Bệnh bụi phổi là một bệnh do hít phải các loại bụi mịn và các hạt nhỏ khác trong không khí, thường gặp ở những người làm việc trong các ngành công nghiệp đòi hỏi tiếp xúc với bụi, như xây dựng, khai thác mỏ, sản xuất xi măng và đường, cũng như các nghề khai thác và chế biến kim loại. Bệnh bụi phổi cũng có thể xảy ra khi người ta hít phải các hạt bụi từ môi trường sống. Các phương pháp cận lâm sàng chẩn đoán bệnh bụi phổi là rất quan trọng trong việc xác định chính xác bệnh và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.
1. Phương pháp chụp Xquang phổi
Cho đến nay Xquang ngực vẫn là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh bụi phổi. Tổ chức Lao động quốc tế (International Labour Organization-ILO) đã xuất bản Hướng dẫn phân loại tổn thương trên Xquang ngực chẩn đoán bệnh bụi phổi. Mục tiêu của hướng dẫn này là chuẩn hoá phương pháp, và kỹ thuật để có thể so sánh dữ liệu dịch tễ, nghiên cứu trên toàn cầu. Năm 2011, ILO xuất bản bộ phim tiêu chuẩn kỹ thuật số là bộ phim tiêu chuẩn mẫu với các dạng và mức độ tổn thương để các bác sĩ có thể đọc và so sánh. Các hình mờ tổn thương nhu mô được ký hiệu được ký hiệu p, q, r cho các nốt dạng tròn có kích thước đường kính tương ứng là: <1.5mm; 1.5-3mm; >3mm.
Ký hiệu s, t, u cho đường mờ bất thường với kích thước tương ứng là <1.5mm; 1.5- 3mm; >3mm.
Mức độ tập trung của tổn thương chia làm 12 mức độ từ 0/-, 0/0, 0/1 đến 3/2, 3/3 và 3+ (so sánh trên phim tổn thương tiêu chuẩn).
Các nốt mờ nhu mô có đường kính lớn hơn 1cm được coi là tổn thương bụi phổi phức tạp với 3 mức độ phân loại A, B, C.
– Mức độ A: 1 hình mờ có cạnh lớn nhất <5cm hoặc tổng các cạnh lớn nhất của nhiều nốt mờ <5cm.
– Mức độ B: Một hình mờ có cạnh lớn nhất vượt 5cm nhưng không vượt quá thuỳ trên phổi phải hoặc nhiều hình mờ có tổng các cạnh lớn nhất vượt 5cm nhưng không vượt quá thuỳ trên phổi phải.
– Mức độ C: một hoặc nhiều hình mờ có tổng kích thước lớn hơn thuỳ trên phổi phải.
Tổn thương dày màng phổi được phân loại a,b,c với tiêu chuẩn tương ứng là: a=<5mm; 5<b<10mm, c>=10mm.
Mức độ lan rộng vôi màng phổi được phân loại 1, 2, 3. Tương ứng: ¼, ¼-½, và >½ của lồng ngực.
2. Phương pháp chụp HRCT ngực
Phim CT ngực ngày càng được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán bệnh bụi phổi, đặc biệt có giá trị khi có sự không đồng thuận giữa các người đọc trên phim phổi tiêu chuẩn và được ghi nhận có độ nhạy cao hơn trong chẩn đoán bệnh bụi phổi đơn giản ở các trường hợp không phát hiện được tổn thương trên X- quang ngực chuẩn. Ở các trường hợp tổn thương phức tạp có thể thấy các tổn thương thứ phát của cấu trúc phổi bị xoắn vặn do quá trình xơ hoá như giãn phế nang. Tổn thương ưu thế thuỳ trên hai phổi.
3. Giải phẫu bệnh
Chẩn đoán giải phẫu bệnh là không phổ biến để chẩn đoán bụi phổi.
Biểu hiện mô bệnh học của các bệnh lý bụi phổi bao gồm các hình ảnh sau:
– Bệnh bụi phổi đơn giản (Simple Pneumoconiosis): phát hiện các hạt bụi hoặc nốt bụi có kích thước lên tới 1 cm, trong phế nang, ống phế nang hay tiểu phế quản.
– Bụi phổi biến chứng (Complicated pneumoconiosis): phát hiện các hạt bụi hoặc nốt bụi có kích thước lên tới 10 cm, trong phế nang, ống phế nang, tiểu phế quản hay mô kẽ.
– Viêm và xơ hóa mô kẽ lan tỏa (Diffuse Interstitial Inflammation and Fibrosis): Các biểu hiện giúp ích trong chẩn đoán viêm và xơ hóa mô kẽ lan tỏa do tiếp xúc với bụi là (1) Sự hiện diện một lượng lớn chất các sắc tố và lưỡng chiết bụi trong nhu mô phổi; (2) Sự hiện diện của các tinh thể sắt; (3) Sự hiện diện của các hạt bụi hay nốt bụi xen kẽ trong các vùng viêm / xơ hóa.
– Bụi khoáng gây viêm tiểu phế quản (Mineral dust-induced bronchiolitis): Viêm tiểu phế quản do bụi khoáng có thể do tiếp xúc với bụi silic, oxit sắt, oxit nhôm và amiăng. Khói thuốc lá có thể tạo ra những bất thường tương tự, đặc biệt là ở vách các tiểu phế quản.
Bảng: Tóm tắt biểu hiện bệnh bụi phổi theo tác nhân
Tác nhân/Bệnh lý | Bệnh bụi phổi đơn giản | Bệnh bụi phổi biến chứng | Viêm & xơ hóa mô kẽ lan tỏa | Bụi khoáng gây viêm tiểu phế quản | Bệnh tích protein phế nang |
Bệnh bụi phổi than (CWP: coal worker’s pneumoconiosis) | Có | Có | Không thường xuyên | Có | Không |
Xơ hóa phổi do bụi silic hay hỗn hợp (Silica/silicosis and mixed dust fibrosis) | Có | Có | Không thường xuyên | Có | Có |
Bụi phổi silicate (Silicates (e.g., talc/talcosis) | Có | Có | Có | Có | Không |
Bụi phổi amiăng (Asbestos/asbestosis) | Không | Không | Có | Có | Không |
Bệnh do kim loại nặng (Hard metal disease) | Không | Không | Có | Có | Không |
![Các hình ảnh mô học bụi phổi(A) Bệnh bụi phổi than (coal worker’s pneumoconiosis) (B) Bệnh bụi phổi silic (C) Bệnh bụi phổi amiăng với thể amiăng (mũi tên)](http://noithathoaphat.in/ctv/wp-content/uploads/2023/04/1-14-300x169.jpg)
Chỉ số về chức năng phổi không chỉ đánh giá mức độ suy giảm chức năng hô hấp mà còn theo dõi mức độ tiến triển của bệnh. Người bệnh thể bụi phổi đơn giản thường ít phát hiện thấy suy giảm chức năng phổi. Nhưng ở thể phức tạp rối loạn thông khí hạn chế phối hợp với suy giảm chỉ số FEV1, DLCO giảm nặng, 6 phút đi bộ giảm.
Tóm lại, việc sử dụng các phương pháp cận lâm sàng chẩn đoán phù hợp và chính xác là rất quan trọng trong việc đưa ra chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.
Nguồn tham khảo: Bộ Y tế
Leave a Reply