Những bệnh phổ biến ở người trẻ như sâu răng, viêm quanh răng cũng là bệnh có tỷ lệ mắc rất cao ở các đối tượng này. Do những thay đổi về sinh lý nên người cao tuổi có những bệnh lý lão nha đặc trưng và biểu hiện lâm sàng của bệnh luôn là sự phản ánh tính chất phối hợp giữa bệnh và thoái hoá, tạo ra sự khác biệt so với người trẻ tuổi. Những tình trạng và bệnh hay gặp ở người cao tuổi được mô tả trong bài viết sau.
1. Tổng quan bệnh lý lão nha
– Tổn thương mô cứng hay gặp nhất là hiện tượng mòn răng, gãy vỡ thân răng, mòn ở cổ răng và tiêu cổ chân răng hình chêm. Các tổn thương này có tác động của men, ngà bị thoái hoá sinh lý và đặc biệt tăng ở người ít nước bọt, người mất răng lẻ tẻ có rối loạn khớp cắn.
– Bệnh lý ở tuỷ răng thường gặp là thể viêm tuỷ mạn, ít có biểu hiện lâm sàng rầm rộ. Tuỷ răng bị chết lúc nào không rõ. Thưởng bệnh nhân chỉ đi khám khi có biến chứng ở mô quanh cuống với lỗ rò, u hạt, nang ở chóp chân răng. Việc chữa tuỷ gặp nhiều trở ngại vì buồng, ống tuỷ thường bị hẹp, tắc. Tiên lượng hồi phục kém. Các viêm nhiễm ở tổ chức liên kết cũng thường có biểu hiện của một quả trinh mạn tính, dễ gây rò, phản ứng hạch viêm nhẹ.
– Bệnh lý lão nha ở niêm mạc, dưới niêm mạc và cơ được nhiều nghiên cứu đề cập là: các tổn thương dạng tiền ung thư (bạch sản chiếm tỷ lệ cao nhất. Liken phẳng, hồng sản với khoảng 50% là ung thư tại chỗ hay xâm lấn và một số tình trạng khác…). –
– Niêm mạc miệng bị tổn thương, răng bị sâu nhiều trong chứng khô miệng ở những người có bệnh lý lão nha tại tuyến hoặc do dùng nhiều loại thuốc có tác dụng phụ gây giảm tiết hoặc không có nước bọt. Trường hợp viêm nấm Candida thể lan khắp khoang miệng hay gặp ở những người giả, đeo hàm giả nhựa, có thể trạng yếu, suy giảm miễn dịch. Những tổn thương sừng hoá, teo đét niêm mạc miệng, xơ hoá dưới niêm mạc ở người ăn trầu, các tổn thương loét sang chấn, loét áp tơ. Đặc biệt là những tổn thương ung thư niêm mạc miệng thường được phát hiện ở người cao tuổi.
– Những trạng thái bất thường ở vùng khớp thái dương – hàm cũng là mối quan tâm của nhiều cuộc điều tra. Thường xuất phát từ mất răng mà tầng mặt dưới bị hạ thấp dẫn tới các biến loạn ở ổ chảo, hõm khớp, sụn chêm. Phối hợp với các biến đổi sinh lý thoái triển của dây chằng, cơ nhai tạo ra hiện tượng tăng nhạy cảm, mỏi, đau, tiếng kêu bất thường vùng khớp hoặc là có trật khớp.
– Bệnh lý lão nha tăng sản lành tính dạng khối u hay gặp ở NCT xuất phát từ tình trạng mất răng có hoặc không có sử dụng răng, hàm giả. Trường hợp đeo hàm giả sai quy cách, gây kích thích kéo dài làm biểu mô và mô liên kết tăng sinh hình thành những cuộn mô sợi bọc lấy bìa hàm giả nhựa tháo lắp. Trường hợp mất răng không làm răng giả, lâu ngày niêm mạc ở mặt trong má, môi hoặc lưỡi bị lồi vào khoảng mất răng như một khối u.
Tóm lại: Đặc điểm sinh lý răng miệng nổi bật của NCT là quá trình lão hoá thấy ở tất cả các cấu trúc vùng mặt, miệng. Các bệnh lý đặc trưng ở NCT có liên quan chặt chẽ với quá trình thoái hoá. Trong phạm vi nghiên cứu, bài viết này sẽ phân tích sâu hơn về các hiểu biết đối với bệnh sâu răng, bệnh vùng quanh răng, tình trạng mất răng, các vấn đề về kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc đối với sức khỏe răng miệng ở NCT.
2. Bệnh sâu răng – Bệnh lý lão nha phổ biến
– Sâu răng là một trong các bệnh lỹ lão nha phổ biến nhất của nhân loại, đặc trưng bởi việc mất canxi của thành phần vô cơ, kèm hoặc tiếp theo là phân huỷ thành phần hữu cơ tạo thành hố ở các mặt trên thân, chân hoặc ở cả thân và chân răng gọi là lỗ sâu. Đối với NCT, sâu răng có những đặc điểm khác biệt về lâm sàng, tiến triển và ảnh hưởng tuỷ răng so với người trẻ tuổi.
Bệnh tiến triển chậm, triệu chứng lâm sàng nghèo nàn, đáy lỗ sâu có màu nâu sẫm, men bờ lỗ sâu sứt mẻ, ít ê buốt, ảnh hưởng tới tuỷ chậm nhưng thường là tuỷ viêm không hồi phục hoặc tuỷ hoại tử. Do không đau nên bệnh nhân thường ít đi khám, chữa sớm.
– Có thể gặp thể sâu răng đã ngừng hoạt động với đáy cứng. Theo vị trí, lỗ sâu ít gặp ở mặt nhai, mặt láng, nếu có thường là sâu tái phát xung quanh mối hàn cũ. Thể sâu ở cổ chân răng thường hay gặp ở những răng có tụt lợi. Mặt chân răng lộ ra thường không nhẵn, tạo điều kiện dễ dàng cho mảng bám răng hình thành. Lỗ sâu chân răng có thể gặp ở các mặt ngoài, trong, đặc biệt là mặt bên ngay sát cổ răng luôn chiếm một tỷ lệ cao nhất do: mất điểm tiếp giáp răng – răng do mòn mặt nhai đi quá đường vòng lớn nhất thân răng, tiêu xương quá mức vùng kẽ răng do sinh lý hoặc do tác động của bệnh nha chu, do vị trí răng thay đổi do tác động của bệnh nha chu hay sang chấn khớp cắn, các thay đổi này làm tăng mắc bám và tồn đọng cơ học của thức ăn sau ăn nhai. Tổn thương phát triển có khuynh hướng lan theo chiều rộng về phía chân răng và các mặt kề cận, không tạo hốc rõ ràng, thường có hiện tượng quá cảm, gãy thân răng (được gọi là thể sâu răng lan). NCT thưởng có nhiều chân răng trong miệng (do sâu nhiều mặt, sâu vỡ hết thân răng) hay hình ảnh tổn thương sâu cộng với sự rạn nứt, gãy vỡ ở men ngà tích lũy dần theo năm tháng.
3. Bệnh quanh răng
– Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh quanh răng gặp phổ biến ở mọi quốc gia và hay gặp nhất là viêm lợi và viêm quanh răng. Biểu hiện chi viêm ở lợi liên quan tới mảng bám (có hoặc không có yếu tố tại chỗ) xuất hiện chỉ sau 07 ngày, điều trị kịp thời dễ phục hồi. Bệnh lợi ngoài lý do mảng bám còn liên quan bởi các yếu tố khác (do virus, nấm, bệnh niêm mạc, dị ứng, bệnh toàn thân khác…). Tiến triển của lợi viêm có thể tồn tại trong một thời gian dài nhưng nhiều trường hợp sẽ tiến tới viêm quanh răng do vi khuẩn độc lực mạnh hoặc có phản ứng bất thường của tục chủ.
– Viêm lợi có nhiều hình thái khác nhau. Tổn thương nhẹ: lợi phù nề, bờ viền tròn, tấy đỏ khu trú, đau và chảy máu ít. Nặng hơn là gái lợi hoại tử có các mảng màu xám, chạy mẫu tự phát, đau nhiều, mùi hôi. Các dạng viêm lợi điển hình ở NCT là: viêm lợi tróc màng mạn tính (ở người mãn kinh). Quá sản phối hợp với phì đại do viêm làm gai lợi to, lan rộng tạo ra những túi giả (do dùng thuốc). Lợi quá sản, cứng chắc, màu nhạt tải, không đau, không viêm (bệnh máu)…
– Biểu hiện viêm quanh răng có thể mạn tính, thể tiến triển và viêm quanh răng như là một biểu hiện của bệnh toàn thân. Ở NCT, bệnh thưởng mạn tính hoặc bán cấp, tiến triển từ chậm đến trung bình, từng đợt nhưng có giai đoạn tiến triển nhanh (gặp ở người sức khoẻ yếu, có bệnh toàn thân phối hợp). Do biểu hiện triệu chứng lâm sàng nhẹ hoặc có biến chứng nhưng không rầm rộ (đáp ứng miễn dịch suy giảm) nên bệnh nhân chỉ đến khám khi nặng với biểu hiện của vùng quanh cuống răng bị viêm, đau khi răng bị va chạm. Hiện tượng này thường gặp khi tiêu xương ổ răng làm cho tỷ lệ thân răng làm sảng lớn hơn phần chân răng còn trong xương, lực đòn bẩy gây sang chấn khi ăn nhai, phá huỷ dây chằng quanh chân răng, tiêu huỷ xương ổ răng, làm cho răng lung lay. Tiên lượng bệnh quanh răng ở NCT thường nặng bởi nhiều vùng lục phân có túi lợi và điều trị cho kết quả chậm, phục hồi kém. Do các cấu trúc quanh răng bị phá hủy, xương ổ răng tiêu nên dấu hiệu lâm sàng có ý nghĩa nhất của viêm quanh răng NCT là răng lung lay, răng di lệch, răng rụng. Thêm vào đó là dấu hiệu lợi co do bị mất bám dính vào lớp xương vùng cổ răng, chân răng bị bộc lộ ít hay nhiều.
– Theo Điều tra sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia ở Hoa Kỳ (2004), tỷ lệ người trưởng thành mất bám dính ở bề mặt chân răng gia tăng theo tuổi. Ví dụ: Tỷ lệ người có ít nhất một răng mất bám dính tối thiểu 4mm là 3% (từ 18-24 tuổi), 12% (từ 25–34 tuổi), 22% (từ 35-44 tuổi), 55% (từ 65-74 tuổi) và 65% 275 tuổi). Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tỷ lệ viêm quanh răng cao ở NCT liên quan đến bệnh toàn thân như tim mạch, đái tháo đường, bệnh mạch máu não, bệnh hô hấp (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi).
– Nhận định về đặc điểm bệnh quanh răng ở NCT, Galan D (1993) cùng các cộng sự cho rằng: viêm quanh răng ở NCT hình như đã ít trầm trọng hơn mặc dù tỷ lệ mắc bệnh vẫn còn cao hơn người trẻ nhưng đang có chiều hướng giảm dần do việc chăm sóc răng miệng ngày càng được cải thiện. Bệnh quanh răng NCT là biểu hiện của sự phối hợp giữa những hư hại tích luỹ và suy thoái sinh lý ở vùng quanh răng. Đặc biệt là có đóng góp của sự suy giảm ở hệ thống miễn dịch.
4. Mất răng – Bệnh lý lão nha gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống
– Mất răng là tình trạng phổ biến ở NCT. Tuy số lượng và vị trí các răng mất mà gây ảnh hưởng ở nhiều phương diện với các mức độ khác nhau: các răng còn lại bị xô lệch, chổi lên, thòng xuống, di lệch. Đường cong sinh lý Spee của khớp cắn bị biến dạng. Kích thước chiều cao và chiều rộng của sống hàm giảm, trường hợp nặng sống hàm hàm trên gần như phẳng với vòm hầu, sống hàm dưới ở ngang bằng với sản miệng. Tầng mặt dưới bị hạ thấp, tương quan giữa hai hàm thay đổi, đôi khi ngược nhau làm rối loạn về tương quan và các hoạt động chức năng của khớp cắn. Do mất răng, các cơ nhai, cơ bám da mặt thoái hoá, mất trương lực dẫn đến những thay đổi ở vùng mặt, miệng: má xệ xuống, hóp lại, rãnh mũi — mà rõ nét hơn, mặt mất cân xứng hai bên, mỗi sập xuống. bĩu ra, khoé môi cụp xuống dẫn đến những ảnh hưởng thẩm mỹ của khuôn mặt. Chức năng tiêu hoá ảnh hưởng do nhai giảm, tác dụng nghiền nhỏ thức ăn bị hạn chế, nói không rõ tiếng và đôi khi hô hấp cũng bị rối loạn.
– Nhu cầu của NCT về điều trị phục hình răng là rất cao vì răng, hàm giả có một ý nghĩa rất thiết thực, nhằm khôi phục lại các chức năng và có ý nghĩa phòng bệnh lý lão nha, duy trì sự bền vững tương đối của các răng còn lại vốn không hoàn toàn khoẻ mạnh, hạn chế tối đa sự mất thêm răng. Có răng, hàm giả sẽ giúp NCT hoà nhập vào cộng đồng tốt hơn, tránh tâm lý mặc cảm già nua, bệnh tật hay tàn phế.
5. Bệnh niêm mạc miệng
Các tổn thương niêm mạc miệng thường gặp ở NCT có thể kể đến là viêm miệng do hàm giả, tổn thương tiền ung thư miệng, chốc mép, Lichen phẳng, bạch sản, viêm miệng do nấm Candida…Nguyên nhân của tổn thương này có thể do nhiễm trùng (vi khuẩn, virus, vi nấm), do chấn thương hay kích thích tại chỗ (sừng hoá do chấn thương, u sợi do kích thích, cảm giác nóng bỏng), do bệnh toàn thân (bệnh chuyển hoá hay miễn dịch), do các thói quen không tốt như hút thuốc, uống rượu.
6. Bệnh lý cơ nhai và khớp thái dương hàm
Theo Võ Đắc Tuyến (1991), đau và loạn năng bộ máy nhai là một hội chứng khá thường gặp trong các bệnh lý lão nha, đứng thứ ba sau bệnh sâu răng và bệnh quanh răng. Đây là một hội chứng đa dạng và phức tạp từ bệnh căn – sinh bệnh học đến chẩn đoán và điều trị, gây rối loạn ở nhiều cơ quan cấu trúc, đặc biệt là ở hệ cơ nhai và khớp thái dương hàm với các triệu chứng nổi bật như đau co thắt cơ và loạn năng khớp. Bệnh lý lão nha ở cơ nhai và khớp thái dương hàm ít gặp ở NCT hơn là nhóm 20-40 tuổi. Các biển đổi ở cơ – khớp thái dương hàm ở NCT cũng khác ở người trẻ.
Các cơ cũng thoái hoá đi khi đến tuổi già. Mô sợi giảm kích thước cũng như số lượng và được thay thế bằng mô mỡ hay mô liên kết sợi vì vậy các cơ nhai cũng bị ảnh hưởng. Lực của các cơ này ngày càng yếu đi do sự suy yếu của bộ răng hoặc do chế độ ăn mềm liên tục hoặc cả hai.
Các loạn năng khớp thái dương hàm thường liên quan đến những người mất răng và mang hàm giả, nhất là các phục hình tháo lắp. Các xáo trộn về cắn khớp tạo ra các biến đổi ở khớp thái dương hàm, tạo ra tình trạng thoái hoá viêm xương khớp là rất phổ biến đưa đến tình trạng nứt mặt khớp và tạo lỗ ở đĩa khớp. Trên lâm sàng thường ghi nhận được các trình trạng đau, có tiếng kêu ở khớp hay há ngậm miệng giới hạn.
Nguồn: Lão nha – NXB Giáo dục Việt Nam
Leave a Reply