Thang điểm BRUNNSTROM đánh giá chức năng chi trên sau đột quỵ

Thang điểm BRUNNSTROM do Signe Brunnstrom – một kỹ thuật viên vật lý trị liệu, đã quan sát và đánh giá thay đổi theo thời gian của trương lực cơ và sự phục hồi vận động theo thời gian ở bệnh nhân đột quỵ não. 

1. Ý nghĩa của thang điểm BRUNNSTROM

• Mô tả chi tiết phản xạ và các phản ứng liên hợp được thể hiện bởi người bệnh đột quỵ não.

• Khái niệm về các mẫu đồng vận gập và duỗi ở người bệnh bị liệt nhẹ tay và chân.
• Một điều trị theo trình tự được đề xuất, được thiết kế để di chuyển người bệnh qua bảy giai đoạn phục hồi cho cánh tay và bàn tay

2. Đánh giá chức năng chi trên sau đột quỵ

Liệt nửa người do đột quỵ thường do tổn thương nhánh chính của động mạch não giữa, phục hồi theo hướng từ gốc tới ngọn. Các chi ban đầu liệt mềm sau đó chuyển sang co cứng thành những mẫu đồng vận. Sự phục hồi chi dưới nói chung thường tốt hơn chi trên vì chi trên đòi hỏi kiểm soát vận động phức tạp hơn và chức năng liên hệ nhiều đến bàn tay (thường hồi phục muộn hơn)

3. Các giai đoạn thang điểm BRUNNSTROM

Giai đoạn I

Liệt mềm: không có vận động hữu ý, không có trương lực cơ, hoặc các phản ứng thuộc phản xạ

Giai đoạn II

Các mẫu đồng vận có thể kích hoạt theo phản xạ; co cứng đang phát triển

Giai đoạn III

Bắt đầu vận động hữu ý nhưng chỉ theo mẫu đồng vận; co cứng có thể còn nhiều

Giai đoạn IV

Co cứng bắt đầu giảm; khả năng hữu ý thực hiện các động tác hơi ra khỏi các mẫu đồng vận

Giai đoạn V

Gia tăng kiểm soát các động tác hữu ý khu biệt, mẫu đồng vận độc lập

Giai đoạn VI

Kiểm soát vận động khu biệt; co cứng tối thiểu

Giai đoạn VII

Tốc độ và điều hợp chức năng vận động bình thường

  • Theo cách tiếp cận này, những cử động có phản xạ là dấu hiệu báo trước của sự thực hiện vận động theo chức năng chủ động
  • Cách tiếp cận này cho lời khuyên với kỹ thuật viên sử dụng những kĩ thuật để loại bỏ những đáp ứng theo phản xạ/ những sự đồng vận để kích kích cử động.
  • Những cách tiếp cận gần đây nhìn nhận rằng những phản xạ/ mẫu đồng vận là những chiến lược thích nghi không tốt và các bài tập đưa ra nhằm chống lại các mẫu đồng vận được áp dụng. Ví dụ: sử dụng phương pháp phát triển thần kinh (NDT), kéo giãn, đặt tư thế …
  • Các giai đoạn BRUNNSTROM ngày nay vẫn được sử dụng như là đánh giá mức độ tổn thương cho người bệnh đột quỵ não.

4. Giai đoạn của thang điểm BRUNNSTROM chi trên:

4.1 Giai đoạn Bruunstrom khớp vai, khuỷu tay

Giai đoạn I

Không có vận động có chủ ý (mềm nhẽo)

Giai đoạn II

Bắt đầu xuất hiện vận động không chủ ý (xuất hiện sự co cứng)

Giai đoạn III

Xuất hiện mẫu đồng vận gập hoặc duỗi (sự co cứng rõ rệt)

Giai đoạn IV

Có những cử động riêng lẻ xuất hiện (Sự co cứng giảm dần)

Đặt bàn tay ra sau thắt lưng

Nâng cánh tay lên vị trí nằm ngang phía trước

Gập khuỷu tay 90 độ sau đó giữ nguyên vị trí này, xoay cẳng tay vào trong và ra ngoài

Giai đoạn V

Vận động độc lập với vận động cơ bản (giảm co cứng)

Dang cánh tay sang ngang

Gập khớp vai qua đầu

Duỗi khớp khuỷu tay và quay sấp quay ngửa cánh tay

Giai đoạn VI

Chuyển động phối hợp gần như bình thường (độ co giãn tối thiếu)

Giai đoạn III

Giai-doan-3

Giai đoạn IV

giai-doan-4

Giai đoạn V

Giai-doan-5

3.2 Giai đoạn Brunnstrom của ngón tay

Giai đoạn I

Ngón tay duỗi hoàn toàn (liệt hoàn toàn)

Giai đoạn II

Ngón tay có thể cử động một chút hoặc không cử động được

Giai đoạn III

Một trạng thái trong đó tất cả các ngón tay có thể được nắm theo nhóm có chủ ý. Tuy nhiên, không tử mở hoặc duỗi ngón tay có chủ ý

Giai đoạn IV

Có thể duỗi một cụm ngón tay, có thể gập, duỗi ngón cái có chủ ý một chút, có thể nắm bên.

Giai đoạn V

Hoàn toàn có thể duỗi theo cụm, nắm hình trụ, nắm hình cầu động tác còn vụng về , khó sử dụng

Giai đoạn VI

Có thể thực hiện tất cả các thao tác cầm nắm, cải thiện sự khéo léo, có thể duỗi được hoàn toàn. Có thể cử động từng ngón nhưng so với bên tay khỏe thì kém hơn nhiều

Giai đoạn V

Giai-doan-5

Giai đoạn 6

Giai-doan-6

Đột quỵ không chỉ là một tình trạng cấp tính mà còn gây ra các khiếm khuyết, di chứng kéo dài. Vì thế người bệnh đột quỵ cần được chăm sóc phục hồi chức năng thích hợp và liên tục, bắt đầu trong môi trường bệnh viện ở giai đoạn cấp, chủ động theo dõi và hỗ trợ người bệnh khi họ chuyển qua các giai đoạn bán cấp và mạn tính khi xuất viện về nhà.

Hiện nay, Chụp cộng hưởng từ – MRI/MRA được coi là công cụ “vàng” tầm soát đột quỵ não. MRI được sử dụng để kiểm tra tình trạng hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt có giá trị trong chụp ảnh chi tiết não hoặc thần kinh cột sống. Do có độ phân giải và tương phản tốt nên hình ảnh MRI cho phép phát hiện ra các điểm bất thường ẩn sau các lớp xương mà các phương pháp tạo ảnh khác khó có thể nhận ra. MRI có thể cho kết quả chuẩn xác hơn so các kỹ thuật dùng tia X (ngoại trừ kỹ thuật chụp DSA đánh giá mạch máu) trong chẩn đoán các bệnh lý não, tim mạch, đột quỵ,… Hơn nữa, quá trình chụp bằng MRI không gây tác dụng phụ như trong chụp X-quang hay cắt lớp vi tính (CT).\

Nguồn: Dự án hỗ trợ cải thiện chất lượng chăm sóc đột quỵ


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *