Thuốc tê trong điều trị nha khoa – Góc nhìn tổng quan.

Bài viết này cung cấp những kiến thức cơ bản về thuốc tê được dùng trong nha khoa. Nha sĩ cần có hiểu biết tổng quan về các nhóm thuốc, đường dùng, chỉ định và chống chỉ định của chúng nhằm hỗ trợ điều trị tốt.

1. Thành phần cấu tạo thuốc tê

  • Thuốc tê sử dụng dưới dạng dung dịch, bao gồm:
    • Chất co mạch.
    • Chất làm vững dung dịch (acide hoả).
    • Chất đệm (giữ vững pH).
    • Chất khử trùng.
    • Chất màu hay hyaluronidase để phân tán nhanh thuốc tê.
  • Tiêu chuẩn của một thuốc tê lý tưởng
    • Sau khi tác dụng xong, tác dụng của nó tại chỗ và toàn thân bị mất đi hoàn toàn.
    • Không kích thích tại chỗ và không có tác dụng phụ tại chỗ.
    • Ít độc cho cơ thể.
    • Tác dụng sớm và kéo dài.
    • Đủ tê ở nồng độ không gây độc.
    • Có thể thoa tại chỗ cũng tê.
    • Không gây dị ứng.
    • Ôn định khi pha trong dung dịch, khi vào cơ thể thì được đảo thải dễ dàng
    • Có thể vô khuẩn bằng nhiệt mà không hỏng.

2. Dược động học

Trong tổ chức thuốc tê tồn tại dưới hai dạng: dạng tự do và dạng liên kết với các proteine (proteine huyết tương và mô: albumine, alpha-1-glycoproteine). Chỉ có các phân tử tự do mới có tác dụng sinh học phong bế thần kinh cũng như là gây độc cho cơ thể. Ở trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ, nồng độ của các albumine huyết tương và alpha-1-glycoproteine giảm làm thay đổi tỷ lệ của thành phần thuốc tự do. Alpha-1-glycoproteine có ái tính mạnh với thuốc nhưng albumine thì ngược lại. Tỷ lệ alpha-1-glycoproteine tăng theo tuổi, thấp ở trẻ sơ sinh và đạt được giá trị của người lớn vào lúc 6 tháng. Do đó, nếu dùng bupivacaine cùng liều như nhau thì thành phần thuốc tê tự do của trẻ sơ sinh cao hơn 6 lần so với trẻ đang bú sữa mẹ. Nếu dùng lidocaine thì thành phần tự do ở trẻ nhỏ cao hơn người lớn 2 lần.

Dược động học của thuốc tê phụ thuộc vào sự khuếch tán tại chỗ, khuếch tán hệ thống và chuyển hoá. Ở trẻ em, gây tê vùng thi thuốc dễ dàng khuếch tán hơn vì ít có tổ chức mỡ, ở người lớn, thân các dây thần kinh thường bị mỡ bao bọc xung quanh.

Tốc độ hấp thu thuốc phụ thuộc vào tuổi (lưu lượng máu qua tim và tại chỗ) và mật độ mao mạch tại chỗ tiêm. Lưu lượng máu ở trẻ em cao hơn của người lớn, do vậy, tốc độ hấp thụ thuốc tê của trẻ em cũng cao hơn. Ở mặt, mật độ mao mạch dày đặc nên được hấp thu rất nhanh.

Viêm nhiễm làm toan hoá tổ chức và giải phóng các chất hoạt hoá thần kinh (histamine, prostaglandin,…). Các thay đổi này làm giảm tính tan trong mở của thuốc tế.

3. Phân loại thuốc tê

Có hai nhóm thuốc tê là nhóm ester và nhóm amide. Tuy nhiên nhóm amide được sử dụng rộng rãi hơn

3.1. Nhóm ester

thuoc-te-1
Thuốc tê dạng này đã có mặt từ rất lâu, hiện nay áp dụng vào dạng thuốc tê bề mặt (Benzocaine)

Nhóm ester là nhóm cổ điển được sử dụng lâu nhất và gần đây ít được sử dụng, gồm các thuốc như procaine, benzocaine, tetracaine,…

Cấu trúc hoá học bao gồm:
– Một nhân thơm ưa mỡ, ưa nước.
– Một chuỗi trung gian chứa các mối nối ester.
– Một nhóm amino ưa nước.

3.2. Nhóm amide

thuoc-te-2
Thường dạng thuốc Lidocaine có kết hợp thêm chất co mạch làm tăng hiệu quả tê

Gồm các thuốc như lidocaine, mepivacaine, prilocaine, articaine…

Cấu trúc hoá học bao gồm:
– Một nhân thơm ưa mỡ, ưa nước.
– Một chuỗi trung gian chứa các mối nối amide.
– Một nhóm amino ưa nước.

Nhìn chung, các thuốc tê đều có tính kiềm nhẹ nên ít tan trong nước. Tuy nhiên, khi gặp acide hydrochloric thi sẽ tạo thành muối tan trong nước. Khi sản xuất người ta cố giữ tính thăng bằng ưa nước và ưa mỡ.

Ngày nay các thuốc tê chính đều có một số đặc tính như sau:
– Là chất tổng hợp có chứa nhóm amino.
– Khi gặp acide mạnh thì tạo thành muối và tan trong nước.
– Chất kiềm sẽ thuỷ phân muối và tạo ra các base alkaloide tan trong mỡ.
– Các muối tạo ra bởi các thuốc tê có tác dụng toan tính và tương đối bền vững, chúng sẽ bị thuỷ phân bởi các ester của huyết tương và bị khử độc ở gan.
– Các tác dụng của thuốc sau một thời gian sẽ mất.
– Tương tác với các epinephrin và các dẫn chất của nó.
– Không tương tác với các muối kim loại như thuỷ ngân, bạc,…
– Cùng một cơ chế tác dụng với thần kinh dẫn truyền.
– Nếu trong huyết tương có nồng độ cao thì gây độc cho cơ thể. Ở liều gây tê không gây độc hoặc kích thích cho cơ thể.

Việc sử dụng thuốc tê trong nha khoa là một phương pháp hữu hiệu để giảm đau và cảm giác nhạy cảm trong quá trình tiến hành các thủ tục nha khoa. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng thuốc tê, bệnh nhân thực hiện thủ thuật nha khoa cần phải thông báo cho nha sĩ hoặc bác sĩ răng hàm mặt về bất kỳ tình trạng sức khỏe hoặc thuốc đang sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Việc thông báo về tình trạng sức khỏe và thuốc đang sử dụng sẽ giúp các nhân viên y tế có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và quyết định liệu có sử dụng thuốc tê hy không, đồng thời với đó sẽ đưa ra liều lượng và phương pháp sử dụng phù hợp với từng cá thể bệnh.

Nguồn: Nha khoa cơ sở tập 2 – NXB Giáo dục Việt Nam


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *