Hiệp hội Pháp nha Hoa Kỳ (ABFO) – Các nguyên tắc và tiêu chuẩn.

Năm 1994, Hiệp hội Pháp nha Hoa Kỳ đã thiết lập các nguyên tắc và tiêu chuẩn cho nhận dạng nha khoa. Các nguyên tắc hướng dẫn này đã được đăng tải trên tạp chí của Hiệp hội Nha khoa Mỹ và trên trang web của ABFO. Hướng dẫn đưa ra những thông tin chi tiết và cụ thể dưới đây, bao gồm các nguyên tắc và tiêu chuẩn theo Hiệp hội Pháp nha Hoa Kỳ, đặc biệt là 10 nguyên tắc và chú ý khi nhận dạng răng trong lĩnh vực Pháp nha. Mặc dù, trong quá trình hành nghề, lĩnh vực Pháp nha không phải lúc nào cũng hiện diện thực tế lâm sàng, tuy nhiên, nắm được kiến thức cơ bản này sẽ giúp đỡ, phát triển Nha sĩ trở thành những chuyên gia với hiểu biết sâu rộng.

1. Nguyên tắc và tiêu chuẩn theo Hiệp hội Pháp nha Hoa Kỳ

hiep-hoi-phap-nha-hoa-ky
Hiệp hội Pháp nha Hoa kỳ ABFO (The American Board of Forensic Odontology)

1. Thu thập và lưu giữ các bằng chứng nha khoa tử thi:
A. Kiểm tra các răng còn lại.
B. Ảnh.
C. Sự cắt bỏ xương hàm.
D. Kỹ thuật giải phẫu/cắt bỏ.
E. Hồ sơ rằng tử thi:
1) Khám răng.
2) Mô tả tường thuật và đánh dấu danh pháp.
3) Các đặc điểm răng đáng chú ý.
4) Xquang răng.

2. Nguồn dữ liệu khi còn sống
A. Các cơ quan địa phương.
B. Các cơ quan của bang.
C. Các cơ quan liên bang.
D. Các nguồn quốc tế.
E. Công ty bảo hiểm.
F. Các nguồn khác.

3. So sánh sữ liệu khi còn sống với bằng chứng tử thi: Các đặc điểm về nha khoa hữu ích trong nhận dạng.

4. Danh mục và thuật ngữ trong nhận dạng
A. Khẳng định nhận dạng.
B. Khả năng có thể nhận dạng.
C. Thiếu bằng chứng.
D. Loại trừ nhận dạng.

2. Mười nguyên tắc và chú ý trong khi nhận dạng răng

– Không được bỏ qua một răng. Trong trường hợp nhận dạng tử thi, nếu một răng không được phục hồi, mà các dữ liệu khi còn sống cho thấy có phục hồi trên răng đó, thì có thể bỏ qua. Một phục hồi có thể đã được đặt sau ghi chép điều trị gần nhất, nhưng ngược lại, một răng đã được can thiệp thì sau chết không thể là một răng lành lặn.

– Răng đã nhổ không thể mọc lại. Nếu phim X.quang khi sống cho thấy một răng đã mất mà răng này lại được tìm thấy ở X.quang tử thi, các bác sĩ Răng Hàm Mặt, Nha sĩ y pháp có thể loại trừ nhận dạng.

– Cá thể không có hồ sơ nha khoa khi còn sống, vì vậy không dễ nhận dạng bằng các dữ liệu nha khoa do thiếu dữ liệu để so sánh trước và sau khi chết.

– Hồ sơ nha khoa khi còn sống không rõ ràng thì không thể dùng để nhận dạng.

– Chất lượng hồ sơ nha khoa khi còn sống rất quan trọng đối với nhận dạng nha khoa. Những sai sót trong ghi chép có thể xảy ra, mà thường hay gặp nhất là:

+ Lỗi ghi nhầm răng tương ứng ở các cung, ví dụ điều trị trên R46 ghi nhầm thành 36.

+ Lỗi ghi nhầm vị trí bề mặt phục hồi, như nhầm phục hồi trên mặt gần lại ghi thành mặt xa.

+ Lỗi ghi nhằm răng do có sự di chuyển của các răng bên cạnh vào vị trí răng đã mất. Ví dụ R15 di gần dễ bị ghi nhầm thành răng 14.

– Bác sĩ Răng Hàm Mặt, nha sĩ cần phải ghi chép tỉ mỉ và chính xác để quá trình nhận dạng diễn ra dễ dàng, đồng thời bảo vệ mình trong vấn đề liên quan tới pháp lý.

– Hồ sơ khi sống càng cũ thì khả năng không phù hợp càng cao. Các bác sĩ Răng Hàm Mặt, nha sĩ y pháp cần lưu ý rằng, các điều trị bổ sung có thể đã được tiến hành sau các ghi chép đó. Vì vậy, cần thu thập các dữ liệu điều trị gần nhất có thể. Sự tiến bộ của các loại vật liệu nha khoa sẽ dẫn đến thay đổi trong các phương pháp nhận dạng.

– Không phải lúc nào mọi thứ cũng đúng như chúng thể hiện. Những bề mặt răng được phục hồi có thể xuất hiện nhiều hơn trên khám nghiệm tử thi so với hồ sơ lưu khi còn sống. Do các điều trị bổ sung có thể diễn ra sau ghi chép cuối cùng. Nhiều bề mặt trám Amalgam có thể đã được một nha sĩ khác thay thế bởi một chụp toàn phần. Khi đối chiếu phim Xquang lúc còn sống, cần đảm bảo rằng phim chụp và được xoay đúng hướng, không ghi nhầm trái (L) thành phải (R). Trong trường hợp cần thiết, phải hỏi thêm thông tin từ các nha sĩ.

– Một khác biệt không thể giải thích được thì quan trọng hơn nhiều điểm phù hợp. Bằng chứng nha khoa không chỉ có tác dụng nhận dạng, mà còn có ý nghĩa trong việc loại trừ nhận dạng. Chẳng hạn, dữ liệu trước khi chết cho thấy một chụp toàn phần trên một răng nhất định nhưng dữ liệu tử thi lại cho thấy một miếng trám Amalgam trên mặt nhai ở chính răng tương ứng. Sự khác biệt không thể giải thích hợp lý này có thể đưa đến một nhận dạng loại trừ.

– Có thể chỉ có một cơ hội để thu thập các dữ liệu trên tử thi. Tử thi có thể được chôn cất hoặc hỏa táng trước khi phát hiện ra rằng một ghi chép nào đó không đầy đủ hoặc một hình ảnh không đạt tiêu chuẩn. Khai quật để phục hồi thông tin cần thu thập là đáng xấu hổ và nỗ lực để khôi phục lại các thông tin tương tự từ tro cốt có thể không khả quan.

Nguồn: Nha cộng đồng tập 2 – NXB Giáo dục Việt Nam


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *