Các bệnh thiếu dinh dưỡng thường gặp

Thiếu dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe và hoạt động của các cơ quan bên trong. Đây là một vấn đề quan trọng trong y tế toàn cầu, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Vì vậy, việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của con người.

1. THIẾU DINH DƯỠNG PROTEIN-NĂNG LƯỢNG

1.1. Khái niệm

Thiếu dinh dưỡng protein-năng lượng (Protein-Energy Malnutrition PEM) còn gọi là thiếu dinh dưỡng protein-calo (PCM), là một loại thiếu dinh dưỡng quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với sức khoẻ cộng đồng. Bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng cũng có thể thấy ở tuổi vị thành niên và cả người trưởng thành, nhất là phụ nữ tuổi sinh đẻ.

1.2. Các thể thiếu dinh dưỡng protein-năng lượng

Người ta chia thiếu dinh dưỡng trẻ em ra 3 thể:
– Thể nhẹ cân hay cân nặng theo tuổi thấp (underweight)
– Thể thấp còi (Stunting)
– Thể gầy còm (Wasting)

1.3. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em (theo UNICEF)

Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em (theo UNICEF)
Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em (theo UNICEF)

2.THIẾU VITAMIN A VÀ BỆNH KHÔ MẮT

2.1. Đánh giá tình trạng thiếu Vitamin A và bệnh khô mắt.

Để đánh giá tình trạng thiếu vitamin A, người ta thường phối hợp các đánh giá về lâm sàng, hoá sinh và điều tra khẩu phần.

*Lâm sàng:

Thiếu vitamin A sẽ có biểu hiện toàn thân. Nhưng các biểu hiện ở mắt vẫn là tiêu biểu và đặc hiệu hơn cả.
Thang phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (1982) về các biểu hiện lâm sàng của bệnh khô mắt:

Biểu hiện

Ký hiệu

Quáng gà

Khô kết mạc

Vệt Bitot

Khô giác mạc

Loét giác mạc/nhũn giác mạc dưới 1/3 diện tích

Loét giác mạc/ nhũn giác mạc trên 1/3 diện tích

Sẹo giác mạc

Tổn thương đáy mắt của bệnh khô mắt

 

XN

X1A

X1B

X2

X3A

X3B

XS

XF

*Sinh hoá:

Chỉ có giá trị tương đối vì  dự trữ ở gan khá nhiều, giúp cho Vitamin A vẫn giữ ở mức tương đối ổn định nhờ  cơ chế điều hoà.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, để chẩn đoán bệnh khô mắt cần có các chỉ tiêu lâm sàng, chỉ tiêu hoá sinh giúp hỗ trợ chẩn đoán.
Điều tra khẩu phần

Chỉ tiêu đánh giá tình trạng dinh dưỡng vitamin A ở trẻ em

Tình trạng

Vitamin A trong khẩu phần (mcg/ngày) Vitamin A ở gan (mg/kg) Vitamin A huyết thanh (mcg/100ml)

Biểu hiện lâm sàng

Đủ Trên 400 Trên 200 Trên 200 Không có
Vùng sát giới hạn 200 – 400 100 – 200 100 – 200 Có thể có biểu hiện chậm lớn, ăn kém ngon, giảm sức đề kháng nhiễm khuẩn
Giới hạn đe doạ bệnh lý Dưới  200 Dưới 100 Dưới 100 Xuất hiện các biểu hiện lâm sàng (quáng gà, khô giác mạc, loét và nhũn giác mạc)

3.THIẾU MÁU DINH DƯỠNG

3.1. Đại cương

Ngưỡng Hemoglobin chỉ định thiếu máu theo tổ chức Y tế thế giới

Nhóm tuổi Ngưỡng Hemoglobin (g/100ml)
Trẻ em từ 6 tháng đến 6 tuổi 11
Trẻ em từ 6 tuổi đến 14 tuổi 12
Nam trưởng thành 13
Nữ trưởng thành 12
Nữ có thai 11

3.2. Nguyên nhân thiếu máu dinh dưỡng

3.2.1. Nhu cầu sắt:

Bảng 3: Nhu cầu Fe hấp thu hằng ngày (mg)

Nhóm tuổi Cân nặng (kg) Nhu cầu
3 tháng – 1 năm 8 0,96
1  –  2 năm 11 0,61
2  –  6 16 0,70
6  –  12 29 1,17
Nam thiếu niên 12 – 16 53 1,82
Nữ thiếu niên 12 – 16 51 2,02
Trưởng thành (nam) 65 1,14
Trưởng thành (nữ)

+ Tuổi hành kinh

+ Mãn kinh

+ Cho bú

55 2,38
55 0,96
55 1,31

– Ở phụ nữ nhu cầu khi có thai tùy tình trạng sắt của cơ thể trước khi có thai.

