Tái tạo cùi răng là sự bổ sung những phần mô răng bị mất bằng các vật liệu thích hợp để tạo sự vững chắc cho cùi răng sẽ chịu đựng phục hình cố định bên trên. Ở bài viết này sẽ cùng Nha sĩ tìm hiểu về đại cương và các điểm cần lưu ý khi tiến hành tái tạo cùi răng.
1. Mức độ tái tạo cùi răng trên lâm sàng
Sự tái tạo cùi răng có thể gặp ở mức độ từ ít đến nhiều:
Một phần thân răng:
– Một phần thân rằng với chân răng đã được hàn tuỷ.
Toàn bộ phần thân:
– Đối với trường hợp một phần thân răng thường là hàn phục hồi có thể tăng cường chốt ngà răng hoặc inlay – onlay.
– Đối với mất một phần thân răng trên răng đã được điều trị tủy thì tái tạo chủ yếu dựa vào các chốt chân răng.
– Đối với mất toàn bộ thân răng tái tạo bằng cùi đúc hay vừa chốt vừa là chụp răng.
2. Chỉ định và chống chỉ định tái tạo cùi răng trên lâm sàng
2.1. Chỉ định
– Có thể được thực hiện trên răng sống và răng chết tủy.
– Phục hồi mô răng để tạo sự thoát của cùi răng sau khi mài.
– Phục hồi mô răng để tăng cường sự vững chắc của cùi răng.
– Phục hồi mô răng để tăng thêm chiều cao cho cùi răng, tạo sức giữ cho phục hình bên trên.
– Phục hồi hoàn toàn thân răng
2.2. Chống chỉ định
– Chân răng còn lại có mô răng mủn, mềm, có hiện tượng nứt, gãy.
– Chân răng nằm dưới đường rãnh lợi mà không thể thực hiện các biện pháp kéo dài chân răng như: kéo lên bằng chỉnh nha, trượt vạt về phía cuống.
– Răng chữa tủy không tốt: Trên phim Xquang thể hiện quá cuống hoặc cách chóp 1 – 2mm, có các bệnh lý: nang chân răng, u hạt không thể phẫu thuật được.
– Vùng quanh răng không tốt: túi lợi sâu trên 3mm.
3. Các vật liệu tái tạo cùi răng
3.1. Xi măng tái tạo cùi răng
Xi mảng thủy tinh được gia cố kết hợp với nhựa hay amalgam.
Xi măng hàn phục hồi thuộc type II: Dentin Cement, Miracle Mix (GC), Shofu Base (shofu), Chelon Silver (ESPE).
Xi măng gắn các chốt răng thuộc type VI: Fuji I, Fuji Plus.
3.2. Amalgam
Là vật liệu tái tạo tương đối tốt về lực, thông dụng, giá thành rẻ.
Quyết định sự cứng chắc của amalgam là quá trình nhồi nén tốt.
Trường hợp răng mất nhiều mô răng cần nhồi nén có khuôn giữ: ống đồng (thường để 12 giờ sau khi hàn).
Về mặt cơ học: Sự cứng chắc kém kim loại đúc.
Sự khít sát với mô răng tốt, nhưng hay làm đổi màu phần mô răng tiếp cận: đường viền lợi hoặc niêm mạc má.
Màu sắc của amalgam ảnh hưởng tới phục hình bên ngoài nên ít được sử dụng tái tạo răng trước.
Thường tái tạo bằng amalgam trước sau đó chờ ổn định sau 72 giờ mới làm bóng, lấy khuôn làm phục hình răng giả.
Lưu ý: Amalgam đối diện với răng mang chụp kim loại có thể gây phản ứng tạo dòng điện sinh học (Galvanic).
3.3. Composite
Ưu điểm: Màu sắc thẩm mỹ, tiện lợi sau khi trùng hợp có thể lấy khuôn làm phục hình ngay, giá thành thấp.
Ngày nay nhiều loại composite đã tăng cường khả năng bám dính vào ngà tương
3.4. Kim loại đúc
Đặc tính cơ học tốt nên dùng nhiều trong phục hồi tổn thương lớn ở thân răng.
Hợp kim vàng; tương hợp sinh học, màu sáng, nhiệt độ nóng chảy thấp, ổn định trong môi trường miệng, cho các vật đúc chính xác, giá thành cao.
Hợp kim bán quý: là hợp kim của bạc và palladium có màu trắng dễ sử dụng nhưng thường bị giòn khi nung ở nhiệt độ cao.
Hợp kim nickel chrome: giá thành rẻ, đúc chính xác nhưng độ cứng cao khó mài mòn, khó sửa chữa trên miệng.
Hợp kim Titan: ngày nay được sử dụng rộng rãi do đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tương hợp sinh học, độ bền, giá thành hợp lý.
Sứ: Thẩm mỹ nhưng giá thành cao, hay sử dụng cho răng cửa.
3.5. Các chốt tái tạo cùi răng
3.5.1. Chốt ngà răng
Được đúc sẵn bằng hợp kim thép không gỉ.
Đường kính nhỏ 0,5 mm.
Sử dụng bằng cách vặn, đóng hoặc gắn dính.
Cắm chốt không được gần tủy răng và thành ngoài của răng.
Dùng trên răng tủy còn sống.
3.5.2. Chốt chân răng
Phân loại theo cách chế tạo: Đúc sẵn hoặc được đúc sau khi lấy dấu khuôn, đổ mẫu,
Phân loại theo vật liệu chế tạo: Có chốt sứ, hợp kim thường, hợp kim titan, kim loại quý, chốt sợi.
Phân loại theo tác dụng lực:
+ Chốt thụ động: không có răng xoắn vặn, chốt cách chân răng một lớp chất gắn. Nó có thể có hình trụ, hình nón.
Ưu điểm: dễ đặt, cứng chắc, không hoặc ít tạo lực trên răng, lưu giữ được.
Nhược điểm: có thể xoay nên yêu cầu phải đặt đúng kỹ thuật.
+ Chốt chủ động: có rãnh xoắn, cũng có hai hình dạng là trụ và nón.
Ưu điểm: dễ đăt, chắc, lực do bác sĩ đặt, có thể tháo ra được.
Nhược điểm: hình nón rất dễ gây nứt, gãy chân răng.
Chốt chủ động dùng cây tạo hình ống mang chốt nhọn, chốt thụ động là cây có đầu tù. Phân loại theo phương thức chế tạo chốt đúc sẵn và chốt đúc riêng cho từng bệnh nhân: chốt kim cùi giả (post and core). Nếu sửa soạn ống mang chốt có phần phía cổ răng rộng và phía cuống răng hợp thì những chốt được chế tạo sẵn thường là chốt trực tiếp sẽ chỉ vừa ở phía dưới chân răng, sửa soạn bằng mũi khoan tạo hình chốt thông thường ở 1/3 về phía cuống còn lại sẽ bị lỏng ở phía cổ răng. Tuy nhiên, các chốt đúc thường đúc riêng cho từng bệnh nhân nên có sự vừa khít suốt chiều dài ông mang chốt, nó sẽ tốt hơn chốt trực tiếp.
Đối với chốt đúc kèm tái tạo cùi thì góc chốt có thể phân đoạn, không giống như đúc sẵn một khối. Góc giữa chốt và cùi răng giả cần thay đổi để phần chốt thì theo trục chân răng nhưng phần cùi thì lại thuận lợi cho chụp răng sau này.
So sánh giữa chốt trực tiếp và gián tiếp: Trong phần lớn các trường hợp lâm sàng, sự lựa chọn giữa chốt trực tiếp và gián tiếp dựa vào chủ yếu là các kinh nghiệm làm sàng, các nghiên cứu cũng chỉ ra có sự khác biệt nhỏ về khả năng lưu giữ của hai loại chốt. Trong quá trình đúc những cùi răng tái tạo lớn so với chân nằm trong ông tủy hoặc phần chân chốt quá dài thì khi làm nguội và đúc sẽ có sự rỗ hoặc co ngót nhất định dẫn đến kém chính xác.
4. Tái tạo cùi răng
4.1. Đối với mất một phần thân răng
Răng tủy còn sống:
– Nếu nhỏ thì hàn phục hồi.
– Lớn hơn cắm pin ngã, inlay onlay, đặc biệt có thể làm chụp từng phân hủy toàn bộ.
– Răng chết tủy: Nêu các thành đều có độ cao trên 1/2 thân răng thì hàn.
4.2. Đối với răng mất nhiều thân răng
Tính số thành còn lại để đưa ra chỉ định (Yêu cầu được coi là thành khi chiều cao còn lại trên 1/3, độ dày trên 1mm).
– Còn đủ 4 thành: hàn
– Còn 2 – 3 thành: cắm chốt và phục hồi.
– 01 thành: Đúc liền một khối cả chốt và cùi giả.
Yêu cầu đặt chốt
+ Sửa soạn ống tủy: Theo cổ điển: chiều dài chốt chiếm 2/3 chiều dài ống tủy, đường kính chiếm 1/3 chân răng, ngày nay: chiều dài 1/2 chân răng dưới xương, nếu thân răng còn trên 1/2 chiều cao thân răng thì chiều dài chốt chỉ cần 1/3 chiều dài thân răng.
+ Chừa lại mô răng cao trên mặt chân răng 2mm không có nứt ngang, chất gắn chốt trên rãnh lợi 1,5 – 2m đảm bảo không tan chất gắn và chống viêm.
+ Quy trình dán: Làm sạch ống mang chốt bằng dụng cụ siêu âm và bơm rửa kỹ, làm khô bằng còn giấy, dùng lentulo đưa xi măng gắn vào trước, đưa chốt vào tiếp theo. Nếu gắn dính bằng nhựa thì etching trong 30 giây, xịt hơi và nước trong 30 giây, bôi primer trên bề mặt chốt và ông mang chốt.
+ Chống xoay: Đối với mặt toàn bộ thân răng, căn tăng cường bằng các pin ngà để chống xoay. Thông thường sử dụng bản pin. Ít nhất hai pin, một ở phía gần và một ở phía xa.
+ Pilpin (vivadent). Vật liệu chốt thường là Titan hoặc hợp kim Titan.
+ Tạo những lỗ tròn trên mặt chân răng sâu 1.5mm, đường kính nhỏ bằng mũi khoan 330).
+ Tạo rãnh trên mặt chân răng giống ngà răng.
4.3. Đối với răng mất toàn bộ thân răng
Cùi đúc: Đức liên một khối trụ và tái tạo thân răng. Tuỳ theo chức năng ăn nhai, thẩm mỹ mà là chọn loại vật liệu: hợp kim, kim loại, sứ…
Răng trụ: Cả trụ và răng. Ở các răng hàm theo quan niệm hiện đại không dùng từ chốt mà chỉ tăng cường lưu giữ bằng các pin. Nếu tái tạo thân răng chỉ dùng cho chân xa đối với hàm dưới và chân hàm ếch đối với hàm trên.
Nguồn: Chữa răng và Nội nha tập 2 – NXB Giáo dục Việt Nam
Leave a Reply