Bệnh học bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành là một bệnh lý về tim mạch, do sự tắc nghẽn hoặc thu hẹp các động mạch tạo thành trong thành mạch của tim, gây khó khăn cho máu bơm từ tim đến các cơ tim. Hiểu về bệnh học bệnh động mạch vành là cần thiết trong quá trình chẩn đoán và điều trị căn bệnh này.

1. Giải phẫu động mạch vành

Xuất phát ở gốc động mạch chủ, qua trung gian là những xoang Valsalva, động mạch vành trái và động mạch vành phải chạy trên bề mặt của tim (giữa cơ tim và ngoại tâm mạc). Những xoang Valsalva có vai trò như một bình chứa để duy trì một cung lượng vành khá ổn định.

1.1. Động mạch vành trái

Động mạch vành trái sau khi xuất phát ở gốc động mạch chủ, đi một đoạn ngắn 1-3cm (thân chung động mạch vành trái), chia thành hai nhánh: Động mạch liên thất trước và động mạch mũ. Trong 1/3 trường hợp, động mạch vành trái chia ba có thêm một nhánh là nhánh phân giác. Động mạch liên thất trước thường đi theo rãnh liên trước và tiếp tục về phía mỏm tim. Động mạch này cung cấp máu cho vách liên thất (bao gồm hệ thống dẫn truyền đoạn gần) và thành tự do phía trước của thất trái (LV). Trong trường hợp chia ba, nhánh phân giác cung cấp máu cho thành trước bên. Động mạch mũ thường nhỏ hơn động mạch liên thất trước, chạy trong rãnh nhĩ thất, cung cấp máu cho thành bên của thất trái. Vai trò của động mạch mũ thay đổi tuỳ theo tình trạng ưu năng của động mạch vành phải .

1.2. Động mạch vành phải

Động mạch vành phải có nguyên uỷ từ xoang Valsava trước phải. Ở hầu hết mọi người động mạch vành phải ưu thế: động mạch vành bên phải chạy trong rãnh nhĩ thất phải của tim; Ở đọan gần cho nhánh vào nhĩ (động mạch nút xoang) và thất phải (động mạch phễu) rồi vòng ra bờ phải, tới chữ thập của tim chia thành nhánh động mạch liên thất sau và quặt ngược thất trái. Động mạch vành phải cấp máu cho nút xoang (trong 55%), tâm thất phải, thường là nút nhĩ thất và thành dưới cơ tim. Khoảng 10 đến 15% số người có động mạch trái ưu thế: Động mạch mũ lớn hơn và tiếp tục dọc theo rãnh nhĩ thất phía sau để cung cấp máu cho thành sau và nút AV.

hinh-anh-dong-mach-vanh
Hình ảnh động mạch vành

2. Sinh lý bệnh học bệnh động mạch mành

2.1. Xơ vữa mạch vành trong bệnh học bệnh động mạch vành

Chiếm tỷ trọng lớn trong bệnh học bệnh động mạch vành

  • Vị trí tổn thương: Nội mạc mạch vành, thường tải rác, nhưng thường chủ yếu ở các vị trí đặc biệt (ví dụ, vị trí mạch chia đôi).
  • Sinh lý của bệnh xơ vữa mạch vành bao gồm:
    • Sự tích tụ của chất béo và cholesterol trong thành mạch vành.
    • Viêm: Thương tổn trong thành mạch vành có thể dẫn đến phản ứng viêm, gây ra sự tích tụ của các tế bào miễn dịch và các yếu tố khác.
    • Tắc nghẽn động mạch: Sự tích tụ các chất béo, cholesterol và tế bào xơ dẫn đến tắc nghẽn động mạch, giảm lưu lượng máu và oxy đến cơ tim.

Hậu quả:  Khi cơ tim không nhận được đủ máu và oxy, nó sẽ không hoạt động hiệu quả và có thể dẫn đến các triệu chứng như đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi và đau đầu. Mức độ hẹp cần thiết để gây thiếu máu thay đổi theo nhu cầu oxy của cơ tim.

Trong trường hợp mảng xơ vữa quá lớn bị vỡ ra, làm lộ ra lớp collagen và các chất gây huyết khối khác, kích hoạt quá trình kết tụ tiểu cầu, hoạt hoá quá trình đông máu, tạo nên cục máu đông gây bít tắc hoàn toàn mạch vành. Hậu quả là hội chứng vành cấp.

2.2. Co thắt mạch vành trong bệnh học bệnh động mạch vành

Đây là tình trạng tăng trương lực mạch khu trú, thoáng qua, làm hẹp lòng mạch rõ rệt và làm giảm lưu lượng máu, dẫn đến thiếu máu cục bộ, hậu quả là các cơn đau thắt ngực. Tình trạng này có thể xảy ra cả ở động mạch có hoặc không có mảng xơ vữa.

  • Trong động mạch có mảng xơ vữa
    • Co thắt mạch vành do sự tăng trương lực động mạch vành phản ứng với các kích thích mạch máu
    • Cơ chế không rõ ràng
    • Có thể liên quan đến bất thường sản xuất oxit nitric của tế bào nội mô mạch vành hoặc sự mất cân bằng giữa các hợp chất có nguồn gốc từ nội mô mạch vành và các yếu tố gây giãn mạch từ động mạch vành.
  • Trong động mạch không có mảng xơ vữa
    • Mảng xơ vữa là nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn chức năng nội mô mạch vành, tăng nguy cơ co thắt
    • Các cơ chế đề xuất liên quan đến mất nhạy cảm đối với các chất giãn mạch và tăng sản xuất các chất co mạch.
    • Co thắt tái phát có thể là yếu tố nguy cơ làm tăng tổn thương nội mô mạch vành, tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa

2.3. Bóc tách động mạch vành trong bệnh học bệnh động mạch vành

Hiếm gặp, đây là tình trạng thành mạch vành bị rách tạo thành một lòng giả trong lòng động mạch vành. Hậu quả là lòng mạch giãn ra, hạn chế dòng máu chảy qua lòng mạch, dẫn đến thiếu máu mạch vành. Những phụ nữ mang thai hoặc sau sinh và/hoặc bệnh nhân có loạn sản xơ cơ và các rối loạn mô liên kết có nguy cơ cao gặp tình trạng này.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *