Lo lắng và sợ hãi trong Nha khoa là một vấn đề các Nha sĩ luôn phải đau đầu suy nghĩ, không chỉ ở khía cạnh người lớn, mà đặc biệt là đối tượng trẻ em đến thăm khám Nha khoa. Từ lâu, các bác sĩ luôn tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào để giảm đi lo lắng và sợ hãi khi chữa răng”, và thực sự đây là một vấn đề vô cùng nan giải. Cùng tìm hiểu sâu hơn ở bài viết này và nhận được câu trả lời thỏa đáng.
1. Tổng quan chung
Mặc dù từ lâu, các bác sĩ răng hàm mặt luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để trẻ em cũng như người lớn giảm đi việc lo lắng và sợ hãi khi đi chữa răng tuy nhiên vấn đề này vẫn là vấn đề nan giải và không có sự giảm bởi. Nguồn gốc của những sợ hãi này được hình thành bởi sự kết hợp của rất nhiều yếu tố khác nhau liên quan đến tuổi. giới, tiền sự thăm khám răng hàm mặt, yếu tố gia đình và điều kiện kinh tế. Nhìn chung, mức độ lo lắng phụ thuộc vào nhóm tuổi, tiền sử điều trị răng hàm mặt, ấn tượng và trải nghiệm trong những lần điều trị trước đây do vậy bác sĩ răng hàm mặt cần phải có một kế hoạch điều trị cụ thể,và phù hợp với tâm lý của trẻ.
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lo lắng và sợ hãi ở trẻ
– Tuổi: rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mức độ sợ hãi răng hàm mặt khác nhau ở các độ tuổi khác nhau, cụ thể là trước dậy thì và dậy thì. Tuy nhiên, mối liên quan giữa tuổi và sợ hãi răng hàm mặt sẽ trở nên ít quan trọng hơn khi trẻ lớn hơn hoặc bằng sáu tuổi vì trẻ có thể đối mặt với tình huống răng hàm mặt sau độ tuổi này.
– Giới: nếu xét theo khía cạnh giới tính, trẻ nữ thường có tỷ lệ sợ hãi cao hơn so với trẻ nam. Điều này có thể do tính cách của nữ giới nhẹ nhàng, nhu mô đối lập với nam giới thưởng mạnh mẽ, táo bạo.
– Trải nghiệm bệnh lý toàn thân: những ấn tượng trong khám, điều trị bệnh lý toàn thân có thể ảnh hưởng đến tâm lý trẻ. Trẻ có thái độ tiêu cực hay tích cực phụ thuộc vào ấn tượng của trẻ trong lần đầu tiên khi đến bệnh viện là ấn tượng tốt hay xấu. Những trẻ có bệnh toàn thân có liên quan trực tiếp đến răng miệng như viêm tại tái phát và bệnh hen thưởng hay có thái độ sợ hãi khi chữa rằng hơn.
– Trải nghiệm răng hàm mặt: thái độ, hành vi của trẻ trong lần thăm khám răng hàm mặt lần này được quyết định bởi phần lớn về ấn tượng trong lần khám đầu tiên hoặc những trai nghiệm răng hàm mặt tử trước đó. Trải nghiệm tiêu cực thưởng đem lại cho trẻ cái nhìn không tốt về răng hàm mặt trong những lần khám về sau. Do đó, trẻ sẽ có biểu hiện không hợp tác, né tránh, chống đối bác sĩ. Những ấn tượng tốt sẽ giúp trẻ cam giác thoải mái, thư giãn, bởi lo âu khi khám và điều trị răng miệng.
– Đặc điểm gia đình:
+ Vị trí của trẻ trong gia đình: được tìm thấy có mối liên quan đến sợ hãi răng hàm mặt. Điều này có thể được giải thích do thứ tự trẻ trong gia đình quyết định một phần việc hình thành nên tính cách của trẻ, thông qua đó ảnh hưởng đến phản ứng, hành vi, cách cư xử của trẻ trong tình huống răng hàm mặt. Con cả có xu hướng là những trẻ chín chắn và biết kiểm soát, do vậy nhóm đối tượng này có tỷ lệ sợ hãi răng hàm mặt thấp nhất. Con một thường nhận sự chăm sóc tốt nhất từ bố mẹ vì không phải chia sẻ sự quan tâm của người lớn với ai khác, vì vậy trẻ có xu hướng phá vỡ nguyên tắc, thiếu hợp tác. Nhóm đối tượng là con út thông thường có áp lực trong gia đình giảm bớt, trẻ được tự do thể hiện bản thân và nhận được nhiều sự quan tâm, chiều chuộng từ bố mẹ cũng như các anh chị lớn, tuy nhiên vì là thành viên nhỏ nhất nên con út cũng dễ có xu hưởng bị anh chị lớn hơn áp đặt. Con thứ – những anh, chị đứng giữa trong gia đình thông thường đảm nhiệm vai trò “người đàm phán”, có xu hướng tương đối độc lập và khả năng chăm sóc bản thân tốt.
+ Đặc điểm kinh tế: môi trường trong gia đình là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sợ hãi răng hàm mặt. Theo tác giả Ce Dogan và Cs (2006) điều kiện kinh tế. của gia đình liên quan đến mức độ sợ hãi và hành vi của trẻ trong khám và điều trị răng miệng. Những trẻ nhỏ sống trong điều kiện kinh tế – xã hội thấp có tỷ lệ sợ hãi cao hơn những trẻ lớn sống trong điều kiện kinh tế khá giả.
+ Sợ hãi răng hàm mặt của bố mẹ: một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa sợ hãi răng hàm mặt của bố mẹ và sợ hãi răng hàm mặt của con cái họ. Nếu bố mẹ có sợ hãi răng hàm mặt thì mức độ sợ hãi rằng hàm mặt của con cái có thể cao hơn những bố mẹ không có sợ hãi răng hàm mặt.
– Khi phỏng vấn những đối tượng có sợ hãi răng hàm mặt, nguyên nhân có thể gặp gồm:
+ Đau: đau thường là nguyên nhân chính gây ra tình trạng lo lắng, sợ hãi hay các ám ảnh trong răng hàm mặt và khiến bệnh nhân trốn tránh đi khám bác sĩ răng hàm mặt thường xuyên. Ngược lại sự lo lắng cũng sẽ làm tăng cảm nhận đau. Cảm giác rơi vào thế bị động, mất kiểm soát: điều này được lý giải, khi ngồi vào ghế răng hàm mặt, họ không thể quan sát thấy những gì sắp xảy ra, hoặc nghi ngờ công việc nào đó của bác sĩ răng hàm mặt có thể gây tổn thương hay làm họ đau.
+ Tiếp xúc với người lạ: miệng là một bộ phận khá nhạy cảm trên cơ thể người. Trong khám và điều trị răng hàm mặt, bác sĩ răng hàm mặt tiếp xúc ở cự ly khá gần, hoặc nhìn chằm chằm vào miệng bệnh nhân có thể ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, khiến bệnh nhân xấu hổ, không thoải mái khi đang nằm trên ghế răng.
+ Sang chấn tâm lý trong răng hàm mặt từ trước đó việc kìm giữ, ép buộc điều trị khiến không ít bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em có những ấn tượng không tốt, thậm chí nó còn gây ra những ám ảnh trong khám và điều trị răng hàm mặt. Bệnh nhân trốn tránh bác sĩ răng hàm mặt vì quá sợ hãi, lo sợ những điều trong quá khứ sẽ xảy ra.
+ Truyền thông đại chúng: với tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật, kèm với đó là sự phát triển đa dạng của các loại hình thông tin truyền thông. Qua phim ảnh. sách, báo một số công việc của bác sĩ răng hàm mặt được tái hiện. Một trong số đó. phản ánh tiêu cực, tạo một tâm lý không tốt, lo lắng cho trẻ em khi đi khám bác sĩ răng hàm mặt. Chúng lo sợ về những thứ sẽ xảy ra giống như trong phim, trong chuyện kể.
+ Không quan tâm đến chăm sóc sức khỏe răng miệng: thờ ơ, bỏ mặc, không chú ý đến sức khỏe răng miệng là một trong những nguyên nhân dẫn đến mắc các bệnh lý răng miệng. Trong số đó, có rất nhiều bệnh nhân sợ đi khám răng hàm mặt, vì lo sợ bị phát hiện ra vấn đề trong khoang miệng, sợ bị khiển trách hay mắng mỏ.
Thái độ sợ hay không sợ chữa răng của mỗi cá nhân bị ảnh hưởng bởi yếu tố gia đình. Nếu cá nhân đó sống và lớn lên trong môi trường gia đình có thái độ tích cực đối với việc chữa răng thì cá nhân đó cũng có thái độ tích cực hơn, không sợ hãi việc chữa răng. Ngược lại nếu cá nhân đó sống trong gia đình có thái độ tiêu cực đối với việc chữa răng, hoặc hay đem những câu chuyện chữa răng không tốt, chữa răng đau hoặc dùng việc chữa răng để doạ dẫm đứa bé trong gia đình thì cá nhân đó cũng có thái độ không tốt hoặc sợ hãi đối với việc chữa răng.
Với những trẻ trong tiền sử đã bị bác sĩ răng gây đau hoặc làm cho sợ hãi thì khi lớn lên trẻ cũng hay sợ hãi và lo lắng khi chữa răng. Các trẻ sợ hãi chữa răng hay lo lắng khi chữa răng thì thường cũng có chỉ số sâu mất trám (SMT) cao hơn so với các trẻ không sợ chữa răng. Các bé gái sợ hãi và lo lắng hơn so với các bé trai. Trẻ lớn thường ít sợ hãi hơn trẻ nhỏ. Ấn tượng của buổi chữa răng đầu tiên thường ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của trẻ. Do vậy, thông thường với trẻ em, lần đầu tiên khi tiếp xúc với trẻ, nếu không cần thiết thì không nên can thiệp, vì nếu làm đau trẻ thì trẻ sẽ sợ hãi và không dám quay lại phòng khám răng. Trong kế hoạch điều trị, chúng ta cũng thường bắt đầu bằng những công việc điều trị đơn giản, những can thiệp dễ gây đau hoặc dễ làm trẻ sợ như nhổ răng thì nên can thiệp sau cùng.
Nhìn chung, mức độ lo lắng phụ thuộc vào nhóm tuổi, tiền sử điều trị răng hàm mặt, ấn tượng và trải nghiệm trong những lần điều trị trước đây do vậy bác sĩ răng hàm mặt cần phải có một kế hoạch điều trị cụ thể,và phù hợp với tâm lý của trẻ.
Không chỉ ở trẻ em, một số người trưởng thành cũng có tâm lý lo lắng khi gặp bác sĩ răng hàm mặt. Tuy nhiên, các nghiên cứu ở người lớn thì cho rằng trẻ em có những kinh nghiệm không thoải mái về nỗi sợ hãi và lo lắng răng hàm mặt nhiều hơn so với người lớn. Nếu khi còn bé trẻ sợ hãi khi gặp bác sĩ răng hàm mặt thì nỗi sợ này vẫn tiếp tục tồn tại tới lúc trưởng thành.
Khi trẻ lo lắng hay sợ hãi khi chữa răng thì nhịp tim thường tăng. Trẻ hay lo sợ nhất là khi nhìn thấy kim tiêm và trong khi tiễm. Nhiều bệnh nhân vì sợ hãi chữa răng mà họ không dám nghe điện thoại của phòng khám khi phòng khám gọi điện thoại nhắc lịch hẹn, thậm chí họ bỏ cuộc hẹn không đến điều trị tiếp.
Một vài nghiên cứu đã xem xét những ảnh hưởng của nền kinh tế xã hội đến sự phát triển của sự lo lắng và sợ hãi. Trẻ em từ nền kinh tế xã hội cao đã được báo cáo là cư xử tốt hơn và ít lo lắng hơn so với trẻ em từ các nền kinh tế xã hội thấp hơn. Một lý do cho điều này có thể là bệnh nhân có tình trạng kinh tế xã hội cao hơn thì thường có sức khỏe răng miệng tốt hơn do đó ít cần điều trị hơn.
Nguồn: Tâm lý và đạo đức trong Răng Hàm Mặt – NXB Giáo dục Việt Nam
Leave a Reply