Bằng cách sử dụng các bộ câu hỏi, thang đo,… đặc trưng, bài viết dẫn dắt các Nha sĩ tìm hiểu phương pháp đánh giá sự lo lắng và sợ hãi trên đối tượng bệnh nhân, đặc biệt là đối tượng trẻ em, đồng thời đưa ra giải pháp đánh giá tâm lý, hỗ trợ nhiều trong quá trình thực hành lâm sàng. Cùng tìm hiểu thêm.
1. Sự thay đổi trong nhận thức về sợ hãi theo tuổi
Sự biểu hiện và cường độ sợ hãi của trẻ rất khác nhau theo cảm xúc, tình trạng bệnh tật và tuổi tác. Những đứa trẻ khi ngái ngủ thường dễ sợ hãi và bị kích thích hơn là những trẻ tỉnh táo hoàn toàn là do khả năng chịu đựng những điều bất an thấp hơn. Những trẻ thể chất khỏe mạnh phản ứng tích cực hơn những trẻ gầy yếu hoặc tần tật. Những trẻ tinh thần hoạt bát thường phản ứng nhanh nhẹn và lanh lợi hơn so với trẻ chậm phát triển trí tuệ.
2-3 tuổi
Đây là thời điểm vừa đủ để trẻ tiếp xúc với răng hàm mặt. Ở độ tuổi này trẻ ít sợ hơn với những người lạ và các vật xung quanh. Lúc này cũng rất thích hợp để phòng tránh các vấn đề răng miệng.
3-4 tuổi
Nỗi sợ hãi của sự chia cắt và bị bỏ rơi chiếm ưu thế ở lứa tuổi này. Chúng nghĩ và cảm thấy rằng chữa răng là một hình thức hành hạ”. Theo nghiên cứu của Frankel (1961) đã tiến hành yêu cầu bố mẹ trẻ có mặt trong suốt thời gian làm thủ thuật răng hàm mặt. Điều này tạo ra hiệu quả đáng kể cho cả cha mẹ và những trẻ dưới 4 tuổi khi mẹ chúng đứng bên trong suốt thời gian điều trị. Những trẻ trên 4 tuổi biểu hiện hành vi không có gì khác cho dù bố mẹ chúng có mặt hoặc không.
4 tuổi là đỉnh điểm để xác định rõ ràng mức độ sợ hãi và giảm dần khi trẻ từ 4-6 tuổi với những biểu hiện sớm nhất của sợ hãi ví dụ như dễ suy sụp và là hết. Mức độ sợ hãi giảm đi có thể do:
– Nhận ra rằng không có gì là đáng sợ.
– Áp lực xung quanh khiến trẻ cố gắng che giấu sự sợ hãi
– Sự hướng dẫn của người lớn.
Trong giai đoạn phát triển trí tưởng tượng, trẻ chơi những trò chơi đóng vai, cảm thấy được an ủi, từ đó dũng cảm đối mặt với tình huống thật. Những trẻ thông minh thưởng thể hiện dễ sợ hãi hơn bởi vì chúng nhận thức được sự nguy hiểm và miễn cưỡng chấp nhận lời hứa.
7 tuổi
Đứa trẻ cố gắng giải quyết nỗi sợ hãi thật sự. Sự giúp đỡ của gia đình rất quan trọng trong việc giúp trẻ hiểu và vượt qua sự sợ hãi của chính mình. Trẻ có thể nói lý do hoặc diễn tả cho bác sĩ răng hàm mặt thấy chỗ đau bằng cử chỉ.
8-10 tuổi
Trẻ em học được cách chịu đựng những cảm giác khó chịu và biết vâng lời hơn. Khả năng kiểm soát cảm xúc phát triển đáng kể.
Tuổi thiếu niên
Chúng bắt đầu quan tâm tới diện mạo bên ngoài. Bác sĩ răng hàm mặt cũng như những yếu tố thúc đẩy đứa trẻ chú ý tới vấn đề răng miệng có thể thu hút trẻ khi nhắc tới các ảnh hưởng về thẩm mỹ.