3.3.2. Nguồn sắt trong thức ăn

Trong thức ăn sắt ở dạng Hem và không ở dạng Hem. Hem là thành phần của Hemoglobin và Myoglobin, do đó có trong thịt, cá và máu. Tỉ lệ hấp thu loại sắt này cao 20 – 30%. Sắt không ở dạng Hem có chủ yếu ở ngũ cốc, rau, củ và các loại hạt. Tỉ lệ hấp thu thấp hơn và tùy theo sự có mặt của các chất hỗ trợ hay ức chế trong khẩu phần ăn.

Các chất hỗ trợ hấp thu sắt là vitamin C, các chất giàu protein. Các chất ức chế hấp thu sắt là các phytat, tanin. Ngoài ra tình trạng sắt trong cơ thể cũng ảnh hưởng tới hấp thu sắt.

3.3. Chẩn đoán thiếu máu dinh dưỡng

Các xét nghiệm chẩn đoán thiếu sắt.

Khi điều kiện cho phép có thể tiến hành các xét nghiệm sau đây:

– Ferritin huyết thanh: mức ferritin trong huyết thanh phản ánh dự trữ sắt trong cơ thể. Ở người bình thường hàm lượng ferritin trong huyết thanh là 70mcg/l ở nam và 35 mcg/l ở nữ. Khi dưới 12 mcg/l coi là thiếu dự trữ sắt.

– Mức bão hòa transferin: hầu hết sắt trong huyết thanh đều gắn với protein là transferin. Khi dự trữ sắt đã cạn mà tiếp tục thiếu sắt thì tỷ lệ transferin bão hòa với sắt giảm xuống từ 30% xuống thấp hơn 15%.
– Protoporphyrin trong hồng cầu: do thiếu sắt, protoporphyrin không tham gia tạo Hem được nên hàm lượng protoporphyrin tự do của hồng cầu lên cao hơn 70mcg/l.

Như vậy, trong một nhóm dân cư có khả năng mắc bệnh thiếu máu cao, định lượng hemoglobin và hematocrit là xét nghiệm nhạy nhất. Khi số lượng người mắc bệnh này không nhiều, định lượng ferrritin có giá trị gợi ý hơn. Các xét nghiệm transferin và protoporferin có giá trị hỗ trợ.

4. THIẾU IOD VÀ BƯỚU CỔ

4.1. Nguyên nhân

Thức ăn là nguồn cung cấp iod chủ yếu. Nguyên nhân quan trọng là thiếu iod ở thực phẩm trong một thời gian dài. Dùng lương thực phẩm và cây cỏ trồng trên đất thiếu iod sẽ dẫn tới tình trạng thiếu iod. Phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em là đối tượng có nguy có nguy cơ bị thiếu iod cao nhất.

4.2. Đánh giá các rối loạn do thiếu Iod

Đánh giá các rối loạn do thiếu iod dựa vào khám phát hiện bướu cổ. Các dấu hiệu thiểu năng tuyến giáp sơ sinh gồm khó bú, khó nuốt, ít cử động, cơ nhẽo, rốn lồi, thóp rộng, lưỡi dày, tóc mọc thưa. Thiểu năng tuyến giáp ở trẻ nhỏ biểu hiện trẻ bị chậm phát triển trí tuệ, chậm chạp, hay ngủ nhiều, hay quên, học kém, bướu cổ, và thiếu iod nặng gây nên bệnh đần độn ở trẻ em. Nồng độ iod trong nước tiểu phản ánh tình trạng đủ, thiếu, hay thừa iod của cơ thể. Khi cung cấp một lượng iod tối ưu, đầy đủ cho cơ thể thì nồng độ iod niệu phải đạt từ 10 mcg/dL trở lên.

4.3. Phòng chống các rối loạn do thiếu Iod

Các biện pháp phòng chống các rối loạn do thiếu iod bao gồm: (1) Sử dụng muối iod, là biện pháp quan trọng nhất trong phòng chống thiếu iod hiện nay. Khi sử dụng cần giữ muối iod ở nơi khô ráo vì muối dễ hút nước, iod sẽ bị mất đi, tránh nơi nóng, ánh nắng mặt trời, dùng xong phải buộc kín miệng túi hoặc để muối trong lọ có nắp đậy kín để tránh iod bị bay hơi. Lượng iod trong muối giảm khi nấu, do vậy, nên bỏ muối iod vào thức ăn sau khi nấu chín. (2). Ngoài muối, hiện nay chương trình còn áp dụng đưa iod vào bột gia vị và đang nghiên cứu đưa vào các thực phẩm khác như bánh qui, sữa, nước mắm.

Nguồn tham khảo

  • Giáo trình Dinh dưỡng – An toàn thực phẩm, nhà xuất bản Đại học Huế
  • Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF)
  • Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *