Manitol là thuốc thường gặp trong lâm sàng

Manitol và những điều cần biết

Manitol dùng đường uống thì được hấp thu rất kém ở ống tiêu hoá, khi đó thuốc sẽ gây tiêu chảy chứ không gây lợi tiểu. Manitol được dùng đường tiêm tĩnh mạch. Thuốc không được chuyển hoá và thải trừ qua thận trong 30-60 phút và hầu như không được tái hấp thu cũng như không được đào thải thêm tại ống thận.

1.Cơ chế tác dụng

Ống lượn gần và đoạn lên của quai Henle có thể cho nước thấm tự do. Do đó, những chất có tính thẩm thấu được lọc ở cầu thận nhưng không được tái hấp thu có thể kéo nước vào trong ống thận và gây ra lợi tiểu. Những chất này được sử dụng để giảm áp lực nội sọ đồng thời thúc đẩy quá trình đào thải tình trạng nhiễm độc ở thận. Một thuốc lợi tiểu thẩm thấu điển hình hay được sử dụng trong lâm sàng là manitol. Đường không được sử dụng để gây lợi tiểu, tuy nhiên ở những bệnh nhân có đường huyết quá cao có thể gây ra tình trạng lợi tiểu thẩm thấu do xuất hiện đường trong nước tiểu.

2.Dược động học và dược lực học

Manitol dùng đường uống thì được hấp thu rất kém ở ống tiêu hoá, khi đó thuốc sẽ gây tiêu chảy chứ không gây lợi tiểu. Manitol được dùng đường tiêm tĩnh mạch. Thuốc không được chuyển hoá và thải trừ qua thận trong 30-60 phút và hầu như không được tái hấp thu cũng như không được đào thải thêm tại ống thận. Thuốc cần được sử dụng thận trọng ở các bệnh nhân suy thận, ngay từ mức độ nhẹ.

Manitol tác dụng chủ yếu lên ống lượng gần và đoạn lên của quai Henle, gây tăng áp lực thẩm thấu kéo nước ngược lại bị kéo vào lòng ống thận và dẫn đến tăng thể tích nước tiểu. Sự gia tăng dòng chảy nước tiểu làm giảm tái hấp thu Na+ và cả nước. Tuy nhiên, sự mất natri thường ít hơn so với mất nước nên đôi khi có thể gây tăng natri máu.

3.Chỉ định và liều dùng

  • Giảm áp lực nội sọ và giảm nhãn áp
  • Thuốc lợi tiểu thẩm thấu làm nước đi ra khỏi tế bào và giảm thể tích nước trong tế bào. Do vậy, thuốc có được sử dụng làm giảm áp lực nội sọ trong các trường hợp tai biến mạch máu não hoặc sử dụng để giảm nhãn áp trước các thủ thuật về mắt.
  • Liều dùng 1-2 g/kg manitol tiêm tĩnh mạch. Áp lực nội sọ thường giảm sau 60-90 phút và cần được theo dõi chặt chẽ.
  • Thuốc cũng được sử dụng trong lọc máu. Tại thời điểm áp lực thẩm thấu máu giảm nhanh khi mới lọc máu có thể gây ra triệu chứng, các bác sĩ thận tiết niệu thường sử dụng manitol để phòng các triệu chứng này khi mới lọc máu cho bệnh nhân. Tuy nhiên các bằng chứng nghiên cứu trong vấn đề này vẫn còn hạn chế.

4.Chống chỉ định và thận trọng

4.1 Suy tim

Manitol chống chỉ định cho các trường hợp suy tim do làm tăng thể tích máu một cách đột ngột có thể gây suy tim cấp, phù phổi cấp.

Cơ chế chống chỉ định của Manitol trong suy tim cấp liên quan đến tác động của nó đến hệ thống thận và tim mạch. Khi Manitol được sử dụng, nó sẽ làm tăng lượng nước trong niệu đạo và đường tiểu, dẫn đến giảm áp lực trong hệ thống mạch máu và suy giảm áp lực trong tim. Điều này có thể gây ra tăng áp lực trong tim và dẫn đến tình trạng suy tim nặng.

Do đó, việc sử dụng Manitol trong suy tim cấp cần được hạn chế. Bệnh nhân cần được theo dõi thường xuyên để đánh giá tác dụng của thuốc và điều chỉnh liều lượng nếu cần thiết.

4.2 Ứ dịch ngoài khoảng kẽ

Manitol rất nhanh chóng kéo dịch từ trong tế bào ra ngoài khoảng kẽ , do đó, trước khi có tác dụng lợi tiểu thì thuốc gây ra tình trạng ứ dịch ngoài tế bào và tăng natri máu. Điều này có thể dẫn đến tình trạng suy tim và phù phổi cấp. Ngoài ra, các tác dụng không mong muốn khác như đau đầu, buồn nôn, nôn thường hay gặp hơn khi sử dụng nhóm thuốc này.

4.3 Mất nước, tăng kali máu

Sử dụng quá liều manitol có thể dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng, tăng natri trong tế bào. Khi nước bị kéo ra ngoài tế bào, nồng độ K+ trong tế bào tăng cao, dẫn đến phá huỷ tế bào và tăng kali máu. Các biến chứng này có thể phòng tránh được bằng cách theo dõi chặt chẽ điện giải đồ và cân bằng dịch vào ra.

4.4 Hạ natri máu

Cơ chế chống chỉ định của Manitol trong hạ natri máu liên quan đến tác động của nó đến hệ thống nước và điện giải trong cơ thể. Khi Manitol được sử dụng, nó sẽ làm tăng lượng nước trong niệu đạo và đường tiểu. Điều này có thể gây ra mất natri từ cơ thể, dẫn đến tình trạng hạ natri máu.

Ở các bệnh nhân suy thận nặng, nếu sử dụng manitol thì thuốc sẽ không được thải trừ qua thận và sẽ tồn tại trong máu. Do đó, sẽ gây ra tình trạng kéo nước ra khỏi tế bào vào trong lòng mạch máu dẫn đến tình trạng hạ natri máu nhưng lại không giảm áp lực thẩm thấu máu.

4.5 Suy thận cấp

Ngoài ra, Manitol cũng có thể gây ra các vấn đề về thận, bao gồm suy thận và tăng creatinine trong máu. Khi thận không hoạt động hiệu quả, nó sẽ không thể loại bỏ đủ lượng Manitol khỏi cơ thể, dẫn đến tình trạng tăng độc tính của thuốc.

Có khoảng 6-7% các trường hợp sử dụng manitol bị suy thận cấp đã được báo cáo. Nguyên nhân được cho là do sự gia tăng quá cao áp lực thẩm thấu máu dẫn đến tổn thương thận.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *