Tăng huyết áp: Định nghĩa, phân loại, phương pháp chẩn đoán

Bệnh tăng huyết áp (hay còn gọi là bệnh cao huyết áp) là một trong những vấn đề sức khỏe nguy hiểm và phổ biến trên toàn thế giới. Bệnh này xảy ra khi áp lực máu trong động mạch tăng cao, gây ra các tổn thương và xơ vữa mạch máu. Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, tăng huyết áp có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, suy tim, suy thận và thậm chí là tử vong. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số định nghĩa, nguyên nhân, phương pháp chẩn đoán bệnh tăng huyết áp.

Minh hoạ tăng huyết áp
Minh hoạ tăng huyết áp

1. Định nghĩa

– Huyết áp (HA) là áp lực của máu tác dụng lên thành mạch (hay còn được hiểu là áp suất của máu trong lòng mạch).

2. Phân loại huyết áp

Trong một chu trình tim, áp lực máu luôn thay đổi một cách nhịp nhàng có mức tối đa và tối thiểu.

  • HA tâm thu là áp suất của máu đo được trong thời kỳ tâm thu (HA tối đa): Phụ thuộc vào lực co bóp của tim và thể tích tâm thu – yếu tố thay đổi của HA
  • HA tâm trương là áp suất của máu đo trong thời kì  tâm trương (HA tối thiểu): Biểu hiện sức cản của các ĐM – yếu tố bền vững của HA.
  • HA hiệu số (hiệu áp): Khoảng chênh lệch giữa HATT và HATTr => điều kiện cần cho tuần hoàn máu.

Hiệu áp ≤ 50 mmHg: Ít có nguy cơ biến cố tim mạch
+ Hiệu áp tăng (đặc biệt giảm HATT) → giảm tưới máu mạch vành, tăng biến cố tim mạch, có thể dẫn đến suy tim do thiếu máu cơ tim.

+ HA kẹt là hiêu số giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trường nhỏ hơn hoặc bằng 20mmHg:
HATT – HATT ≤ 20mmHg => HA kẹt

+ Huyết áp trung bình ( Huyết áp hữu hiệu): Trung bình của tất cả áp suất máu đo được trong một chu kì thời gian, thể hiện sức làm việc thực sự của tim. công thức?

  • HA trung bình bình thường thay đổi 70-95 mmHg
  • HA trung bình < 70mmHg giảm tưới máu các cơ quan ( bệnh nhân sốc)

Tổ chức Y tế Thế giới thống nhất một người lớn tăng huyết áp khi:
Huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg Và hoặc Huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg

* Nhược điểm: Trị số huyết áp không hoàn toàn ổn định và huyết áp thay đổi theo tuổi, giới tính

2. Phân loại tăng huyết áp

– Tăng huyết áp tiên phát: chưa rõ nguyên nhân, chiếm tỷ lệ 90-95% các trường hợp tăng huyết áp.

– Tăng huyết áp thứ phát: gặp trong một số bệnh thực thể, chiếm tỷ lệ 5-10% các trường hợp tăng huyết áp.

3. Một số yếu tố liên quan 

3.1. Yếu tố liên quan đến tăng huyết áp tiên phát:

• Tuổi: tuổi càng cao, sự đàn hồi của mạch máu có sự ảnh hưởng, tăng nguy cơ gây ra bệnh tăng huyết áp.
• Yếu tố di truyền: thường gặp hơn ở nhóm người trước 50 tuổi có người thân trong gia đình bị tăng huyết áp.
• Chế độ ăn uống: ăn nhiều muối (NaCl), ăn ít protid, thực phẩm chứa ít Kali, uống nhiều rượu, uống nước mềm ít Ca2+ , Mg2+ , K+
• Bệnh đái tháo đường và béo phì.
• Yếu tố tâm lý: căng thẳng (stress) thường xuyên.
• Thuốc lá.

3.2. Yếu tố liên quan đến tăng huyết áp thứ phát

*Bệnh thận: viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn hai bên do mắc phải, thận đa nang, ứ nước bể thận, u thận làm tiết renin, hẹp động mạch thận,…
Tăng huyết áp do thận là nguyên nhân quan trọng gây tăng huyết áp thứ phát

*Nội tiết:
• U tại tủy thượng thận tăng tiết catecholamin : nồng độ catecholamin tăng cao trong máu gây co mạch và tăng nhịp tim, tăng lực co bóp cơ tim tác động gây tăng huyết áp.
• Hội chứng Cushing: tăng glucocorticoid gây tăng tái hấp thu natri và nước, đồng thời làm tăng tính nhạy cảm của mạch đối với kích thích co mạch dẫn đến tăng huyết áp.
• Hội chứng Cohn: u vỏ thượng thận tăng tiết aldosteron tiên phát gây tăng tái hấp thu natri và nước dẫn đến tăng thể tích máu.

* Bệnh tim mạch: bệnh hẹp eo động mạch chủ, viêm hẹp động mạch chủ bụng chỗ xuất phát của động mạch thận, hở van động mạch chủ.
• Nhiễm độc glycerin/ uống nhiều rễ cam thảo: ức chế enzym 11B Hydroxysteroid dehydrogenase chuyển corticoid thành cortisol làm tăng tái hấp thu nước và natri.
• Thuốc: các hormone ngừa thai, cam thảo, Carbenoxolone, A.C.T.H., Corticoides, cyclosporine, các chất gây chán ăn, các IMAO, chất chống trầm cảm vòng,…
• Thai nghén: có thể do tăng hormon/ cơ thể bị dị ứng miễn dịch.
• Các nguyên nhân khác: Bệnh cường giáp, bệnh Beri-beri, bệnh Paget xương, bệnh đa hồng cầu; hội chứng carcinoid, toan hô hấp, tăng sọ não,…

3. Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán tăng huyết áp chỉ có cách duy nhất là đo huyết áp (2). Hiện nay, có 3 cách đo huyết áp để chẩn đoán bệnh gồm:
• Đo huyết tại phòng khám: HA ≥ 140/90 mmHg
• Đo huyết áp tại nhà: HA ≥ 135/85 mmHg
• Máy theo dõi huyết áp liên tục 24 giờ (máy Holter huyết áp): HA ≥ 130/80 mmHg.

ĐO HUYẾT ÁP LƯU ĐỘNG BAO GỒM HUYẾT ÁP  BAN NGÀY, HUYẾT ÁP BAN ĐÊM VÀ 24H

Minh hoạ HA tối đa và HA tối thiểu
Minh hoạ HA tối đa và HA tối thiểu

* Chẩn đoán phân biệt
Cần lưu ý hiện tượng (huyết áp giả) gặp ở những người già đái tháo đường, suy thận do sự xơ cứng vách động mạch làm cho trị số huyết áp đo được cao hơn trị số huyết áp nội mạch. Có thể loại trừ bằng cách dùng “thủ thuật” Osler hay chính xác nhất là đo huyết áp trực tiếp.

  • Tăng huyết áp áo choàng trắng (white coat hypertension) xảy ra khi huyết áp đo tại bệnh viện, phòng khám luôn ở mức cao (140/90 mmHg hoặc cao hơn). Thế nhưng khi về nhà, huyết áp lại trở về mức bình thường và không hề ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Hiện tượng này chủ yếu xuất phát từ tâm lý lo sợ, hồi hộp khi đi khám bác sĩ, khiến tim đập nhanh hơn và tăng áp lực lên thành mạch máu.
  • Tăng huyết áp ẩn giấu là tình trạng huyết áp bình thường dưới 140/90mmHg khi đo tại cơ sở y tế, còn khi đo ngoài cơ sở y tế (tại nhà hoặc đo huyết áp lưu động trong 24 giờ) có chỉ số trung bình trên 135/85 mmHg.
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc được định nghĩa là khi trị số huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương < 90 mmHg.
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc ở người trẻ tuổi
  • Tăng huyết áp tâm trương đơn độc

Nguồn:

  • Giáo trình bệnh học nội khoa nhà xuất bản Đại học Huế 2019
  • ISH Global Hypertension
  • Hội Tim Mạch Học Việt Nam

Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *