Các nguyên tắc điều trị cắn hở phía trước và phân loại cắn hở.

Bài viết này sẽ đề cập đến các nguyên tắc chung điều trị cắn hở phía trước và đồng thời phân loại mức độ cắn hở trên lâm sàng. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu, hạn chế và khắc phục vấn đề cắn hở. Cùng tìm hiểu.

1. Nguyên tắc chung điều trị

Trước khi điều trị, xác định nguyên nhân của cắn hở

Cố gắng xác định nếu thói quen lưỡi gây ra cắn hở hoặc nếu vị trí lưỡi là nguyên nhân của cắn hở và thói quen lưỡi không thể loại trừ, chúng ta phải cùng làm việc với thói quen lưỡi. Có nhiều BN cắn hở phía trước với bộ răng ổn định. Nếu răng được di chuyển hoặc được phục hồi ảnh hưởng tới vị trí lưỡi, lưỡi sẽ thắng. Các răng sẽ lún hoặc di chuyển cho tới khi lưỡi lấy lại được không gian ban đầu của nó.

can-ho-phia-truoc
Ba BN cắn hở phía trước mà không thể thay đổi thói quen cắn lưỡi. Bộ răng hàm trên trái đã được phục hồi ban đầu để hoàn thiện tiếp xúc khớp cắn. Lưỡi lấy lại vị trí ban đầu của nó giữa các răng và quay lại khoảng cắn hở với kích thước và đường viên của nó. Sự hở lại xảy ra mà không gây ra sự không thoải mái cho bệnh nhân trong vòng 10 – 12 tháng. Nó không gây ra bất kỳ vấn đề nào với mô nâng đỡ. Chìa khóa để quan sát khi cắn hở nên là: răng ổn định, bệnh nhân thoải mái. Kì lạ là những BN này thường không lo lắng đến sự xuất hiện nụ cười của họ, vì nó thường không phải là vấn đề. Nếu bạn phải phục hồi răng, phải xem xét vị trí lưỡi.

Phòng ngừa thói quen cắn lưỡi

Nhiều BN có lưỡi đặt giữa các răng để bảo vệ tiếp xúc sớm của răng. Họ không nhận thức thói quen và thói quen thường biến mất khi khớp cắn được chỉnh sửa. Phương pháp điều trị chỉnh sửa là để cân bằng khớp cắn nếu nó có thể đạt được tiếp xúc tối đa mà không có tổn thương. Nếu nguyên nhân đẩy lưỡi là một phản ứng bảo vệ, lưỡi sẽ thụt lại vì vậy các răng sẽ mọc đền vị trí tiếp xúc với nhau.

2. Phân loại

2.1. Cắn hở phía trước tối thiểu

Độ cắn hở phía trước xấp xỉ 1mm thường gây ra bởi thói quen mút môi. BN biểu lộ một áp lực âm và mút các mô niêm mạc giữa các răng trước. Thói quen này thường liên quan tới mặt trong môi dưới hoặc ngay tại ranh giới làn môi đỏ nên không phải lúc nào cũng dễ dàng phát hiện được. Thói quen này thường biểu hiện như là một cơ chế bảo vệ để tránh cản trở cắn phía răng sau. Việc tạo ra sự tiếp xúc phía sau lý tưởng thông qua mài chỉnh khớp cắn sẽ loại bỏ sự cần thiết của cơ chế bảo vệ này và thói quen thường sẽ biến mất sau khi mài chỉnh. Sau khi loại bỏ thói quen, các răng trước sẽ trở lại tiếp xúc nhau mà không cần phải điều trị gì thêm.

Thời gian cần thiết để các răng trở lại vị trí ban đầu của chúng sau khi thói quen được loại bỏ rất khác nhau giữa các bệnh nhân. Tác giả thấy một số bệnh nhân giảm khe hở sau 2-3 tuần, trong khi một số bệnh nhân khác lại cần hàng tháng. Nếu tương quan cung hàm cho phép tiếp xúc các răng phía trước và không có yếu tố gì giữa các răng ngăn cản mọc răng thì răng trước hàm dưới sẽ mọc lên và răng trước hàm trên sẽ tìm đến vị trí cân bằng với áp lực môi.

Trong trường hợp các răng trước không yêu cầu phục hình vì các lý do khác nhau, chúng ta nên bình tĩnh trong trường hợp không nhìn thấy kết quả ngay lập tức. Chúng ta nên giữ khớp cắn phía sau lý tưởng nhất có thể và các răng trước sẽ tự định hướng mọc lại. Rất ít bệnh nhân không đáp ứng. Một vài BN sẽ không từ bỏ thói quen mút môi bất kể khớp cắn phía sau hoàn hảo được như thế nào. Chúng ta không có sự lựa chọn nhưng làm việc cùng với thói quen có thể được thực hiện rất hiệu quả.

can-ho-toi-thieu-3
Cắn hở tối thiểu là kết quả của việc không loại bỏ được thói quen cắn lưỡi hay môi. Mối quan hệ giữa các răng với môi hoặc lưỡi vẫn duy trì khi làm việc với một mẫu của mọi sửa soạn răng trước. Mô hình mẫu E/O (mọi/khác) được chuyển vào mẫu chính nên có thể sao chép chính xác đường viền phía lưỡi. Phục hình cuối cùng sẽ ổn định và thoải mái hoàn toàn. Chú giải: Nếu khoảng hở do có thói quen cắn môi hoặc lưỡi được lấp đầy, lưỡi hoặc môi sẽ trở lại vị trí giữa các răng đã được phục hồi và tác dụng lực lên chúng, đẩy chúng về phía trước. Nếu không thể loại bỏ được thói quen, tốt hơn là nên duy trì cắn hở và sự cân bằng các răng với thói quen.

Nếu các răng trước phải được phục hồi trong trường hợp thói quen không thể loại bỏ, bề mặt được phục hồi phải ở vị trí tương tự bề mặt tự nhiên ban đầu. Một vài chỉnh sửa thẩm mỹ nhỏ thường được thực hiện, nhưng bề mặt phía môi và phía lưỡi phải ở vị trí tương tự.

Chuẩn bị các răng trước theo kiểu xen kẽ là phương pháp thiết thực nhất. Bằng cách đó, cả hai đường viền phía môi và phía lưỡi có thể được lặp lại theo răng liền kề chưa được chuẩn bị. Vị trí ría cắn răng cửa có thể được lặp lại chính xác và phục hồi răng sẽ phù hợp trong vị trí mà không ảnh hưởng tới thói quen.

Chúng ta có thể chẩn đoán nguyên nhân khe hở sớm bằng cách đặt câu hỏi hoặc quan sát có vật giữa các răng không. Khoảng hở sẽ không giảm trừ khi BN sẵn sàng ngừng thói quen. Nếu việc ngậm tẩu thuốc là nguyên nhân của khe hở, khe hở nên được lặp lại trong bất kỳ phục hồi nào ở vùng này nếu bệnh nhân còn tiếp tục hút tẩu thuốc. Cắn bút chì, móng tay, hoặc thói quen nghề nghiệp liên quan khác nên được điều trị tương tự.

A, Cắn hở nhỏ ở răng nanh là kết quả của sự ngậm tẩu thuốc. B, Khi thói quen giữ thân tẩu thuốc được ngừng lại, lưỡi đã ép vào khoảng đó để duy trì nó. Để ngăn ngừa cắn lưỡi, giảm khoảng này yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ phần lưỡi mở rộng vào trong khoảng đó.

Cần phải xác định liệu một khớp cắn hở phía trước mức độ trung bình có thực sự là một vấn đề hay không. Nếu hướng dẫn răng nanh không bị xáo trộn bởi cắn hở các răng cửa thì sẽ tốt cho sự ổn định khớp cắn. Khớp cắn nên được kiểm tra cẩn thận để chắc chắn rằng không có cản trở bên làm việc và các răng sau nên được nhả khớp khi đưa hàm ra trước trong quá trình thực hiện chức năng. Khi sự hài hòa khớp cắn phía sau được đánh giá là hoàn thiện, ngạc nhiên khi giảm khoảng hở phía trước, thậm chí khi khoảng hở phía trước không giảm, sẽ không gây ra tác hại nếu như các áp lực có thể phân bố trên hầu hết các răng.

A, Nụ răng vẫn hiện diện ở BN 42 tuổi. Tư thế lưỡi ngăn cản các tiếp xúc. Khớp cắn vẫn ổn định và hài hòa với tương quan trung tâm. B, Lưu ý tiếp xúc răng nanh ở lồng múi tối đa.

2.2. Cắn hở phía trước trầm trọng (5mm hoặc lớn hơn)

Mặc dù chắc chắn rằng kiểu nuốt không bình thường và kiểu đẩy lưỡi khác đóng một vai trò nhất định trong tất cả các trường hợp cắn hở phía trước trầm trọng, nó cũng thể hiện rõ trong hầu hết các trường hợp có loạn sản trong hệ thống xương theo chiều dọc. Trong nhiều trường hợp cắn hở phía trước, các răng trước thực sự trồi quá mức trong nỗ lực không thành công để giảm khoảng hở. Người ta nghi ngờ mọc quá mức như vậy là kết quả từ một loại áp lực của thói quen lưỡi. Chúng ta phải phân biệt giữa sai tương quan xương như trên và nguyên nhân ban đầu bởi thói quen tạo áp lực ở vùng răng trước.

Rất thường gặp, những vấn đề cắn hở trầm trọng là kết quả của những thói quen được gây ra bởi những thói quen khác. Cắn hở phía trước là kết quả từ thói quen mút ngón tay thường được duy trì bởi một thói quen đẩy lưỡi khi nuốt. Thói quen đẩy lưỡi xuất phát từ việc bệnh nhân cố gắng đóng kín khoảng răng trước nhằm tạo ra một áp lực âm khi nuốt.

Kết hợp chỉnh sửa khớp cắn với liệu pháp chức năng cơ có khả năng giải quyết vấn đề nếu BN có thể hợp tác, nhưng tiên lượng không chắc chắn vì khó dự đoán được sự hợp tác của BN trong thay đổi một kiểu nuốt đã được hình thành. Kết quả liệu pháp chức năng cơ đã không thành công trong một khoảng thời gian dài.

Nếu vấn đề là thói quen gây ra, tiến hành chỉnh nha hầu như luôn luôn có thể sử dụng thành công để tổ chức lại các răng trước. Vấn đề duy nhất là giữ các răng ở vị trí mới sau khi di chuyển răng.

Giải quyết vấn đề nhằm đạt được tương quan phía trước ổn định có thể yêu cầu liệu pháp điều trị gồm kết hợp ba phương pháp sau:

1. Chỉnh nha chỉnh sửa tương quan các răng phía trước.

2. Mài chỉnh khớp cắn để loại bỏ sự cần thiết của thói bảo vệ của môi và lưỡi. quen

3. Sử dụng một khí cụ duy trì ban đêm.

Theo: Sách Functional Occlusion From TMJ to Smile Design – Dawson


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *