Lấy tuỷ toàn bộ là phương pháp loại trừ toàn bộ các tổ chức hoại tử, vi khuẩn. độc tố, các chất kích thích trong buồng tuỷ và ống tuỷ tạo điều kiện bảo tồn các rằng bệnh lý, phục hồi chức năng ăn nhai cũng như chức năng thẩm mỹ của răng. Bài viết sẽ đề cập đến phương pháp lấy tuỷ toàn bộ trong điều trị nội nha, cũng như chỉ định, chống chỉ định của phương pháp trên lâm sàng.
1. Chỉ định lấy tuỷ toàn bộ
– Viêm tuỷ không hồi phục.
– Tuỷ hoại tử.
– Các bệnh lý cuống răng.
2. Nguyên tắc của phương pháp lấy tuỷ toàn bộ
Cho đến nay, nguyên tắc cơ bản của điều trị tuỷ vẫn không thay đổi so với 40 năm trước. Nguyên tắc đó gọi là “tam thức nội nha”. Nguyên tắc này được Schilder hoàn thiện bởi thuật ngữ “ba chiều không gian”, bao gồm:
– Vô trùng.
– Làm sạch và tạo hình ống tuỷ.
– Trám bít hệ thống ống tuỷ kín khít theo ba chiều không gian.
2.1. Vô trùng
Là tạo ra hàng rào bảo vệ tránh lây nhiễm chéo theo nguyên tắc chung của điều trị y học, bao gồm:
– Vô trùng tuyệt đối các dụng cụ nội tuỷ.
– Cô lập rằng: Thường sử dụng đam cao su:
+ Bảo vệ bệnh nhân khỏi các dụng cụ, các mảnh vỏ cơ và hữu cơ từ mô tuỷ bệnh, các dung dịch sát khuẩn ống tuỷ.
+ Cách ly các hệ thống ống tuỷ với nước bọt, máu và dịch mô từ môi trường miệng, khống chế nhiễm khuẩn chéo giữa hệ thống ống tuỷ với các yếu tố trong môi trường miệng.
+ Bảo vệ mô mềm.
+ Thuận lợi cho các nha sĩ nhìn rõ miệng ống tuỷ khi thực hiện các thao tác lâm sàng.
– Sử dụng các dung dịch sát khuẩn ống tuỷ.
2.2. Làm sạch và tạo hình ống tuỷ trong điều trị tuỷ toàn bộ
2.2.1. Nguyên tắc cơ học trong điều trị tuỷ toàn bộ
Năm 1974, Schiller đã nêu ra 5 nguyên tắc cơ học cho tạo hình hệ thống ống tuỷ theo ba chiều không gian:
– Tạo hình ống tuỷ dạng thuôn liên tục về phía cuống răng để:
+ Tăng khả năng làm sạch của dung dịch sát khuẩn.
+ Tạo sóng chuẩn động cho guttapercha theo nguyên lý thuỷ lực học.
– Đường kính nhỏ nhất tại lỗ cuống răng có mốc tham chiếu là đường ranh giới cement – ngà trên phim Xquang. Nguyên tắc này không được áp dụng khi ống tuỷ có hiện tượng nội tiêu tạo ra các đoạn phình bất thường. Hình thể khoang tuỷ cần phù hợp với đặc tính cơ nhiệt học của guttapercha để trám bít kín các lỗ ống tuỷ.
– Tạo thành ống tuỷ có dạng thuôn, thành trơn nhẫn và phải giữ được hình dạng ban đầu của ống tuỷ theo ba chiều không gian. Tạo hình trên nhiều mặt phẳng cho “dòng chảy” của chất hàn bán cứng chịu tác động của lực kháng trở nhỏ nhất. Dạng thuôn liên tục cho khoang tuỷ phải được tạo hình theo đúng đường cong tự nhiên của ống tuỷ. Các nghiên cứu in vitro và in vivo cho thấy hệ thống ống tuỷ không theo một hướng đơn giản như trên Xquang mà cong theo các hướng khác nhau trong không gian. Do vậy, mở rộng đoạn thân ống tuỷ và khoang tuỷ thẳng trục là yếu tố quan trọng để dụng cụ tạo hình trượt theo đường cong của ống tuỷ.
– Giữ đúng vị trí nguyên thuỷ của lỗ cuống răng. Theo các nghiên cứu mô học, vị trí lỗ cuống răng thường nằm lệch về một phía đỉnh chóp chân răng. Việc tạo hình ống tuỷ phải đảm bảo góc tới, tránh di chuyển lỗ cuống răng, tăng khả năng làm sạch và trám bít kín tới cuống.
– Giữ đúng kích thước nguyên thuỷ của lỗ cuống răng. Trên phương diện mô học và miễn dịch học, đường kính của lỗ cuống răng đóng vai trò quan trọng đến tuổi thọ của răng sau điều trị. Việc bảo tồn ranh giới cement – ngà có tác dụng cách ly phần mô ngà “chết” (do răng không còn tuỷ) với lá cứng, làm cho răng tồn tại trên cung hàm như một đơn vị sống, không bị đào thải bởi đáp ứng miễn dịch.
2.2.2. Nguyên tắc sinh học trong điều trị tuỷ toàn bộ
– Phần tác động hiệu lực của dụng cụ nội tuỷ chỉ được giới hạn trong lòng hệ thống ống tuỷ, tránh gây tổn thương mô cuống.
– Tránh đẩy các yếu tố như vi khuẩn, mô tuỷ hoại tử và mùn ngà xuống mô cuống.
– Lấy sạch toàn bộ các thành phần nhiễm khuẩn trong khoang tuỷ, tái lập lại cân bằng sinh thái hoá học cho mô cuống.
– Hoàn tất việc làm sạch, tạo hình cho mỗi ống tuỷ trong mỗi lần điều trị.
– Tạo khoang tuỷ đủ rộng cho việc đặt thuốc nội tuỷ, đồng thời hút phần dịch rỉ viêm từ mô cuống.
2.3. Trám bít kín khít hệ thống ống tuỷ theo ba chiều không gian
Mục đích của việc trám bít khít hệ thống ống tuỷ:
– Tránh sự thẩm thấu, rò vi kẽ dịch rì viêm từ mỏ cuống răng vào lòng khoang tuỷ.
– Tránh tái nhiễm và xâm nhập vi khuẩn vào mô cuống răng.
– Tạo môi trường sinh hoá thích hợp cho sự phục hồi các tổn thương có nguồn gốc tuỷ răng.
Vật liệu hàn tuỷ: yêu cầu của chất hàn ống tuỷ (Grossman):
– Sinh học: không độc với vùng quanh cuống, sát trùng, ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, không kích thích cuống răng.
– Lý học:
+ Cản quang.
+ Trước mềm, sau cứng.
+ Không thay đổi thể tích.
+ Bịt kín cuống răng.
+ Dính vào thành ống tuỷ.
+ Ngấm vào ống ngà, ống tuỷ phụ.
– Hoá học:
+ Không tan trong dung môi hữu cơ của cơ thể.
+ Không thay đổi hoá tính.
+ Không thay đổi màu răng.
– Thực hành:
+ Dễ bảo quản và sử dụng.
+ Dễ đưa vào, lấy ra.
Nguồn: Chữa răng và nội nha tập 2 – NXB Giáo dục Việt Nam
Leave a Reply