Ung thư phổi: từ triệu chứng đến chẩn đoán

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính phổ biến nhất, chiếm khoảng một phần ba số ca tử vong do ung thư và đây là nguyên nhân gây tử vong liên quan đến ung thư ở cả nam lẫn nữ, gây ra gánh nặng lớn đến sức khỏe toàn cầu. Do đó, phát hiện sớm triệu chứng và chẩn đoán đúng ung thư phổi có vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và nhanh chóng.

x-quang-cua-benh-nhan-ung-thu-phoi
Hình ảnh X-quang lồng ngực của bệnh nhân ung thư phổi

1. Các triệu chứng có thể gặp ở người bị ung thư phổi

Các triệu chứng lâm sàng giống nhau giữa ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. Điển hình là 4 nhóm triệu chứng sau:

1.1. Nhóm triệu chứng tại chỗ:

Ở giai đoạn sớm, khối u còn nhỏ và chỉ khu trú ở phổi nên triệu chứng nghèo nàn. Bệnh phát triển âm thầm và có thể phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe định kì hoặc có các triệu chứng về hô hấp như:

  • Ho kéo dài
  • Ho đờm lẫn máu
  • Khó thở: do u chèn ép làm bít tắc đường hô hấp

1.2. Nhóm triệu chứng tại vùng:

Khi khối u lớn dần xâm lấn vùng lân cận hoặc di căn hạch, người bệnh sẽ có các triệu chứng do khối u xâm lấn hoặc chèn ép

  • Đau ngực hay gặp khi u ở ngoại vi
  • Khó nuốt, nuốt nghẹn do u chèn ép vào thực quản
  • Khàn tiếng, giọng đôi do u chèn ép vào dây thần kinh thanh quản quặt ngược
  • Khó thở, nấc do u chèn ép vào thần kinh hoành
  • Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên gây ra các triệu chứng phù áo khoác, tuần hoàn bàng hệ, khó thở
  • Hội chứng Pancoast – Tobias do khối u ở đỉnh phổi chèn ép vào đám rối thần kinh cánh tay
  • Hội chứng Claude – Bernard – Horner do khối u chèn ép thần kinh giao cảm cổ
  • Hội chứng 3 giảm do tràn dịch màng phổi
  • Khối u xâm lấn thành ngực gây đau ngực, gãy xương bệnh lý

1.3. Nhóm triệu chứng cận u:

Nhóm triệu chứng này hay gặp trong ung thư phổi, đặc biệt là ung thư phổi tế bào nhỏ. Triệu chứng rất đa dạng như:

  • Vú to 2 bên ở nam giới
  • To đầu chi (ngón tay dùi trống)
  • Đau nhức xương khớp
  • Phì đại khớp
  • Đái tháo nhạt

1.4. Nhóm triệu chứng di căn

U ở phổi di căn sang các cơ quan khác và gây ra một số triệu chứng như:

  • Di căn hạch: hạch thượng đòn, hạch cảnh
  • Nốt di căn dưới da
  • Di căn xa hay gặp trong:
    • Di căn não: hội chứng tăng áp lực nội sọ
    • Di căn xương: đau xương
    • Di căn gan: đau hạ sườn phải
    • Di căn phổi đối bên

2. Các xét nghiệm chẩn đoán xác định ung thư phổi

2.1. X-quang lồng ngực:

  • Đánh giá đặc điểm u và hạch về vị trí, kích thước và hình thái
  • Đánh giá khả năng phẫu thuật
  • Một số hình ảnh: đám mờ rốn phổi, xẹp phổi, hình ảnh thả bóng (gặp trong di căn phổi)

2.2. Cắt lớp vi tính lồng ngực:

  • Đây là phương pháp có giá trị nhất
  • Phát hiện ngay cả các tổn thương nhỏ, u khó phát hiện trên X-quang
  • Đánh giá đặc điểm tổn thương u và hạch:
    • Chẩn đoán xác định u lành hay u ác
    • Đánh giá giai đoạn bệnh: đánh giá được giai đoạn T và N theo hệ thống TNM
  • Tiên lượng cuộc phẫu thuật

2.3. Sinh thiết

Có 6 phương pháp thường dùng trong sinh thiết mô bệnh học để chẩn đoán ung thư phổi:

  • Sinh thiết qua nội soi phế quản: Phương pháp này chỉ soi được ở những phế quản lớn, nên thực hiện ở các u ở vị trí trung tâm, không nên thực hiện khi khối u ở vùng ngoại vi
  • Sinh thiết qua thành ngực: Phương pháp này thích hợp đối với các tổn thương ở ngoại vi
  • Sinh thiết hạch trung thất qua nội soi trung thất: Phương pháp này được dùng khi phát hiện có hạch trung thất và các khối u ở phổi khó tiếp cận
  • Sinh thiết màng phổi qua nội soi: Phương pháp này được dùng khi phát hiện trên CT-scan có di căn màng phổi
  • Cell block dịch màng phổi
  • Sinh thiết hạch cổ hoặc tổn thương di căn

2.4. Các chất chỉ điểm ung thư trong ung thư phổi

Ngoài 3 phương pháp thường dùng để chẩn đoán ung thư phổi trên, hiện nay người ta còn xét nghiệm các marker sinh học trong việc chẩn đoán và theo dõi tái phát, di căn hay đánh giá đáp ứng với điều trị.

Một số tumor marker có ý nghĩa trên lâm sàng như:

  • CEA: tăng trong K biểu mô tuyến
  • SCC: tăng trong K biểu mô vảy
  • CYFRA 21-1: type tế bào vảy và biểu mô tuyến
  • NSE, pro-GRP: tăng rất cao trong ung thư phổi tế bào nhỏ

2.5. Các xét nghiệm chẩn đoán giai đoạn

Sau khi đã chẩn đoán xác định được ung thư phổi, để đánh giá giai đoạn bệnh, ta có thể sử dụng các cận lâm sàng như:

  • CT scan lồng ngực
  • Siêu âm – CT ổ bụng
  • Xạ hình xương
  • MRI sọ não
  • PET-CT

Dựa vào kết quả của các phương pháp trên, bác sĩ sẽ đánh giá giai đoạn ung thư phổi của bệnh nhân. Việc đánh giá giai đoạn ung thư phổi là rất quan trọng để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và tiên lượng kết quả điều trị.

Kết luận

Việc phát hiện triệu chứng và tiến hành các xét nghiệm để chẩn đoán xác định ung thư phổi có ý nghĩa quan trọng trong điều trị và dự phòng biến chứng nghiêm trọng gây ra bởi căn bệnh này. Cùng với sự phát triển của y học hiện đại, chúng ta có nhiều phương pháp chẩn đoán với độ đặc hiệu cao giúp phát hiện ung thư phổi khi chúng còn ở giai đoạn sớm.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *