Điều trị bệnh lý chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai

Bệnh lý chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai là nguyên nhân thường gặp gây ra đau vai. Tỷ lệ bị đau vùng vai nói chung ở Châu Âu là 24 bệnh nhân trong số mỗi 1000 bệnh nhân tới khám, tỷ lệ lưu hành của bệnh tính bình quân khoảng 35 bệnh nhân trong sô 1000 bệnh nhân mỗi năm. Trong lứa tuổi trên 20 bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam, tỷ lệ bị bệnh tăng lên trong độ tuổi khoảng từ 50-59 và sau đấy giảm dần. Thông qua bài viết, chúng tôi sẽ trình bày về các phương pháp điều trị bệnh lý chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai.

Nhóm tác giả: PGS. TS Đinh Ngọc Sơn, BS CKII Vũ Trường Thịnh

Ngày phát hành: 30/03/2022

1. Phương pháp điều trị không phẫu thuật bệnh lý chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai

Giai đoạn đầu điều trị sẽ là điều trị giảm đau, kháng viêm. Các phương pháp thường sử dụng nghỉ ngơi, chườm đá phối liợp với thuốc kháng viêm như aspirin, naproxen, diclofenac. Trong một số trường hợp có thể sử dụng các phương pháp như siêu âm, chiếu tia hồng ngoại để tăng cường lượng máu tới các mô ở khớp vai.

Khi bệnh nhân đỡ đau sẽ tiến hành các bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Chương trinh phục hồi chức năng bao gồm duy trì tầm vận động, tăng cường sức mạnh cơ Denta, sự on định xương bả vai và cơ chóp xoay.

Nếu các biện pháp trên không mang lại hiệu quả, cỏ thể tiêm steroid trực tiếp vào khoang dưới mỏm cùng. Tuy nhiên steroid có thể gây đứt gân cũng như các tác dụng phụ về lâu dài nên nó không phải là phương pháp điều trị lâu dài cho hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai cũng như các bệnh lý khác ờ vùng vai (2 hoặc 3 lần tiêm, cách nhau 2 tháng mồi lần).

2. Điều trị phẫu thuật

2.1 Chỉ định

  • Bệnh nhân có bất thường về cấu trúc gây ra sự chèn ép bề ngoài như: Mỏm cùng vai type 2 hoặc 3, nở to dây chằng cùng vai-quạ, chồi xương phía dưới khớp cùng-đòn, liypertrophic túi hoạt dịch dưới mỏm cùng vai.Bệnh nhân thất bại sau điều trị bảo tồn: Đau vùng vai tái phát sau 12 tháng điều trị bảo tồn hoặc điều trị không cải thiện cũng như gia tăng mức độ đau sau 6 tháng điều trị bảo tồn hoặc sau 03 đợt điều trị nội khoa bàng các thuốc giảm đau kháng viêm kết hợp với phục hồi chức năng, vật lý trị liệu không tiến triển.Bệnh nhân có rách bán phần bề mặt hoạt dịch của gân chóp xoay.

    Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật khâu phục hồi chóp xoay.

2.2 Phương pháp phẫu thuật

  • Có hai phương pháp hiện đang được sử dụng là mổ mở và mổ nội soi, cả hai phương pháp đều có thể sửa chữa các tổn thương và làm giảm áp lực đè ép lên túi hoạt dịch và chóp xoay.
  • Nhiều tác giả báo cáo tỷ lệ thành công của điều trị nội soi mài tạo hình khoang dưới mỏm cùng vai từ 70%-90%. Các tác giả cũng đồng thời nhấn mạnh ràng phẫu thuật nội soi điều trị chỉ thành công khi chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai là do nguyên nhân bên ngoài, nó không thành công khi nguyên nhân chèn ép là do các yếu tố bên trong.
  • Ngày nay, phẫu thuật với kỹ thuật nội soi phổ biến hơn do những ưu việt trong việc cải thiện các triệu chứng đau và tính thẩm mỹ.
  • Mục tiêu của phẫu thuật là nhàm rộng khoảng cách giữa mỏm cùng vai và gân chóp xoay bàng cách làm sạch các tổn thương thoái hoá, các chồi xương và một phần của mỏm cùng vai. Nếu có tổn thương rách chóp xoay có thể sẽ được phục hồi đồng thời.

2.3 Phẫu thuật mổ nội soi

2.3.1 Chuẩn bị bệnh nhớn và dụng cụ

  • Bệnh nhân được gây mê nội khí quản
  • Tư thế mổ: Nằm nghiêng hoặc tư thế “beach chair”.
  • Trong quá trình gây mê nếu duy trì được huyết áp tâm thu trong khoảng từ 95-105 mm Hg thì là lý tưởng nhất cho cuộc phẫu thuật.
  • Áp lực máy bơm nước từ 40-50 mmHg thường là đủ (với điều kiện huyết áp tâm thu trong khoảng lý tưởng)
  • Ống kính 30° và lười mài xương dùng trong nội soi

2.3.2 Ngõ vào

Chi tiết trong bài Đại cương

  • Xác định, đánh dấu các mốc giải phẫu và xác định các ngõ vào, tùy theo thói quen làm việc của phẫu thuật viên mà số lượng cũng như ngỗ vào khoang dưới mỏm củng vai có thể tùy biến, chúng tôi xin giới thiệu một số ngõ vào phổ biến hay ctirợc sử dụng:
  • Ngõ sau
  • Ngõ sau ngoài
Ngõ vào phía sau và xác định điểm “soft spot”
Ngõ vào phía sau và xác định điểm “soft spot”

Ngõ ngoài

Ngõ vào phía bên ngoài
Ngõ vào phía bên ngoài

2.3.3 Nội soi khớp chẩn đoán bệnh lý chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai

  • Nội soi chẩn đoán bắt đầu với đường vào khớp vai phía sau. Quan sát và đánh giá toàn diện các cấu trúc trong khớp ồ chảo – cánh tay
  • Lên khoang dưới mỏm cùng vai qua đường vào phía sau, quan sát và đánh giá tình trạng hẹp khoang dưới mỏm cùng vai:
  • Tình trạng túi hoạt dịch khoang dưới mỏm cùng vai, dây chằng quạ-mỏm cùng vai gồm xung huyết và cọ sờn ( tước), thường kèm theo tình trạng tăng sinh viêm tủi hoạt địch.
  • Tình trạng xương mỏm cùng vai và khớp cùng – đòn,
  • Tình trạng gân chóp xoay : Viêm, rách chóp xoay.

Dọn túi hoạt dịch dưới mỏm cùng vai

  • Chú ý: Không bào vào khu vực phía trong của túi hoạt dịch vì nó không góp phần vào gây ra hội chứng hẹp khoang dưới mỏm cùng và nếu không cẩn thận có thể chạm vào các mạch máu của túi hoạt dịch gây chảy máu khó kiếm soát, và đứt cơ chóp xoay

Hạ dây chằng quạ-cùng vai

  • Dây chàng này bao phủ lên mặt dưới của góc trước ngoài mỏm cùng vai.
  • Dùng đầu đốt điện bộc lộ bề mặt xương và phần ranh giới giữa xương và phần mềm bao quanh vùng góc trước ngoài mỏm cùng vai. Thường tiến hành hạ đồng thời điểm bám vào mỏm cùng vai của dây chằng.

Mài tạo hình khoang dưới mỏm cùng vai.

  • Qua ngõ vào phía ngoài, đặt lưỡi mài xương tại vị trí mép phía trước ngoài mỏm cùng vai, bát đầu mài xương đến khi nhìn thấy lớp cân của cơ Denta là được.
  • Tiến hành mài từ ngoài vào trong, từ trước ra sau đến khi nào mặt dưới mỏm cùng vai có dạng phang với góc nhìn của ống kính nội soi từ phía sau hướng ra trước.
  • Có 2 cách kiểm tra mài tạo hình khoang dưới mỏm cùng vai hay sử dụng:
  • Thứ nhát là quan sát qua ngỗ vào phía sau với góc nghiêng ổng kính hướng xuống dưới, với cách quan sát này sẽ cho góc nhìn song song với mặt dưới mỏm cùng vai và bào phẳng được phần xương còn lồi xuống phía dưới.
  • Cách thứ hai là di chuyển ổng kính qua ngõ bên, dùng lưỡi bào đưa qua ngõ vào phía sau và đặt vào mặt dưới mỏm cùng vai để kiểm tra xem sự bằng phẳng của bề mặt xương.
  • Ngoài hai cách trên, chúng tôi còn sử dụng thêm một cách khác để đánh giá sự mài tạo hình xương đã đủ hay chưa bằng cách thực hiện nghiệm pháp Hawking test sau khi mài tạo hình. Nếu không còn sự cọ sát của mặt dưới mỏm cùng vai với gân chóp xoay là được.

Kỹ thuật “cutting block”

  • Kỳ thuật này được miêu tả bới Sampson và cộng sự.
  • Được tiến hành sau khi nửa trước của mỏm cùng vai được bộc lộ rõ và bờ phía trước ngoài xương được cắt bỏ tối thiểu.
  • Chuyến ống kính nội soi sang ngõ phía bên ngoài đê quan sát. Đưa lười mài xương qua ngõ vào phía sau và đặt ngay sát mặt dưới, phía nửa sau của mỏm cùng vai.
  • Tiến hành mài phẳng xương dần dần ra phía trước, từ trong ra ngoài.

Bệnh lý chèn ép khoang dưới mỏm cùng là nguyên nhân thường gặp gây ra đau vùng vai, việc chẩn đoán bệnh không quá phức tạp tuy nhiên phải nắm rõ quy trình điều trị bệnh cũng như chỉ định của can thiệp ngoại khoa. Sự thành công của mổ nội soi giải ép khoang dưới mỏm cùng vai đà được khắng định và nó không chi đơn thuần là kỹ thuật nội soi mà còn là chỉ định điều trị bệnh nhân thích đáng. Sự lạm dụng mài tạo hình khoang dưới mỏm cùng vai quá nhiều có thể có hại và nó chỉ lên được làm khi có nhũng bằng chửng dựa trên khám lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. Tránh mô nội soi giải ép khoang dưới mỏm cùng vai trong những trường hợp khoang dưới mỏm cùng vai bình thường, đặc biệt là ờ bệnh nhân trẻ tuổi. Trong quá trình phẫu thuật, nội soi đánh giá sẽ xác thực nguyên nhân bên ngoài bàng hình ảnh sơ tước của mặt hoạt dịch và sự thay đổi tương ứng ờ phần tiếp tiếp xúc của cung cùng – quạ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.


by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *