Sự hiểu biết về quản lý đau không chỉ giúp bệnh nhân học cách để tham gia vào kiểm soát cơn đau của riêng mình, mà còn giúp các bác sĩ tạo ra một môi trường thuận lợi khi làm việc giúp bệnh nhân giảm bớt căng thẳng, cải thiện tâm trạng lo âu, tập trung chú ý vào vấn đề khác để giảm đau. Cùng tìm hiểu trong bài viết này.
1. Định hướng chiến lược quản lý đau trong Răng Hàm Mặt
Chiến lược quản lý và kiểm soát đau được xem như một chuỗi liên tục và phối hợp, bổ sung lẫn nhau, trong đó một số kỹ thuật phần lớn dựa trên tâm lý học và một số kỹ thuật phần lớn dựa trên dược lý học. Nghiên cứu hình ảnh thần kinh đã đưa ra cơ sở sinh lý cho sự điều chỉnh tâm lý đau, với các hoạt động trong quá trình nhận biết đau được chứng minh là có thể bị thay đổi bởi trạng thái tập trung, cảm xúc tích cực và tiêu cực, sự đồng cảm, sự ám thị thôi miên, quan điểm thái độ, sự kỳ vọng và việc sử dụng giả dược. Các yếu tố tâm lý kích hoạt hệ thống điều chỉnh đau (modulatory) nội tại trong não, giống như những thay đổi được kích hoạt khi sử dụng thuốc để làm giảm đau. Đây là điều quan trọng để các bác sĩ răng hàm mặt và bệnh nhân hiểu được ảnh hưởng của trạng thái tâm lý đối với sự lan truyền đau. Sự hiểu biết đó sẽ không chỉ giúp bệnh nhân học cách để tham gia vào kiểm soát cơn đau của riêng mình, mà còn giúp các bác sĩ tạo ra một môi trường thuận lợi khi làm việc giúp bệnh nhân giảm bớt căng thẳng, cải thiện tâm trạng lo âu, tập trung chú ý vào vấn đề khác để giảm đau.
2. Một số chiến lược cụ thể
Các phương pháp điều chỉnh các yếu tố này có thể tác động chọn lọc trên các cơ quan nhận cảm cảm giác hoặc biểu lộ cảm xúc của hệ thống nhận cảm đau hoặc cả hai.
Bác sĩ răng hàm mặt có thể sử dụng sự tập trung và cảm xúc để giảm đau cho bệnh nhân bằng liệu pháp thư giãn và làm giảm chú ý (phân tâm).
- Cả sự phân tâm và các tình trạng cảm xúc dương tính đều có thể làm thay đổi cảm giác đau, và nó tác động thông qua hệ thống điều tiết độc lập nhau. Do đó, bất kì hoạt động nào làm chuyển hướng sự chú ý từ một thủ thuật (cách thức) đau đớn và giúp cải thiện tình trọng cảm xúc của bệnh nhân thì đều có thể hữu ích trong thực hành răng hàm mặt.
- Các thủ thuật trong răng hàm mặt thường xuyên gây lo lắng cho bệnh nhân. Do sự lo lắng và stress sẽ làm tăng cảm nhận đau, nên việc sử dụng các biện pháp can thiệp nhằm giảm lo lắng, cải thiện tâm trạng cũng như làm bệnh nhân phân tâm khá quan trọng. Có nhiều phương pháp có thể dễ dàng thực hiện được trong phòng khám như mở nhạc. xem các bộ phim hài hước trên một màn hình ngay trước ghế răng (hoặc với hệ thống kính mắt) hoặc dùng các mùi hương dễ chịu trong phòng khám. Hướng dẫn bệnh nhân hít sâu thở đều cũng giúp thư giãn cơ hoặc điều hòa lưu lượng máu qua đó làm giảm đau. Các biện pháp này đã được chứng minh hiệu quả giảm đau trên một số bệnh nhân.
- Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng không phải tất cả mọi người đều đáp ứng tốt với cùng một phương pháp điều trị. Ví dụ, một số nhà nghiên cứu nhận thấy cả hai phương pháp thư giãn ngắn và phân tâm bằng âm nhạc đều làm giảm lo lắng đáng kể trong răng hàm mặt, nhưng phương pháp thư giãn có hiệu quả rõ rệt hơn với những bệnh nhân lo lắng nhiều, trong khi phương pháp gây phân tâm bằng âm nhạc không đạt hiệu quả bằng. Do đó, việc thu thập các thông tin liên quan đến đặc điểm tính cách của bệnh nhân trước khi làm thủ thuật sẽ giúp bác sĩ lựa chọn được chiến lược (không sử dụng thuốc) để giảm đau và lo lắng có hiệu quả nhất.
- Cuối cùng, thu hút bệnh nhân vào những hoạt động làm phân tâm giảm chú ý trong giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật cũng khá hữu ích. Levine và cộng sự báo cáo những bệnh nhân được phẫu thuật lấy răng khôn hàm trên và hàm dưới cho thấy đau sau nhỏ nhiều hơn nếu được hỏi mô tả cảm giác đau cử 20 phút một lần hơn là những bệnh nhân được hỏi một tiếng một lần.
Cung cấp thông tin chính xác chuẩn bị trước phẫu thuật và thủ thuật răng hàm mặt
- Rất hữu ích để giảm lo lắng, giảm mức độ nặng nề của con đau.
- Đặc biệt, thu thập các thông tin bao gồm mô tả cảm giác mà bệnh nhân sắp trải qua và trình tự các thủ thuật y khoa luôn được cho là cách hữu ích nhất trong việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực, cảm giác đau đớn, buồn phiền (so sánh với việc chỉ mô tả cảm giác của bệnh nhân hay trình tự, quy trình thủ thuật một cách riêng lẻ)
Sử dụng thuốc và giả được để giảm đau.
Thôi miên.
- Có thể là một kỹ thuật rất hiệu quả với một số có thể thích hợp. Bệnh nhân được thư giãn hoàn toàn, được thuyết phục tin rằng thổi miền sẽ làm giảm đau, các suy nghĩ về đau cũng được hướng dẫn khác đi.
- Người ta có thể áp dụng phương pháp này với những trường hợp đau cấp như khi sinh nở, chữa răng, bị bỏng hay đau đầu trên những bệnh nhân đã lựa chọn cẩn thận (Barber, 1963).
Châm tê
Uống thuốc an thần trước phẫu thuật thường được sử dụng để giảm bớt lo âu.
Thuốc an thần thức tỉnh (conscious sedation)
- Sử dụng khí N2O, hoặc các chất được lý khác có một vị trí quan trọng trong các chiến lược sẵn có của bác sĩ răng hàm mặt để làm giảm đau và giảm lo lắng.
- Không nghi ngờ gì khi gây tê tại chỗ trở thành một biện pháp chính của của bác sĩ răng hàm mặt để giúp ngăn chặn đau.
Gây mê đường toàn thân.
- Hữu ích trong răng hàm mặt trong trường hợp những bệnh nhân không thể thực hiện được điều trị trên ghế răng thông thường.
Với sự đa dạng của các chiến lược sẵn có trong răng hàm mặt để quản lý hoặc ngăn ngừa sự khó chịu và đau thì ta có thể dễ dàng đặt được mục tiêu là giữ cho bệnh nhận được bình tĩnh, dễ chịu và hợp tác hơn bao giờ hết.
Nguồn: Sách Tâm lý và Đạo đức trong Răng Hàm Mặt – NXB Giáo dục Việt Nam
Leave a Reply