Bài viết này giúp Nha sĩ nhìn nhận các đặc điểm giải phẫu – thích nghi với chức năng của khớp thái dương hàm, phân chia các thành phần khác nhau của khớp thái dương hàm vào các phần dễ hiểu, bắt đầu với cấu trúc tĩnh của khớp và sau đó tiến tới một sự hiểu biết làm thế nào để các cấu trúc đó hoạt động tạo ra hệ thống chức năng. Cùng đi vào tìm hiểu.
1. Yêu cầu đầu tiên để điều trị khớp cắn thành công
Không thể hiểu hết được những điểm cốt lõi của khớp cắn nếu không có nhận thức sâu sắc về giải phẫu, sinh lý và cơ chế sinh học của khớp thái dương hàm (TMJ). Yêu cầu đầu tiên để điều trị khớp cắn thành công là TMJs ổn định, thoải mái. Các khớp thái dương hàm phải có khả năng chấp nhận tải lực tối đa của các cơ nâng hàm mà không có dấu hiệu khó chịu.
Một trong những quy tắc quan trọng nhất trong thực hành nha khoa là luôn phải tìm ra nguyên nhân tại sao TMJs không thể chấp nhận tải lực để hoàn toàn thoải mái trước khi tiến hành bất cứ điều trị khớp cắn không hồi phục nào.
Chỉ khi hiểu chức năng TMJs bình thường, khỏe mạnh là như thế nào chúng ta mới biết được cái gì sai khi khớp không thực hiện chức năng thoải mái. Hiểu về TMJs là nền tảng trong chẩn đoán và điều trị đối với nha sĩ.
Một số những khía cạnh rõ ràng nhất của TMJ thường bị bỏ qua, mặc dù chúng là vô cùng quan trọng. Trong thực tế, một số kỹ thuật phổ biến nhất cho điều trị rối loạn thái dương hàm (TMD) dựa trên quan niệm sai lầm về chức năng của khớp thái dương hàm và nhiều quy trình được ủng hộ cho điều trị phục hồi hoặc chỉnh nha là không cần thiết hoặc gây bất lợi cho sự ổn định lâu dài. Để liên hệ từng khía cạnh từ hình thái đến chức năng, rất hữu ích khi phân chia các thành phần khác nhau của khớp vào các phần dễ hiểu, bắt đầu với cấu trúc tĩnh của khớp và sau đó tiến tới một sự hiểu biết làm thế nào để các cấu trúc đó hoạt động tạo ra hệ thống chức năng.
2. Các bề mặt của khớp thái dương hàm
Nếu chúng ta xem xét một hộp sọ khô, rõ ràng là các khớp nối bề mặt của lồi cầu và chỉ sự qua lại trong ổ khớp chỉ cho phép vận động xảy ra. Các lồi cầu thường được mô tả như là một khớp vạn năng, nhưng mô tả này không áp dụng vì mỗi lồi cầu chịu những hạn chế của chuyển động trên lồi cầu kia. Một lồi cầu không thể di chuyển theo bất kỳ cách nào mà không có chuyển động đối ứng ở bên đối diện . Trong chuyển động mở đóng, hai lồi cầu tạo thành một trục chung và vì vậy, có hiệu lực hoạt động như một khớp bản lề.
Mặc dù thực tế rằng lồi cầu hiếm khi đối xứng, chuyển động quay quanh trục xảy ra trên một trục bản lề cố định khi lồi cầu nằm hoàn toàn trong hõm khớp. Quay xung quanh một trục ngang cố định dường như không thể xảy ra vì tương quan gập góc của lồi cầu đến trục ngang. Mỗi lồi cầu thường tạo góc khoảng 90 độ với mặt phẳng ngành lên xương hàm dưới, khiến hai lồi cầu hợp lại một góc tù . Để hiểu làm thế nào lồi cầu với sự sắp xếp khác nhau có thể xoay quanh một trục cố định, chúng ta phải nhìn đường viền các cực trong và tương quan của chúng với hõm khớp. Vì góc độ khác nhau và không đối xứng của các lồi cầu, cực trong là điểm quay phổ biến hợp lý duy nhất mà cho phép một chuyển động quay thực sự xảy ra trên một trục cố định.
Để cực trong tác dụng như một điểm quay, hổ khớp phải bao quanh để tiếp nhận nó. Hình dạng tam giác đáp ứng chức năng cơ học này rất tốt và ngoài ra phần trong của hố được gia cố bằng xương dày vì vậy nó cũng có thể đáp ứng vai trò như một điểm dừng cho lực hướng lên của các cơ nâng hàm và lực hướng vào trong của các cơ chân bướm trong. Khác hơn so với phần trong được giữ chặt, trần hõm khớp luôn khá mỏng. Chiếu ánh sáng qua hộp sọ khô và bạn sẽ thấy rằng các xương trên trần hõm khớp của hố khá mờ, nhưng chú ý mật độ phần trong của hõm khớp và liên quan hình thái tới chức năng. Các TMJ được thiết kế như một khớp chịu lực và phải có khả năng chống lại các lực hàng trăm pound. Các lồi cầu phục vụ như một điểm tựa hai bên cho hàm dưới và do đó các khớp luôn luôn chịu lực nén bất cứ khi nào các cơ nâng hàm co. Các vùng chịu lực đặc biệt của hõm khớp đáp ứng với các lực lên trên, ra trước, vào trong của hệ thống cơ. Nó cũng giải thích tại sao một chuyển động sang bên tức thì không thể bắt đầu từ vị trí tương quan tâm.
Lồi khớp tạo thành phần trước của hố khớp. Vì có sự kéo nhẹ về phía trước của các cơ nâng hàm, các lồi cầu luôn giữ vững tỳ lên các lồi khớp (với đĩa khớp xen giữa). Quan trọng là các đường viền vững chắc của lồi khớp. Khi mặt trước của lồi cầu cũng là lồi, có thể thấy mục đích và tầm quan trọng của đĩa khớp hai mặt lõm phù hợp giữa hai bề mặt lồi. Vì vị trí giữa lồi cầu và lồi xương thái dương các đĩa chia khớp thành một ngăn trên và một ngăn dưới. Khoang dưới cho phép lồi cầu quay, trong khi ngăn trên cho trượt lên, xuống trên lồi khớp. Do đó, hàm dưới có thể xoay một cách tự do với một hoặc cả hai lồi cầu dịch chuyển về phía trước.
Mỗi lồi cầu phục vụ như là một điểm tựa và phải chịu một lực chủ yếu hướng lên trên từ các cơ nâng hàm, hõm khớp cung cấp một điểm dừng nhất định để chống lại lực đó. Phức hợp đĩa khớp lồi cầu có thể trượt lên lồi khớp cho đến khi cực trong bị chặn lại bởi một phần trong được tăng cường của hõm khớp. Điều này xảy ra tại điểm cao nhất mà phức hợp đĩa khớp-lồi cầu sắp hàng đúng có thể di chuyển. Nó xảy ra đồng thời với tiếp xúc vẫn duy trì tỷ lên các lồi khớp. Vị trí cao nhất cũng là vị trí mà cực trong được giữ tỳ lên gờ khớp trong (với đĩa xen giữa). Mối quan hệ này ổn định vị trí trung tâm nhất của hàm dưới ở tương quan tâm và ngăn chặn bất kỳ dịch chuyển sang bên nào xảy ra trong khi phức hợp đĩa khớp lồi cầu ở vị trí cao nhất. Sicher đã tuyên bố rằng “chỉ có gãy xương trong gờ khớp hoặc sự phá hủy mới có thể cho phép di dời vào trong của các lồi cầu. Sự hiện diện của các rìa khớp trong cũng ngăn ngừa sự dịch chuyển ra ngoài của lồi cầu, vì điều đó chỉ có thể xảy ra khi lồi cầu còn lại dịch chuyển vào trong.
Như thêm bằng chứng rằng đây là một khớp chịu lực, tất cả các bề mặt khớp của lồi cầu, hõm khớp, và lồi khớp được bao phủ bởi lớp vô mạch của mô liên kết sợi dày đặc. Sự vắng mặt của các mạch máu là một dấu hiệu chắc chắn cho thấy những khu vực đặc biệt được thiết kế để chịu được áp lực đáng kể. Các vùng vô mạch cũng không có phân bố thần kinh và bao gồm các vùng chịu lực của đĩa khớp, vì thế nếu lồi cầu và đĩa ở đúng vị trí trong hõm khớp, chúng có thể tiếp nhận một áp lực lớn mà không khó chịu.
Bản thân đĩa khớp là một ví dụ kinh điển của thiết kế cho chức năng. Nó bao gồm các lớp sợi collagen định hướng theo các hướng khác nhau để chống lại tác động của lực kéo lớn có thể xảy ra khi khớp trượt. Vùng chịu lực là vô mạch và vì vậy nó được nuôi dưỡng bằng chất hoạt dịch cũng như bôi trơn khớp để chức năng trượt được trơn tru. Lý do cho việc sử dụng sợi collagen thay vì sụn hyaline trong TMJ là do sụn cứng mà hoạt động tốt trong hầu hết các khớp khác sẽ không đủ mềm dẻo để thay đổi hình dạng cho phù hợp với đường viền của lồi khớp trong các chuyển động trượt.
Đĩa khớp được gắn chặt vào cực trong và cực ngoài của lồi cầu, do đó nó di chuyển cùng với lồi cầu. Dây chằng đĩa khớp, mà buộc đĩa khớp vào các cực, cho phép đĩa khớp xoay từ mặt trước của lồi cầu lên trên và ngược lại. Trong chức năng bình thường, đĩa luôn ở vị trí để áp lực từ lồi cầu hướng qua khu vực trung tâm chịu lực. Vị trí của đĩa được điều khiển bởi sự kết hợp của sợi đàn hồi gắn vào mặt sau của đĩa, mà giữ nó nhờ sự căng chống lại các hoạt động của bó trên cơ chân bướm ngoài bám vào mặt trước của đĩa khớp. Vì vậy, trong khi dây chằng đĩa khớp kéo đĩa cùng với chuyển động lồi cầu, luân chuyển của nó trên lồi cầu được xác định bởi mức độ của sự co hoặc duỗi của bó trên cơ chân bướm ngoài.
Nhiều quan niệm sai lầm về đĩa khớp là do sự miêu tả hình minh hoạ như một cái mũ nhỏ đội trên đỉnh lồi cầu. Nó thực sự bao bọc quanh lồi cầu tới điểm bám dính phía ngoài, phía trong và mép sau của nó khá dày. Sườn nghiêng lồi khớp thái dương càng dốc thì rìa đĩa khớp càng dày, một tính năng mà dường như chỉ ra tầm quan trọng của đĩa là một trong những cấu trúc kết hợp để xác định vị trí cao nhất của lồi cầu. Các vị trí chức năng của đĩa là một yếu tố quan trọng trong chuyển động hàm dưới và một số rối loạn có thể do sự mất phối hợp của nó.
Theo: Sách Functional Occlusion From TMJ to Smile Design – Dawson
Leave a Reply