Hiện nay, theo sự tiến bộ của khoa học công nghệ, có rất nhiều phương pháp phục hồi thân răng sau điều trị tuỷ. Bài viết dưới dây nói về tổng quan sơ lược các phương pháp có thể ứng dụng, giúp các Nha sĩ có định hướng khi tiến hành phục hồi thân răng. Cùng tìm hiểu sâu hơn.
1. Phục hồi thân răng sau điều trị tuỷ – yếu tố nguy cơ
– Thành răng còn lại: quan trọng nhất là gờ bên.
– Chức năng nhai.
– Bản chất của răng đối diện.
– Vị trí răng trên cung hàm: Hàm trên cao gấp 3 lần hàm dưới, rằng trước tỷ lệ thất bại cao hơn răng sau, răng đơn lẻ hoặc răng cấu
– Sự thay đổi cấu trúc răng sau điều trị tuỷ.
– Tính chất của mô ngã sau điều trị tủy.
– Chiều dài, độ rộng, độ cong chân răng
– Tuổi bệnh nhân: trên 60 tuổi nguy cơ cao hơn.
– Giới tính: Nam giới thất bại cao hơn.
Theo quan niệm hiện nay, cần phục hồi thân răng ngay sau khi điều trị tuỷ. Phải mài cùi trước để xác định các thành răng còn lại.
+ Đánh giá thành răng sau khi mài: Được gọi là thành khi thành răng còn lại sau mài > 1mm, cao > 1/3 chiều cao của răng.
+ Quyết định phương pháp tái tạo cùi răng dựa vào số thành còn lại:
• Còn 4 thành: phục hồi bằng cùi đắp không chối.
• Còn lại 1 – 3 thành: dùng cùi đáp có chốt.
• Còn lại 0 – 1 thành: tạo của trụ đúc.
2. Phục hồi thân răng bằng cùi đắp
Vật liệu: Amalgam. GIC, composite
– Cùi đắp là vật liệu phục hồi mà được đặt ở vùng thân răng. Vật liệu thay thế phần tổ chức cứng của răng mất do sâu,vỡ, chấn thương răng hoặc bị mất tổ chức cứng của răng vì các lý do khác…
– Cùi đắp được cố định với răng trực tiếp bằng cách “gài” vào ống tuỷ hoặc cổ định với răng bằng chốt. Sự liên kết giữa răng, chốt và vật liệu hàn bằng cơ học hoặc hóa học hoặc kết hợp cả hai.
Các loại cùi đắp:
– Amalgam
– Composite resin
– Glass ionomer
– Thân – chân răng
2.1. Cùi amalgam
Ưu điểm: có nhiều ưu điểm so với cùi đúc.
– Bền vững với nhiệt và lực nén chức năng.
– Đảm bảo kín vùng tiếp giáp răng – amalgam giảm thấm vi kẽ, vì vậy giảm khả năng sâu tái phát, nhiễm bẩn thân – chóp răng.
– Sức bền nén, bền cứng và module đàn hồi cao, đây là các tiêu chuẩn “vàng” để amalgam được chỉ định làm cùi răng.
– Chỉ cần hẹn bệnh nhân 1 lần…
Nhược điểm: có thể bị mòn và làm thay đổi màu sắc lợi và răng.
Chỉ định: phục hồi cho các răng hàm.
2.2. Cùi composite
Ưu điểm:
– Dễ thao tác.
– Cứng nhanh.
Vì vậy, có thể chuẩn bị cho làm chụp cùng một thời điểm với quá trình tạo cùi.
Nhược điểm:
– Vật liệu bị co khi trùng hợp dễ dẫn đến hở kẽ và vi nứt kẽ vì thế dễ bị tái nhiễm.
– Module đàn hồi thấp làm cùi dễ bị phá huỷ, không đảm bảo truyền lực nhai.
Vì vậy, không nên dùng composite resin làm cùi cho các răng mất nhiều cấu trúc.
2.3. Cùi glass ionomer
Ưu điểm:
– Kết dính tốt với ngà răng làm tăng khả năng lưu giữ của phục hồi và giảm thấm vi kẽ.
– Chống sâu răng tái phát do khả năng phóng thích fluor cao.
Nhược điểm:
– Kỹ thuật khó:
+ Trộn GIC với tỷ lệ chính xác theo nhà sản xuất để đảm bảo sự bền vững và kết dính của GIC.
+ GIC “nhạy cảm với độ ẩm” cần phải kiểm soát độ ẩm tốt.
– Độ bền cứng và đàn hồi không bằng amalgam và composite.
– Bám dính không tốt với các chốt làm sẵn.
Chỉ định:
– Cho các răng hàm mà còn đủ tổ chức ngà bình thường, lưu giữ bổ sung (pins hoặc xử lý ngà).
– Cho các răng mất tổ chức cứng ngang và dưới lợi.
Chống chỉ định:
– Các răng trước bị phá huỷ nhiều tổ chức cứng.
– Phục hồi các núm mà không có mô nâng đỡ
2.4. Cùi thân – chân răng
Loại phục hồi này bao gồm một cùi thay thế cho phần thân răng và có một đoạn kéo dài khoảng 2 – 4mm vào trong ống tuỷ. Vì thế loại cùi được lưu giữ nhờ hệ thống ống tủy, các vùng lẹm tự nhiên ở buồng tuỷ. Cùi có thể được tạo bởi nhiều vật liệu như: amalgam, composite resin, hoặc GIC,
Ưu điểm:
– Dễ thao tác và cứng nhanh của các vật liệu làm lõi, có thể chuẩn bị để làm chụp cho bệnh nhân ngay trong 1 lần hẹn.
– Vật liệu làm cùi và phần “chốt” là cùng một loại vật liệu.
Nhược điểm:
– Vì không có chốt để truyền lực nhai tới cấu trúc chóp răng, nên phải chú ý khi dùng loại phục hồi này cho các rằng trụ phải chịu lực lớn.
– Nếu dùng GIC thì cấu trúc răng còn lại phải đảm bảo lưu giữ được.
Chỉ định: các răng hàm có buồng tuỷ lớn và nhiều ống tủy để lưu giữ.
3. Phục hồi thân răng bằng cùi đúc
Bao gồm phần cùi và chốt được đúc cùng với nhau.
Ưu điểm:
– Cùi và chốt gắn chặt với nhau thành một khối, nên tránh cùi và chụp bật ra khỏi chốt.
– Dùng kim loại quý sẽ không bị mòn phục hồi, đảm bảo tính ổn định.
Nhược điểm:
– Giá thành cao.
– Cần hẹn bệnh nhân ít nhất hai lần hẹn (tốn thời gian hơn).
– Nếu đúc lõi lớn kết hợp với chốt có đường kính nhỏ, vì thế có thể tạo điểm tiếp giáp không tốt, dễ gãy gây thất bại sau điều trị.
– Không đủ bền vững để chịu lực nhai trong thời gian dài.
Chỉ định: Các răng trước và răng hàm nhỏ, phần tổ chức cứng của thân răng đã bị phá huỷ nhiều còn lại từ 0 – 1 thành răng.
4. Phục hồi thân răng bằng chốt
Người ta sử dụng chốt gắn vào hệ thống ống tủy chân răng đã điều trị tuỷ, những răng bị mất nhiều tổ chức cứng, nhằm tăng cường sự lưu cho các vật liệu vào mô răng.
– Vai trò của chốt:
+ Giúp lưu giữ cùi răng.
+ Truyền lực nhai.
+ Không làm tăng cường vững chắc cho răng đã được điều trị tuỷ.
+ Không làm tăng khả năng chống vỡ của răng.
– Các loại chốt:
+ Hình thể: trụ, nón, trụ chóp.
+ Chất liệu: kim loại, không kim loại.
+ Chốt thụ động hay chốt chủ động
+ Chốt kim loại: chốt thụ động an toàn hơn chốt chủ động.
Nhược điểm: khối kim loại dễ bị mòn, truyền lực trực tiếp lên chân răng nhưng module đàn hồi không tương đồng với ngà răng, không nên sử dụng, dễ vỡ, gãy, nứt gãy chân răng, thường đường nứt xuất phát từ đầu kim loại, mặt khác, chốt kim loại có thể bị gỉ. Khắc phục bằng chốt Titan hoặc hợp kim Titan và chất gắn sẽ triệt tiêu một phần lực tác động.
– Chốt sợi:
+ Sợi carbon.
+ Sợi thuỷ tinh.
+ Sợi thạch anh.
+ Sợi Silic.
Chốt sợi gồm các sợi nằm song song với nhau và có tính chất đặc biệt. Các chốt sợi có module đàn hồi gần giống ngà răng nên lực tác động ít bị tổn thương chân răng. Chỉ nên dùng một chốt để tái tạo cùi răng. Cách đây 10 năm đã dùng tái tạo hai thì:
Thì 1: Gắn chốt vào chân răng.
Thì 2: Gắn vật liệu tái tạo thân răng vào chốt
Theo quan niệm hiện nay nên làm một thì: Gắn chốt bằng composite và tái tạo thân răng bằng composite. Khi đặt chốt sợi nên tính đến răng chịu lực như thế nào. Răng sau có module đàn hồi cao hơn răng trước.
Hệ số module đàn hồi một số loại chốt:
– Chốt sợi răng sau có modun đàn hồi là: 90GPA.
– Chốt Nikelchrom: 230GPa.
– Chốt Titan:110GPa
– Chốt vàng: 95 GPa.
– Chốt sợi carbon: 90GPa.
Cần chọn chốt có hai phần thuôn khác nhau phù hợp với độ thuôn của ống tuỷ. Chiều cao của chốt sợi: đầu của chốt sợi được phủ đến 1 – 2mm chiều dày composite.
Đặc điểm chốt chân răng:
– Mục đích duy nhất của chốt chân răng là tăng lưu giữ cho phục hình.
– Hình thể chốt phụ thuộc vào độ thuôn, kích thước, chức năng của ống tuỷ trên răng cần phục hồi.
Kích thước chốt:
– Đường kính: không quá 1/3 đường kính chân càng, chốt to không làm tăng lưu giữ.
– Độ dài: khoảng 1/2 chiều dài chân răng, để lại tối thiểu 4 – 5mm Gutta-percha về phía cuống.
– Phần chốt trong chân răng lớn hơn phần chốt cùi răng. Tốt nhất có hai phần thuôn khác nhau phù hợp với độ thuôn của ống tuỷ. Đảm bảo đạt hiệu quả cao phần tiếp nối giữa cùi răng và răng có hệ số đàn hồi là 20-30Mpa.
Hệ số module của một số vật liệu:
– ZnO: 5Mpa.
– Polyxylate: 9Mpa.
– GIC: 12Mpa.
– R.GIC: 15Mpa.
– Adhesive Resin: 20Mpa.
Kỹ thuật gắn chốt:
– Lấy Gutta-percha
– Cách ly.
– Thử chốt.
– Cắt chốt đúng bằng chiều dài mong muốn. Cắt chốt bằng đĩa mỏng có thể dùng mũi khoan kim cương. Xói mòn acid vào buồng tuỷ.
– Bôi keo dán trên bề mặt chốt. Đặt chốt vào trong buồng tủy qua ống tủy, sau đó chiếu đèn (nên gắn chốt bằng composite lưỡng trùng hợp), sau đó tạo cùi đắp composite trên chốt.
Nguồn: Chữa răng và nội nha tập 2 – NXB Giáo dục Việt Nam
Leave a Reply