Viêm khớp dạng thấp: Những cập nhật mới từ đông y

Trong đông y, viêm khớp dạng thấp được coi là do sự tắc nghẽn khí huyết và tích tụ độc tố trong cơ thể. Hiện nay, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng các bài thuốc thảo dược trong đông y có thể giúp điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả. . Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để hiểu rõ hơn.

1. Quan niệm Viêm khớp dạng thấp trong đông y

Theo quan niệm đông y, viêm khớp dạng thấp (VKDT) được xem là một bệnh lý do nguyên nhân từ các yếu tố bên ngoài như gió, lạnh và ẩm. VKDT được mô tả là do các yếu tố phong, hàn, ẩm và nhiệt gây ra, dẫn đến sự rối loạn chuyển hóa khí huyết và sự cản trở lưu thông khí huyết trong cơ thể. Từ đó gây ra sự tắc nghẽn của khí huyết và sự lắng đọng của độc tố trong các khớp và cơ thể. Sự tắc nghẽn khí huyết và sự tích tụ độc tố  gây ra các triệu chứng như đau khớp, sưng, đỏ, nóng và đau nhức. Các triệu chứng nêu trên cũng được mô tả trong phạm vi các bệnh chứng của y học cổ truyền như: Chứng Tý, Lịch tiết phong, Hạc tất phong.

Để điều trị VKDT, đông y sử dụng các phương pháp  bao gồm sử dụng thảo dược, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu và áp dụng các nguyên tắc thực dưỡng và dưỡng sinh phù hợp.

2. Các thể lâm sàng của Viêm khớp dạng thấp theo đông y

Khái niệm chứng Tý xuất hiện sớm nhất trong sách  Hoàng đế nội kinh. Chủ yếu các ghi chép về chứng  Tý được tìm thấy trong chương Tý luận. Trong các  tài liệu kinh điển, nguyên nhân gây chứng Tý bao  gồm ngoại nhân, nội thương và bất nội ngoại nhân.​ Trong các y văn trước đây đều phân loại chứng Tý thành 2 thể lớn là Phong hàn thấp tý (gồm Phong tý, Hàn tý, Thấp tý) và Phong thấp nhiệt tý.

2.1. Phong hàn thấp phạm quan tiết

– Triệu chứng:

  • Đau khớp kèm sưng tại  chỗ, tay chân nặng nề, cứng khớp buổi sáng, chườm nóng đỡ đau
  • Chất lưỡi bệu  ám tímrêu lưỡi trắng nhờn
  • Mạch huyền hoãn hoặc trầm khẩn.

– Pháp trị: ôn kinh tán hàn, trừ thấp thông lạc.​

– Bài thuốc: Độc hoạt ký sinh thang

2.2. Phong thấp nhiệt phạm quan tiết

– Triệu chứng:

  • Các khớp sưng nóng đỏ đau, nơi đau cảm giác nóng rát hoặc lạnh đỡ đau, gặp lạnh thì dễ chịu,
  • Bệnh phát ở  một khớp hoặc nhiều  khớp.
  • Kèm theo chứng trạng toàn thân phát sốt, khát  nước
  • Lưỡi vàng, mạch hoạt  sác

– Pháp trị: Thanh nhiệt trừ thấp, hoạt huyết​

– Bài thuốc: Bạch hổ quế chi thang gia vị​

2.3. Huyết ứ trở lạc

– Triệu chứng:

  • Các khớp đau nhiều về đêm, cảm giác như kim  châm
  • Da khô, móng tay chân khô, dễ gãy
  • Chất lưỡi ám tối, rìa lưỡi có điểm  huyết,  rêu trắng mỏng
  • Mạch tế sác

– Pháp trị: hoạt huyết hóa ứ, thư cân thông lạc

– Bài thuốc: Thân thống trục ứ thang gia giảm

3. Cập nhật các nghiên cứu mới về điều trị đông y

3.1. Độc hoạt ký sinh thang (DHJSD)

DHJSD là một đơn thuốc TCM cổ điển. Nó được khuyến nghị sử dụng trong Hướng dẫn kết hợp bệnh và hội chứng viêm khớp dạng thấp của Trung Quốc năm 2018. Do tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và hủy xương tốt, nó đã được kiểm chứng lâm sàng trong điều trị viêm khớp dạng thấp và có ít phản ứng phụ hơn

Một số vị thuốc trong bài Độc hoạt ký sinh thang

3.2. Bạch hổ quế chi thang (BHGZD)

Bằng thực nghiệm, Weijie Li và cộng sự (2020) đã chứng minh rằng BHGZD làm giảm mức độ nghiêm trọng, thay đổi bệnh lý, cũng như quá mẫn cơ học, lạnh và nhiệt trong quá trình tiến triển viêm khớp dạng thấp , dựa trên mô hình chuột AIA. Phân tích Western blot sâu hơn đã chứng minh rằng BHGZD làm giảm đáng kể nồng độ protein của TLR4, c-Fos/AP-1, IL2 và TNF, trong các khớp bị viêm của chuột (tất cả đều có p<0,05).

Kết luận: BHGZD có thể cải thiện một phần VKDT bằng cách khôi phục sự cân bằng của hệ thống “miễn dịch viêm” và sau đó đảo ngược các sự kiện bệnh lý trong quá trình phát triển VKDT thông qua việc điều chỉnh trục TLR4-c-Fos-IL2-TNF.

3.3 Thân thống trục ứ thang (STZYD)

Nghiên cứu được thực hiện vào năm 2022, chứng minh rằng STZYD làm giảm đáng kể các triệu chứng VKDT bằng cách cải thiện tình trạng đỏ và sưng ở chân, tổn thương xương và sụn, tăng sản màng hoạt dịch và sự xâm nhập của các tế bào viêm, đồng thời giảm việc tạo ra các cytokine tiền viêm IL-1β, IL-6, IL-17A và TNF-α ở chuột AIA.  Đường truyền tín hiệu TNF được coi là một trong những đường truyền tín hiệu chính của STZYD chống VKDT bằng phân tích KEGG, bao gồm một loạt các đường dẫn tín hiệu nội bào. Con đường truyền tín hiệu NF-κB điều chỉnh tình trạng viêm và khả năng miễn dịch trong con đường truyền tín hiệu TNF. STZYD ức chế rõ rệt sự biểu hiện của đường truyền tín hiệu NF-κB. Mười dấu ấn sinh học tiềm năng đã được tìm thấy trong các chất chuyển hóa dựa trên công nghệ LC-MS. Chuyển hóa alanine, aspartate và glutamate, chuyển hóa axit arachidonic là những con đường liên quan nhất đến STZYD chống VKDT.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

​Nguồn tham khảo

  1. Zhou X, Xiang K, Lu M, et al. A comparative study of the efficacy of Chinese herbal medicine Duhuo Jisheng decoction combined with DMARDs vs isolated DMARDs for rheumatoid arthritis: A protocol for systematic review and meta analysis. Medicine (Baltimore). 2020;99(50):e23479. doi:10.1097/MD.0000000000023479
  2. Li W, Mao X, Wu H, et al. Deciphering the chemical profile and pharmacological mechanisms of Baihu-Guizhi decoction using ultra-fast liquid chromatography-quadrupole-time-of-flight tandem mass spectrometry coupled with network pharmacology-based investigation. Phytomedicine. 2020;67:153156. doi:10.1016/j.phymed.2019.153156
  3. Jiang Y, Zheng Y, Dong Q, et al. Metabolomics combined with network pharmacology to study the mechanism of Shentong Zhuyu decoction in the treatment of rheumatoid arthritis. J Ethnopharmacol. 2022;285:114846. doi:10.1016/j.jep.2021.114846


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *