Loét dạ dày-tá tràng là một căn bệnh rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Loét dạ dày-tá tràng là một tổn thương ở niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng, gây ra bởi sự ăn mòn của acid dịch vị hoặc enzyme tiêu hóa. Triệu chứng của loét dạ dày-tá tràng có thể bao gồm đau thắt bụng, nôn mửa, khó tiêu, đầy hơi, chảy máu tiêu hóa, và cảm giác đầy bụng.
Để chẩn đoán loét dạ dày-tá tràng, các Bác sĩ thường sử dụng một loạt các phương pháp khác nhau, bao gồm xét nghiệm máu, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), và Endoscopy. Endoscopy là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất, cho phép Bác sĩ xem trực tiếp tổn thương và lấy mẫu để xét nghiệm. Sau khi được chẩn đoán, loét dạ dày tá tràng có thể được điều trị bằng thuốc kháng acid, kháng sinh, và các thuốc chống viêm (nếu có tình trạng viêm đi kèm). Bên cạnh đó, các bệnh nhân cũng cần tuân thủ một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để giúp cải thiện tình trạng của mình. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày các phương pháp chẩn đoán và các biến chứng gặp trong bệnh loét dạ dày – tá tràng.
1. Chẩn đoán loét dạ dày-tá tràng
1.1. Chẩn đoán xác định
Dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng (nội soi tiêu hóa trên: do triệu chứng của loét rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh lý tiêu hóa trên khác: rối loạn tiêu hoá chức năng, GERD,…).
1.2. Chẩn đoán phân biệt
– Viêm dạ dày mạn: Đau vùng thượng vị mơ hồ, liên tục, không có tính chu kỳ, thường đau sau ăn, kèm chậm tiêu đầy bụng. Chẩn đoán dựa vào nội soi sinh thiết: có hình ảnh viêm dạ dày mạn với tẩm nhuận tế bào viêm đơn nhân, xơ teo tuyến tiết.
– Chứng chậm tiêu giống loét: triệu chứng khá giống với loét dạ dày tá tràng nhưng nội soi không thấy có tổn thương.
– GERD: có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, sau xương ức, lan lên ngực, miệng.
→ Nội soi rất có giá trị trong chẩn đoán.
– Ung thư dạ dày: Thường xảy ra ở người lớn tuổi, đau không có tính chu kỳ, ngày càng tăng, không đáp ứng điều trị loét. Cần nội soi sinh thiết nhiều mảnh cho hình ảnh ung thư dạ dày.
– Viêm đường mật mạn do sỏi: Tiền sử sỏi mật, lâm sàng có cơn đau quặn gan, nhiễm trùng và tắc mật. Chẩn đoán dựa vào siêu âm và chụp đường mật ngược dòng cho hình ảnh sỏi, túi mật xơ teo.
– Viêm tuỵ mạn: Có tiền sử viêm tụy cấp, uống rượu mạn, có thể kèm đi chảy mạn và kém hấp thu. Đau thường lan ra sau lưng ở vùng tụy. Xét nghiệm men amylase máu thường tăng 2-3 lần. Siêu âm và chụp phim X quang thấy tụy xơ teo có sỏi, ống tụy dãn.
– Bệnh của cơ quan lân cận ổ bụng: cột sống, tim mạch, hô hấp…
2. Biến chứng
– Xuất huyết tiêu hóa trên (thường gặp): nhưng khó đánh giá tần số chính xác. Đây là biến chứng thứ nhất. Khoảng 15-20% bệnh nhân loét mới có 1 vài trường hợp chảy máu (từ 1 đến vài lần). Người già chảy máu nhiều hơn người trẻ. Loét dạ dày chảy máu ≈ 12%, loét tá tràng chảy máu ≈17%. Biến chứng xảy ra trong đợt loét tiến triển hoặc cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên.
Cận lâm sàng: dựa vào nội soi (cần thực hiện sớm khi ra khỏi choáng).
Tần suất tái phát (20%), tiên lượng tốt nếu chảy máu tự ngưng trong vòng 6h.
Nguy cơ tái phát (>50%), nếu:
+ Chảy máu từ tiểu ĐM chảy thành tia.
+ Thấy mạch máu trên nền ổ loét.
+ Chảy máu kéo dài >72h.
– Thủng hoặc dò ổ loét (thường gặp): gây viêm phúc mạc toàn bộ hoặc cục bộ. Đây là biến chứng thứ hai. Khoảng 6% so với xuất huyết tiêu hóa trên. Đàn ông nhiều hơn phụ nữ. Loét mặt trước hoặc bờ cong nhỏ thì thủng vào khoang phúc mạc lớn, loét mặt sau thì thủng vào cơ quan kế cận hoặc hậu cung mạc nối.
Triệu chứng: Khởi đầu bằng cơn đau dữ dội như dao đâm, đó là dấu của viêm phúc mạc và nhiễm trùng nhiễm độc.
Cận lâm sàng: Chụp phim bụng không sửa soạn hoặc siêu âm bụng có liềm hơi dưới cơ hoành, nhất là bên phải.
– Hẹp môn vị (thường gặp): thường gặp với các ổ loét gần môn vị ( do loét dạ dày hoặc loét tá tràng nằm gần môn vị hoặc co thắt môn vị gây ra). Hẹp có thể do viêm phù nề môn vị.
Triệu chứng:
- Nặng bụng sau ăn.
- Nôn ra thức ăn cũ >24h.
- Dấu óc ách dạ dày lúc đói và dấu Bouveret.
- Gầy và dấu mất nước.
Cận lâm sàng:
+ Thông dạ dày có dịch ứ >100ml.
+ Phim Baryte dạ dày còn tồn đọng Baryte >6h.
+ Phim nhấp nháy, chậm làm vơi dạ dày >6h khi thức ăn có đánh dấu đồng vị phóng xạ Technium 99.
+ Xác định bằng cơ năng hay thực thể bằng nghiệm pháp no muối kéo dài, sau ½ giờ và 4giờ:
Nếu sau ½ giờ >400ml và sau 4 giờ >300ml là thực thể, nếu < 200 ml là cơ năng.
Hoặc làm lại no muối sau 3 ngày truyền dịch >100ml là thực thể.
– Loét xuyên thấu dính vào cơ quan kế cận: thường là tụy, gan, lách, mạc nối nhỏ/lớn, đường mật, mạc treo đại tràng, đại tràng ngang được gọi là loét mặt sau hoặc loét bờ cong lớn.
Triệu chứng: Đau dữ dội ít đáp ứng điều trị, đau lan ra sau lưng (do loét xuyên vào tụy hoặc biểu hiện viêm tụy cấp hoặc loét thủng vào đường mật).
Cận lâm sàng: Chụp đường mật hoặc siêu âm thấy có hơi trong đường mật hoặc Baryte vào đường mật.
Note: Nếu rò dạ dày – đại tràng gây đi chảy phân sống và kém hấp thu → cần điều trị phẫu thuật.
Nguồn tham khảo:
- Bài giảng Loét dạ dày – tá tràng nội tiêu hoá trường Đại học Tây Nguyên 2020
- Sách lâm sàng nội tiêu hoá ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Leave a Reply