Phương pháp dự phòng sai khớp cắn ở trẻ em.

Sai khớp cắn thực chất không phải là một bệnh theo đúng nghĩa như bệnh sâu răng và viêm quanh răng. Nó là một sự sai lệch của răng, xương, mô mềm so với trạng thái cân bằng tự nhiên. Dự phòng sai khớp cắn là một vấn đề khó khăn. Dự phòng khớp cắn chỉ hiệu quả khi nguyên nhân sai khớp cắn là do các yếu tố môi trường và dự phòng kém hiệu quả đối với các trường hợp có nguồn gốc từ gen.

1. Nguyên nhân sai khớp cắn

1.1. Những vấn đề về xương

Vấn đề về xương hàm (mối quan hệ của xương hàm trên so với xương hàm dưới theo chiều trước sau, theo chiều ngang và theo chiều dọc) là một nhân tố quan trọng quyết định có sai lệch khớp cắn hay không sai lệch khớp cắn. Nó có mối liên quan mật thiết tới độ cắn chìa, cần phủ của răng cửa và khớp cắn của các rằng sau.

2 nhân tố quan trọng cần xem xét đối với xương hàm là:

– Kích thước tương đối của xương hàm dưới so với xương hàm trên
– Vị trí của xương hàm dưới so với xương hàm trên.

1.2. Hình dạng và chức năng của mô mềm

Cung răng và xương hàm phát triển trong giới hạn của mô mềm xung quanh. Sự phát triển và tăng trưởng của xương hàm chịu ảnh hưởng lớn của chức năng cơ xung quanh (cơ môi, má và lưỡi, các cơ nhai). Và nó ảnh cũng ảnh hưởng rất lớn đến khớp cắn của bộ răng. Sử dụng những khí cụ chức năng để thay đổi cách thức phát triển của cơ trong quá trình phát triển của trẻ có tác dụng thay đổi sự phát triển của xương hàm, răng và xương ổ răng.

1.3. Những thói quen xấu

Những thói quen xấu như mút ngón tay, đẩy lưỡi, thở miệng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của xương hàm, cách thức mọc răng từ đó dẫn đến những sai lệch khớp cắn.
Hậu quả của thói quen xấu phụ thuộc vào 3 nhân tố; thời gian kéo dài thói quen, tần suất thói quen xấu trong ngày, cường độ

Trong đó:
I = FxD

I: là cường độ,
F: là tần suất,
D: là thời gian kéo dài thói quen.

Thói quen xấu gồm những loại khác nhau như: Mút ngón tay, ngậm ti giả, cắn móng tay, cắn môi, nuốt không bình thường hay đẩy lưỡi, thói quen cơ không bình thường, thở miệng.

1.3.1. Mút ngón tay

du-phong-sai-lech-khop-can
Mút ngón tay – thói quen xấu cần loại bỏ

Cần sử dụng khí cụ để ngăn cản thói quen mút ngón tay và những thói quen xấu khác.

Khí cụ như loại: Chặn hàm ếch.

1.3.2. Thở miệng

Thở miệng có thể do nguyên nhân thực thể, giải phẫu, do bít tắc vùng tai mũi họng. Thở miệng được coi là thói quen xấu thực sự khi cản trở vùng tai mũi họng được loại bỏ mà thói quen thở miệng vẫn còn.

Triệu chứng của thở miệng:

a) Bộ mặt VA

– Mặt dài.

– Mũi và đường thở hẹp.

– Môi nhão, môi trên ngắn.

– Mũi hếch.

b) Cắn hở do xương “hội chứng mặt dài”

– Mọc quá mức các răng sau.

– Cung hàm trên hẹp.

– Cắn chìa quá mức.

– Cán hở phía trước.

– Xương hàm dưới kém phát triển ra trước và xuống dưới.

Khí cụ điều trị: Là một tấm chắn miệng, đây là một khí cụ được sử dụng để ngăn cản thở miệng ở trẻ em.

1.3.3. Đẩy lưỡi

Cung chặn lưỡi có tác dụng tốt đối với thói quen xấu này

– Đẩy lưỡi ra phía trước chống lại những răng phía trước và hoạt động quá mức của cơ quanh miệng trong quá trình nuốt.

– Đây là một hoạt động bẩm sinh.

– Đẩy lưỡi xảy ra ở trẻ dưới 6 tuổi không gây ra cắn hở phía trước.

– Làm chậm quá trình thay đổi cách nuốt từ trẻ em sang cách nuốt của người lớn.

– Thay đổi cách nuốt thường xảy ra trong vòng 2 tuổi.

– Cho đến 6 tuổi, khoảng 50% số trẻ đã chuyển sang cách nuốt của người lớn.

– Khoảng 10 – 15% không bao giờ chuyển sang cách nuốt của người lớn một cách hoàn toàn.

– Có mối liên quan giữa thở miệng và cắn hở phía trước.

– Có vấn đề về sai khớp cắn và thường không có nguyên nhân khác. — Có vấn đề về phát âm, nói ngọng.

– Khoảng 80% trường hợp sẽ được điều chỉnh ở độ tuổi 12.

* Khí cụ điều trị: Palatal crib: đây là một khí cụ được sử dụng để ngăn cản đẩy lưỡi và những thói quen xấu khác.

2. Dự phòng sai khớp cắn – Đo lường phòng bệnh

2.1. Dự phòng sai khớp cắn – Giáo dục bố mẹ trẻ

Giáo dục bố mẹ trẻ là mong đợi, giáo dục về chế độ ăn, thói quen vệ sinh răng miệng… Thỉnh thoảng giáo dục sức khỏe thường qua đường bưu điện, điện thoại.

2.2. Dự phòng sai khớp cắn – Loại bỏ thói quen

Để loại bỏ thói quen xấu như mút ngón tay, thở miệng có thể được làm thông qua giáo dục sức khỏe, từ động viên của bố mẹ, giáo viên và bạn bè. Sử dụng những khí cụ can thiệp là cần thiết.

2.3. Dự phòng sai khớp cắn – Nhổ răng có định hướng

Nhổ những răng trên cung hàm thường để hướng dẫn những răng vĩnh viễn theo đó mọc lên. Nhổ răng có hướng dẫn là nhổ răng sữa hay răng vĩnh viễn ở thời điểm thích hợp trong trường hợp không phù hợp giữa răng và xương ổ răng. Chỉ định cho nhổ răng có hướng dẫn là:

– Khớp cắn loại I với chen chúc phía trước.

– Răng cửa bên mọc về phía lưỡi.

– Cung răng chen chúc và các răng nghiêng về phía trước.

– Thiếu khoảng.

– Tình trạng không bình thường như: dính khớp, mọc lạc chỗ.

2.4. Dự phòng sai khớp cắn – Nhổ răng đúng thời điểm

Tương tự như nhổ răng có hướng dẫn, nó chỉ khác là răng vĩnh viễn không bị nhổ.

2.5. Dự phòng sai khớp cắn – Duy trì khoảng

Trong trường hợp mất sớm những răng sữa, duy trì khoảng được làm để cho răng vĩnh viễn mọc tiếp theo.

2.6. Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ

Để duy trì những khí cụ hiện có và kiểm tra xem có những thói quen xấu khác hay không.

2.7. Điều khiển phanh môi bám bất thường

Điều này được làm để ngăn cản khoảng cách được tạo ra giữa những răng cửa hàm trên…

2.8. Điều khiển những răng dính khớp và không mọc

Đôi khi những răng dính khớp và không mọc có thể cản trở sự mọc bình thường của các răng vĩnh viễn. Nó là quan trọng để chú ý đến những răng này, mục đích là để ngăn chặn tình trạng chen chúc và mọc lệch lạc.

3. Ước lượng để chặn

Ước lượng là suy ra từ những vấn đề nhỏ nếu không được điều trị sẽ làm cho vấn đề đó phức tạp hơn và khó khăn để điều trị ở giai đoạn sau. Những vấn đề điển hình có thể được ngăn ngừa như: lấy lại khoảng, chen chúc, cắn chéo, khe hở đường giữa, hướng dẫn chỉnh hình.

3.1. Bộ răng sữa

Chỉnh nha can thiệp ít khi cần thiết ở bộ răng sữa.

Những trường hợp chỉnh nha can thiệp ở giai đoạn này là:

– Mất sớm răng hàm sữa thứ nhất.

– Mất răng hàm sữa thứ 2 trước khi mọc răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất.

3.2. Bộ răng hỗn hợp

Những vấn đề cần chỉnh nha can thiệp ở giai đoạn này là:

– Mất sớm răng hàm sữa thứ nhất và những răng khác chen chúc.

– Mất sớm răng hàm sữa thứ 2 và những răng khác chen chúc.

– Mất răng hàm sữa thứ nhất, răng nanh và những răng khác chen chúc.

– Đường giữa lệch vì mất răng ở một bên trong bộ răng chen chúc (đặc biệt trong sai khớp cắn loại I).

– Cản trở khớp cắn của các răng phía sau vì mất sớm răng trên một cung (đặc biệt là sai khớp cắn loại 1).

– Không đủ khoảng để những răng phía trước mọc.

– Rối loạn bẩm sinh (khe hở môi vòm miệng).

– Thói quen xấu (mút ngón tay, đẩy lưỡi…).

3.3. Những phương pháp sử dụng trong chỉnh nha can thiệp

– Nhổ răng đối xứng.

– Nhổ răng bù trừ.

– Điều chỉnh khớp cắn.

– Tách kẽ.

– Cắt kẽ.

– Đặt lại khoảng.

– Bài tập cơ.

– Khí cụ loại bỏ thói quen xấu.

– Loại bỏ những cản trở mô mềm và cản trở xương.

3.4. Phạm vi và giới hạn của chỉnh nha can thiệp

– Sẽ khó khăn để ngăn chặn sai khớp cắn, mọi nỗ lực là để can thiệp chỉnh nha ở giai đoạn sớm hơn là phòng ngừa.

– Điều trị sớm sai lệch khớp cắn làm giảm vấn đề nghiêm trọng của sai khớp cắn sau này và giảm thời gian điều trị ở giai đoạn sau.

– Phân biệt chỉnh nha dự phòng và chỉnh nha can thiệp nhiều khi khó khăn, hơn nữa mục đích là để giảm toàn bộ thời gian điều trị.

Nguồn: Răng trẻ em – NXB Giáo dục Việt Nam


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *