Những bước quyết định sau đây cần được triển khai trong trường hợp điều trị một bệnh nhân trẻ em đến phòng khám răng. Lưu ý rằng mỗi bước cần nắm rõ và không phải thực sự lúc nào cũng tiến hành những bước này trên lâm sàng, mà còn tuỳ thuộc vào độ tuổi, tính cách, hành vi của trẻ.
1. Cách ly trẻ khỏi cha mẹ trong điều trị răng
Không phải lúc nào cũng cần phải cách ly trẻ khỏi cha mẹ. Dưới 36 – 40 tháng, trẻ thường cư xử tốt hơn khi có mặt của cha mẹ. Trẻ trên 3 tuổi phần lớn không cần cha mẹ đi kèm. Đối với trẻ trên 3 tuổi nên cho cha mẹ rời khỏi phòng điều trị nếu trẻ có phản ứng bất lợi. Cha mẹ, nha sĩ và trẻ thoả thuận về điều này trước khi trẻ lên ghế.
2. Mời trẻ lên ghế răng
Mặc dù đó là một việc đơn giản, nhưng có một số trẻ khó khăn trong việc lên ghế nha, có thể do tự nhiên sợ hãi. Một số trẻ cần được giúp đỡ để lên ghế, nhưng cũng có những bệnh nhân trẻ em ngoan và tự đi lên ghế một cách dễ dàng. Điều này cung cấp cho chúng ta cơ hội để khen ngợi trẻ ngoan.
3. Bắt đầu điều trị răng – Bác sĩ nha khoa ngồi vào ghế
Bác sĩ nha khoa ngồi vào ghế chứng tỏ việc điều trị sắp bắt đầu. Trẻ được chuẩn bị tốt sẽ nhận ra điều này. Trẻ sẽ trả lời tên, trả lời các câu hỏi, chấp nhận và đáp lại lời khen ngợi. Nha sĩ cũng tượng trưng cho nhân vật uy quyền nhất phòng nha, bệnh nhân trẻ em ngoan sẽ nhận ra rằng cần phải thi hành mệnh lệnh của nha sĩ và trẻ sẽ nhanh chóng thực hiện mệnh lệnh.
4. Mũi tiêm – Giai đoạn khó khăn nhất trong điều trị răng cho trẻ
Là một thủ thuật đáng sợ nhất trong nha khoa trẻ em, tuy nhiên nó không phải là trở ngại chính với hầu hết trẻ. Phần lớn trẻ em không có phản ứng gì với việc tiêm. Thường dùng thuốc tê tại chỗ có vị dễ chịu nhưng không chỉ định cho trẻ có phản ứng kích động rõ rệt vì có thể làm cho trẻ phản ứng xấu hơn.
Một số trẻ biết được rằng chúng sẽ bị tiêm và nghe những mô tả đáng sợ về cây kim trước đỏ từ cha mẹ, anh em, bạn bè, chủng chờ đợi sự đau đớn. Tuy nhiên, nhiều trẻ vẫn chấp nhận thủ thuật với vài giọt nước mắt và hầu như không né tránh. Những trẻ này sẽ thấy rằng tiêm không đau lắm và chỉ hơi “nhói”. Nếu trẻ hỏi tiêm có đau không, thì phải trả lời là “bé sẽ cảm thấy hơi nhói như con kiến đốt thôi”.
Nếu trẻ bắt đầu có thái độ nẻ tránh, cần phải dùng giọng nói kiên quyết. Việc hoàn tiêm sẽ không làm cho trẻ cư xử tốt hơn. Trẻ có thể khóc và kháng cự, cần kim giữ tay chân lúc tiêm nếu không có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy vậy, trẻ vẫn là những đứa trẻ ngoan. Thực tế cho thấy trẻ sẽ hết là khóc và kháng cự khi rút kim ra. Đối với trẻ không hợp tác, việc sử dụng kim tiêm phải hết sức thận trọng.
5. Thực hiện thủ thuật nha khoa
Đa số thủ thuật nha khoa là điều trị phục hồi hoặc nhổ răng. So với thủ thuật tiềm, thì các thủ thuật khác đơn giản hơn. Với các bệnh nhân trẻ em ngoan, trẻ thưởng chấp nhận dễ dàng thủ thuật điều trị chính.
6. Kết thúc thủ thuật
Một bệnh nhân trẻ em ngoan sẽ kết thúc điều trị một cách tốt đẹp. Bé hãm hở ra về và được khen ngợi bởi thái độ tốt của nó trên ghế.
7. Trẻ trở lại với cha mẹ của chúng
Một vài trẻ sẽ muốn cha mẹ chúng cảm thấy tội lỗi vi đã bắt chúng phải đến nha sĩ. Vì vậy, chúng sẽ mô tả các thủ thuật nha khoa như một cực hình và chúng như một nạn nhân, điều này sẽ không xảy ra nếu có mặt nha sĩ hoặc trợ thủ. Bệnh nhân trẻ em ngoan sẽ trở lại trong niềm kiêu hãnh với cha mẹ. Chúng biết mình đã làm tốt và làm cha mẹ vui lòng. Đây là dịp để bác sĩ nha khoa khen ngợi chúng với cha mẹ. Tóm lại, đa số trẻ em là bệnh nhân nha khoa ngoan. Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ và những ngoại lệ này phải được hiểu biết rõ ràng.
Nha khoa là một lĩnh vực y tế quan trọng và cần thiết trong việc chăm sóc răng miệng và sức khỏe nha khoa cho mọi người, đặc biệt là trẻ em. Điều trị nha khoa chođối tượng trẻ em không chỉ giúp trẻ có một nụ cười đẹp và khỏe mạnh mà còn giúp trẻ phát triển tốt về mặt thể chất và tinh thần. Trong quá trình điều trị nha khoa cho trẻ em, các bác sĩ nha khoa cần phải có sự kiên nhẫn, tận tâm và kỹ năng để đối phó với trẻ em, đặc biệt là những trẻ em có sự lo lắng hoặc sợ hãi khi đến phòng khám nha khoa. Các bác sĩ nha khoa cần có khả năng truyền đạt thông tin một cách dễ hiểu và giải thích cho trẻ và phụ huynh về các phương pháp điều trị và các lợi ích của chúng.
Nguồn: Sách Răng trẻ em – NXB Giáo dục Việt Nam
Leave a Reply