2. Biểu hiện và các phương pháp đánh giá lo lắng và sợ hãi Răng Hàm Mặt
Ở các trẻ nhỏ thì sự lo lắng và sợ hãi này được thể hiện ra ngoài bằng cách như là hét, khóc, rên rỉ, chống đối hay những biểu hiện như muốn đi vệ sinh, nôn, họ, khó thở. Ở những trẻ lớn hơn thì sự lo lắng và sợ hãi có thể được biểu hiện kín đáo hơn qua các cử chỉ (như có chân, co tay) hay bằng thái độ (rụt rè, lo sợ, mất kiên nhẫn).
Tùy theo mục đích khác nhau mà các phương pháp đánh giá sợ hãi răng hàm mặt được sử dụng. Có 4 loại phương pháp đánh giá sợ hãi răng hàm mặt. gồm:
Đánh giá dựa trên hành vi của trẻ: Phần lớn các thang điểm đánh giá khá đơn giản, dễ sử dụng nên được áp dụng phổ biến trên lâm sàng. Một số thang điểm hay được sử dụng: thang điểm đánh giá hành vi của Frankl, Wright,…
+ Thang điểm đánh giá hành vi của Frankl (FBRS)
* Ví dụ về thang điểm của Frankl
- Điểm 0: Biểu hiện thái độ rất tiêu cực: từ chối điều trị, la hét nhiều, chống đối điều trị
- Điểm 1: Biểu hiện thái độ tiêu cực: ít chấp nhận điều trị, có những biểu hiện chống đối nhưng không biểu hiện hoàn toàn (tỏ ra cầu kinh, nhãn nhỏ)
- Điểm 2: Biểu hiện thái độ tích cực: chấp nhận điều trị. Trẻ tỏ ra thận trọng nhưng đều làm theo yêu cầu của bác sĩ
- Điểm 3: Biểu hiện thái độ rất tích cực: quan hệ tốt với bác sĩ, thích thú khi điều trị. Trẻ hay cười và dường như rất thích đi khám răng
+ Phân loại theo Wright và Wright bổ sung
Đo các chức năng sống của trẻ: Phương pháp đánh giá thông qua việc đo các chức năng sống của trẻ: là phương pháp đánh giá khách quan, đáng tin cậy, đòi hỏi cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp cũng như kỹ năng của bác sĩ hay nghiên cứu viên. Các chức năng sống phù hợp cho việc xác định tâm lý của trẻ như:
+ Nhịp tim
+ Phản xạ thần kinh da, cơ
+ Nhiệt độ của da mũi
Kỹ thuật phóng chiếu: Phương pháp sử dụng kỹ thuật phóng chiếu và phương pháp thông qua thang điểm đánh giá tâm lý: là hai phương pháp được sử dụng rộng rãi nhằm đánh giá mức độ sợ hãi của trẻ trong khám và điều trị răng miệng. Một số thang điểm phổ biến ở hai phương pháp trên sẽ được trình bày cụ thể dưới đây:
+ Thang điểm đánh giá qua mặt cười (FIS): Gồm 5 khuôn mặt từ rất vui vẻ đến rất sợ hãi. Mặc dù thang điểm này cung cấp rất ít thông tin nhưng nó lại dễ sử dụng để đánh giá các tình huống trên lâm sàng và phù hợp cho đối tượng trẻ rất nhỏ.
+ Thang điểm đánh giá qua tranh của Venham (VPS): Là thang điểm được sử dụng trước khi tiến hành điều trị, gồm tâm cặp bức tranh. mỗi bức tranh là tranh vẽ hai cậu bé với cảm xúc đối lập nhau. Tre sẽ được yêu cầu chọn một trong hai bức tranh giống với cảm xúc của mình lúc đó nhất. Phương pháp này dễ dàng áp dụng và tính điểm, tuy nhiên nhân vật trong tranh tất cả đều là nam và sẽ có một số vấn đề nếu đối tượng điều tra là bé gái. Ngoài ra, cảm xúc nhân vật trong tranh còn mơ hồ, chưa có sự khác biệt rõ ràng giữa hai cậu bé trong cùng một bức tranh. Với những trẻ nhỏ, nhận thức để hiểu và lựa chọn đúng bức trình ứng với cảm xúc vẫn là một vấn đề rất khó.
Thang điểm đánh giá tâm lý:
+ Thang điểm khảo sát sợ hãi của trẻ trong nha khoa (CFSS-DS): Thang điểm CFSS-DS được biết đến là công cụ phổ biến nhất được sử dụng để đánh giá sợ hãi ở trẻ em do Cuthbert và Melamed thiết kế (1982). Ngoài ra, thang điểm CFSS-DS còn có phiên bản dành cho bố mẹ đã được công bố hợp lệ và có độ tin cậy cao. Hầu hết các phương pháp đánh giá sợ hãi răng hàm mặt ở trẻ em sử dụng bảng câu hỏi tự trả lời. Nhưng với những trẻ quá nhỏ, chưa có khả năng đọc viết rất khó để hoàn thành bộ câu hỏi, thang điểm được sử dụng cho người đại diện của trẻ và thường là bố mẹ của trẻ. Tuy nhiên, đôi khi cha mẹ cũng không thể xác định chính xác mức độ sợ hãi răng hàm mặt của con họ. Thang điểm có điểm tới hạn rõ ràng đánh giá mức độ lo lắng và sợ hãi của trẻ. Độ tin cậy và tính chính xác cao, tuy nhiên, các câu hỏi trong thang điểm CFSS- DS không phản ánh được hết các khía cạnh của lo lắng răng hàm mặt như nhận thức, sinh lý, hành vi, cảm xúc vẫn chưa được đánh giá.
Thang điểm CFSS-DS gồm 15 câu hỏi về các tình huống gặp phải trong khi được khám và điều trị răng miệng, mỗi tình huống được tính điểm từ 1 đến 5 theo thứ tự mức độ lo lắng tăng dần, trong đó 1 “Hoàn toàn không sợ”, 2 “Hơi sợ một chút”, 3 “Sợ vừa phải”, 4 “Sợ nhiều”, 5 “Sợ rất nhiều”. Trẻ sẽ trả lời bằng cách lựa chọn đáp án tương ứng với cảm xúc của mình khi gặp các tình huống đó. Điểm CFSS-DS tính bằng tổng điểm của các tình huống, từ 15 đến 75 điểm. Trẻ được đánh giá là “Không sợ hãi” khi tổng điểm nhỏ hơn 38 điểm. “Có sợ hãi” khi tổng điểm ≥ 38.
+ Thang điểm khảo sát sợ hãi nha khoa của trẻ trong nha khoa bản sửa đổi (MCDAS): Thang điểm đánh giá sợ hãi trong răng hàm mặt ở trẻ em có sử dụng mặt cười (MCDAS). Thang điểm đánh giá lo lắng răng hàm mặt của Corah (CDAS) là một trong những công cụ hữu ích và phổ biến nhất được áp dụng cho người lớn. Khi nghiên cứu trên đối tượng trẻ em, bộ CDAS trở nên phức tạp, do vậy thang điểm đánh giá lo lắng răng hàm mặt trẻ em (MCDAS) ra đời, dựa trên cơ sở bộ CDAS. Tuy nhiên, nhược điểm của MCDAS đòi hỏi trẻ em phải có trình độ nhận thức nhất định để hiểu và trả lời đúng câu hỏi. Trong một số tình huống hoặc môi trường gây ra lo lắng ở trẻ em, có thể gây ra tình trạng giảm nhận thức, làm sai số trong kết quả trả lời bảng câu hỏi. Để khắc phục nhược điểm đó, thang điểm đánh giá lo lắng răng hàm mặt trẻ em có kèm theo các khuôn mặt trả lời (MCDASf) được đưa vào sử dụng. Thể hiện tính ưu việt hơn các công cụ trước. bộ công cụ này áp dụng trên cả đối tượng trẻ khá nhỏ hoặc trẻ đang có cũng thăng trong răng hàm mặt. Thang điểm MCDASf được công nhận hợp lệ và có độ tin cậy cao khi áp dụng trên đối tượng trẻ em từ 8 đến 12 tuổi. Bộ câu hỏi gồm 8 câu hỏi đánh giá lo lắng trong răng hàm mặt. Các câu hỏi về gây tê tại chỗ, các quy trình trong khám và chữa răng miệng, các phương thức giảm đau. Với mỗi câu hỏi, sẽ có 5 khuôn mặt là 5 câu trả lời,
tương ứng là 5 mức độ lo lắng và sợ hãi từ thấp đến cao, từ không lo lắng đến rất lo lắng và sợ hãi. Mỗi câu trả lời sẽ có thang điểm từ 1-5 điểm. Tổng điểm từ 8-40 điểm.
+ Thang điểm đánh giá sự sợ hãi của Kleinknect (DFS): Sau những nghiên cứu của Kleinknecht, Klepac, Alexander (1973) và Kleinknecht, Bemstein (1987) được đăng trên tạp chí khoa học, cuộc điều tra về sợ hãi răng hàm mặt đã được tiến hành thử nghiệm tâm lý, để đánh giá sợ hãi xuất hiện trong các tình huống đặc biệt trong thực hành răng hàm mặt. Đây là thang công cụ phổ biến thứ hai để đánh giá lo lắng, sợ hãi trong răng hàm mặt. Bộ công cụ viết tắt là DFS, bao gồm hai mươi câu hỏi trong đó có hai câu về né tránh răng hàm mặt, một câu đánh giá tổng quan sự sợ hãi chung, 5 câu hỏi giúp đánh giá về phản ứng sinh lý của cơ thể, 12 câu hỏi về các kích thích đặc biệt. Bộ câu hỏi DFS sẽ được cho từ 20-100 điểm, có 25% số điểm của các biểu hiện và thay đổi sinh lý, 60% liên quan đến các kích thích đặc biệt, 10% của né tránh và 5% phản ánh chung về sự sợ hãi, rõ ràng có sự mất cân xứng trong việc cho điểm giữa các phần. Thang điểm DFS thích hợp có ý nghĩa là một công cụ thực hành hơn là đánh giá sợ hãi trên cơ sở lý thuyết. Do vậy, nó cung cấp thông tin cho các nhà lâm sàng hiểu rõ hơn sự sợ hãi của bệnh nhân, không thích hợp để đo lường sự sợ hãi đó.
+ Thang điểm đánh giá lo lắng nha khoa của Stouthard (DAI): Đánh giá chính xác lo lắng trong răng hàm mặt là một vấn đề rất quan trọng trong lâm sàng. Thang điểm đánh giá sợ hãi DFS là một trong những thang điểm khá phổ biến được áp dụng để đánh giá sợ hãi trên người lớn được chứng minh độ tin cậy và tính hợp lệ ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, thang điểm này gồm một số lượng lớn các câu hỏi. Trong khi đó bảng rút gọn của thang điểm DAI (ba mươi sáu câu hỏi) là bảng S-DAI chỉ gồm chín câu hỏi trong một số nghiên cứu cho thấy dễ sử dụng hơn cho hầu hết mọi người. Một ưu điểm lớn nhất của DAI là trong bộ câu hỏi có đưa các tình huống, phương pháp điều trị có thể gây ra những lo lắng răng hàm mặt, khi sử dụng sẽ đánh giá phản ứng sinh lý, nhận thức và hành vi của đối tượng.
Phương pháp đánh giá dựa trên hành vi của trẻ, thông qua ý kiến chủ quan của bác sĩ trực tiếp khám và điều trị cho trẻ hoặc nghiên cứu viên
Nguồn: Sách Tâm lý và Đạo đức trong Răng Hàm Mặt – NXB Giáo dục Việt Nam
Leave a Reply