu chứng) do bệnh nhân trả lời và 2 test cảm giác da (3 triệu chứng) do thầy thuốc thăm khám. Chẩn đoán đau thần kinh nếu có ≥ 4/10 triệu chứng.

Thang điểm DN4
Thang điểm DN4

2.6 Thẻ ghi nhớ lượng giá đau (the memorial pain assessment card)

Được dùng để lượng giá tổng hợp đau nhanh ở các bệnh nhân ung thư. Ưu điểm là ít mất thời gian nhưng vẫn cho kết quả tương ứng với các bảng lượng giá khác dài hơn

Thẻ ghi nhớ lượng giá đau
Thẻ ghi nhớ lượng giá đau

2.7 Bảng kiểm đau rút gọn (The Brief Pain Inventory – BPI)

Đây là công cụ lượng giá đau tổng hợp đã được chứng minh ở bệnh nhân AIDS, ung thư và viêm khớp. Bệnh nhân mất khoảng 5 – 15 phút để hoàn thành bảng kiểm, gồm 11 thang điểm số đánh giá cường độ đau, cũng như đánh giá tác động của đau lên hoạt động chung, tâm trạng, khả năng đi lại, làm việc, quan hệ, ngủ và sự thoải mái. BPI là một lựa chọn tốt để đánh giá tổng hợp cường độ đau ở những bệnh nhân có bệnh tiến triển.

Nguồn: Tổng hợp


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *