Cơ là điểm cần chú ý đầu tiên trong kích thước dọc, khoảng trung hòa, hình dạng cung hàm, bệnh của khớp cắn, đau vùng mặt và thậm chí cả cách cười. Nếu cơ không được cân nhắc đầu tiên trong việc phục hình, phục hồi nha khoa, implant, chỉnh nha hay phẫu thuật xương hàm trên thì việc tiên lượng kết quả của việc điều trị có thể dự đoán sẽ giảm xuống. Cùng bắt đầu với việc tìm hiểu ý nghĩa của sự phối hợp hoạt động các cơ, bởi nó là mục tiêu cần phải đạt được của tất cả những điều trị khớp cắn.
1. Sinh lý cơ và tương quan với hệ thống nhai
Chúng ta sẽ không thể giữ răng ở vị trí ổn định khi cơ không muốn chúng tồn tại. Cơ là yếu tố quyết định chủ yếu việc xác định vị trí theo chiều ngang và theo chiều dọc của răng. Lực nén khi đóng hàm của hệ thống cơ đã được ghi nhận lên tới 975ibs/ inch vuông. Sự phá hủy do những lực khác thường dồn lên hệ thống nhai của các cơ có thể gây ảnh hưởng lên những vùng khác ngoài răng. Hoạt động cơ không phối hợp nhau, quá mức, quá lâu, di lệch đĩa khớp từ lồi cầu và gây ra những biến dạng ở khớp thái dương hàm (TMJs). Cơ là điểm cần chú ý đầu tiên trong kích thước dọc, khoảng trung hòa, hình dạng cung hàm, bệnh của khớp cắn, đau vùng mặt và thậm chí cả cách cười. Nếu cơ không được cân nhắc đầu tiên trong việc phục hình, phục hồi nha khoa, implant, chỉnh nha hay phẫu thuật xương hàm trên thì việc tiên lượng kết quả của việc điều trị có thể dự đoán sẽ giảm xuống.
Những nhà lâm sàng cần hiểu rõ việc nghiên cứu hoạt động chức năng của hệ cơ nhai và những rối loạn chức năng. Những nghiên cứu tinh vi của việc đo điện cơ (EMG) đã mở rộng cho vốn kiến thức của chúng ta về toàn bộ những hoạt động của cơ, tất cả những đường ghi lại hoạt động của một đơn vị vận động trong những chuyển động khác nhau của từng cơ riêng biệt. Những nghiên cứu về cơ phải được hoàn thiện nhiều hơn nhờ việc nghiên cứu phần thần kinh của hệ thống thần kinh cơ, để tăng sự hiểu biết về sự nhạy của những receptor cơ học trong dây chằng nha chu, và thậm chí là sự nhạy cảm của những nguyên bào ngà của răng.
Những hiểu biết của chúng ta hiện nay về sự liên hệ giữa răng và cơ sâu sắc hơn rất nhiều so với những gì chúng ta đã nhận ra trong quá khứ. Bằng việc khớp những thông tin từ việc quan sát lâm sàng tổng quát đã giải thích được tại sao có nhiều tranh cãi về những mục tiêu điều trị khác nhau trong việc điều trị bệnh khớp cắn và rối loạn khớp thái dương hàm. Tin tốt là những thông tin này là những câu trả lời có cơ sở và đáng tin cậy. Ngày nay vẫn còn một vài những nguyên nhân dẫn tới việc mơ hồ trong chẩn đoán cũng như trong điều trị vấn đề khớp cắn, rối loạn TMJs, những cơn đau trong hệ thống nhai.
Cùng bắt đầu với việc tìm hiểu ý nghĩa của sự phối hợp hoạt động các cơ, bởi nó là mục tiêu cần phải đạt được của tất cả những điều trị khớp cắn.
2. Phối hợp cơ trong hoạt động chức năng
Các cơ đồng vận trong quá trình mở hàm (há miệng)
Sự phối hợp chức năng cơ ảnh hưởng tới thời gian giãn của một cơ hoặc một nhóm cơ, trong khi cơ đối kháng đang co cơ. Như trong quá trình mở hàm, các cơ hạ hàm co, trong khi các cơ nâng hàm giãn. Bó dưới cơ chân bướm ngoài co trong suốt quá trình há miệng.
Các cơ đồng vận trong quá trình đóng hàm
Trong quá trình đóng hàm, các cơ nâng co trong khi các cơ hạ hàm giãn. Điều chú ý là trong quá trình đóng hàm bó dưới cơ chân bướm hàm được giải phóng khỏi sự co cơ và đây là quá trình bị động. Trong trường hợp không có mặt những tác nhân gây cản trở khớp cắn lệch bên, nó vẫn đóng vai trò bị động trong quá trình đóng hàm.
Sự đồng vận chức năng cơ trong tư thế lồng múi tối đa
Sự giãn của bó dưới cơ chân bướm ngoài trong khi các cơ nâng hàm co là mục tiêu của một khớp cắn hài hòa cân bằng. Như vậy các cơ có thể hoạt động phối hợp chỉ khi phức hợp lồi cầu và đĩa khớp có thể nằm hoàn toàn ở hõm khớp trong quá trình đóng hàm đến lồng múi tối đa. Bó trên của cơ chân bướm ngoài có tác dụng giữ đĩa khớp ở thẳng hàng với sự tiếp xúc của phần dốc sau của củ khớp.
Mất hài hòa giữa khớp cắn và TMJs
Nếu như lồi cầu phải di chuyển từ tương quan tâm đến lồng múi tối đa, bó dưới cơ chân bướm ngoài phải co để di chuyển hàm dưới tới vị trí lồng múi tối đa. Chú ý lồi cầu phải được kéo xuống dưới và ra trước. Điều xuất hiện trong tương quan khớp cắn loại 1 lý tưởng thực ra là do sự không phối hợp của cơ với khả năng là bệnh khớp cắn, đau cơ, hay rối loạn cấu trúc trong bao khớp thái dương hàm.
Sự bất đồng vận trong chức năng
Nếu như khớp thái dương hàm phải di chuyển đạt tới vị trí lồng múi tối đa, bó dưới cơ chân bướm ngoài phải co để kéo lồi cầu trượt xuống dưới trên mặt dốc theo hướng đối diện để tất cả các cơ nâng hàm luôn co cho đến khi các răng đạt được lồng múi tối đa. Sự di chuyển lồi cầu giúp cho các răng ăn khớp luôn luôn trực tiếp do cơ. Nghiên cứu EMG đã chỉ ra rằng hoạt động quá mức của cơ và sự không không phối hợp chức năng có thể dẫn đến những bất hài hòa trong khớp cắn.
Những cản trở cắn mà đòi hỏi sự dịch chuyển của khớp thái dương hàm khi răng đạt tới vị trí lồng múi tối đa có thể gây nên sự không phối hợp của tất cả hệ thống thần kinh cơ nhai (Hình dưới đây). Cái này được gọi là cơn đau cơ nhai. Nó là một trong những rối loạn thông thường của hệ thống nhai và nó là nguyên nhân của phần lớn cái được gọi là “đau khớp thái dương hàm”. Nó cũng là một trong số những loại đau trong hệ thống nhai có thể dự đoán chính xác nguyên nhân. Cân bằng khớp cắn thường xuyên được lựa chọn hơn là không điều trị, nhưng sau khi chẩn đoán cẩn thận và quyết định thì sự cân bằng này là sự lựa chọn tốt nhất trong năm mục tiêu điều trị.
Theo: Sách Functional Occlusion From TMJ to Smile Design – Dawson
Leave a Reply