Trật khớp vai là sự mất tiếp xúc của diện khớp ổ chảo và chỏm xương cánh tay. Trật khớp vai tái diễn là tình trạng trật khớp vai từ lần 2 trở lên (thường trên 10 lần), sau bệnh nhân có thể tự nắn được. Những bệnh nhân bị trật khớp vai tái diễn thì không còn những triệu chứng của trật khớp vai cấp tính nữa. Thông qua bài viết, chúng tôi sẽ trình bày về chẩn đoán lâm sàng và các nghiệp pháp chẩn đoán trật khớp vai tái diễn.
Nhóm tác giả: PGS. TS Đinh Ngọc Sơn, BS CKII Vũ Trường Thịnh
Ngày phát hành: 30/03/2022
1.Chẩn đoán lâm sàng trật khớp vai tái diễn
Những bệnh nhân bị trật khớp vai tái diễn thì không còn những triệu chứng của trật khớp vai cấp tính nữa như: đau, sưng khớp vai, bất lực vận động khớp vai, bầm tím da vùng vai nách, hõm nách rỗng…
Chẩn đoán xác định trật khớp vai tái diễn:
- Dựa vào bệnh sử có trật khớp vai từ 2 lần trở lên.
- Lâm sàng: nguyên nhân chấn thương và các test khám khớp vai.
- Dựa vào XQ, CT Scan, MR để xác định đặc điếm và mức độ tổn thương.
1.1 Bệnh sử trật khớp vai tái diễn
Bệnh nhân có thể đến khám sau khi bị một chấn thương trật khớp vai cấp tính, hoặc có thể là trật khớp tái diễn, hoặc bệnh nhân có dấu hiệu sợ hãi trật khớp. Một số bệnh nhân thì đến khám với tiền sử đau khớp vai mơ hồ với kiểu trật khớp hoặc hướng trật khớp không rõ ràng hoặc mất vững khớp. Đối với tất cả bệnh nhân thì tiền sử quan trọng cần xem xét là: tuổi bệnh nhân, tay thuận, hoạt động thể thao, tiền sử gia đình về trật khớp, nguyên nhân gây trật khớp (chấn thương/không do chấn thương), sổ lần trật khớp tái phát, mức độ chấn thương dẫn đến tái phát, trật khớp một bên hay hai bên, có xảy ra trật khớp trong khi ngủ, tiền sử phẫu thuật, sự hiện diện của đau và vị trí…
1.1.2 Đặc điểm bệnh sử của trật khớp vai ra trước
- Bệnh nhân luôn cỏ một chấn thương ban đầu gây trật khớp, với tư thế cánh tay dạng, xoay ngoắt và đồng thời chịu một lực ở mức độ lớn.
- Thường xảy ra phố biến ở những bệnh nhân nam, trẻ tuổi, tham gia hoạt động thể thao
- Ngoài ra, cần lưu ý rằng các tổn thương rách bong bao khớp và sụn viền trở nên màn tính dẫn đến lực cần thiết cho trật khớp và nắn lại khớp giảm đi.
1.1.3 Đặc điểm bệnh sử của trật khớp vai ra sau
- Bệnh nhân khó chịu thường gặp nhất là đau vai thường đi kèm với giảm khả năng chơi thể thao nhưng không ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Đau thường được mô tả là có tính chất đau chung chung quanh khớp vai hoặc tình trạng đau ờ phần sâu mặt sau vai. Sự sợ hãi chủ quan trong trật khớp vai ra sau hiếm gặp.
- Trật khớp vai ra sau thường gây ra không do chấn thương (atraumatic một phát hiện duy nhất trong mất vững khớp vai ra sau là bệnh nhân có thể “cố ý” làm bán trật khớp ra sau. Có hai loại mất vững khớp với “cố ý”:
- “Cố ý” thuộc về vị trí: tình trạng thường gặp nhiều hơn, vị trí cánh tay gấp, khép và xoay trong.
- “Cố ý” thuộc về cơ: xảy ra với cánh tay ở vị trí khép.
1.1.4 Đặc điểm bệnh sử của trật khớp vai đa hướng
- Bệnh sử cực kỳ quan trọng trong việc đánh giá tất cả bệnh nhân mất vững khớp vai, nhưng đặc biệt đúng đối với bệnh nhân có trật khớp vai đa hướng. Bệnh nhân thường gặp ở độ tuổi thanh thiếu niên (13 đến 20 tuổi), phàn nàn phổ biến nhất là nỗi đau với cá hoạt động sinh hoạt hằng ngày và giảm khả năng thể thao mà không có một kích thích cụ thể nào. Điều này thường thấy trong các môn thể thao với khả năng lặp đi lặp lại tổn thương như bơi lội và thể dục dụng cụ.
- Nhiều bệnh nhân trật khớp đa hướng, nhưng không phải tất cả có các khớp siêu di động và thuộc nhóm có thể có hội chứng Fillers Danlos (Hội chứng Ehlers-Dank là bệnh di truyền. Biểu hiện điển hình của bệnh là đa, mô, khớp lỏng lẻo do việc sản xuất các collagen bất thường) hoặc hội chứng khác dẫn đến lỏng lẻo dây chằng.
1.2 Lâm sàng của trật khớp vai tái diễn
Khám lâm sàng bệnh nhân với trật khớp vai tái diễn bất đầu bằng hỏi:
- Nguyên nhân và vị trí cánh tay như thế nào sẽ gây ra tình trạng trật khớp?
- Hướng nào thì xảy ra trật khớp?
- Mục đích là không làm trật trong khi kiểm tra, nhưng trong trường hợp nếu bảo đảm an toàn thì bệnh nhân có thể chứng mình trật khớp vai?
Khám kỹ lường cả hai khớp vai, khớp vai bình thường được sử dụng để so sánh, đối chiếu lâm sàng.
Khám kiểm tra bao gồm đánh giá:
- Khớp vai có bị teo, có bất đối xứng không?
- Đánh giá vận động xương vai và rối loạn vận động xương bả vai thường liên quan đến mất vững: chú ý cẩn thận đến chuyển động của xương vai, sẹo phẫu thuật trước đây
- Sờ nắn xác định điểm đau bao khớp phía trước, phía sau
- Đánh giá tổn thương chóp xoay, đặc biệt ở bệnh nhân lớn tuổi.
Để xác định tầm vận động chủ yếu của khớp vai: đo xác định tầm vận động cả hai bên, so sánh và ghi lại sự khác biệt của tầm vận động chủ động và thụ động. Một số điểm lưu ý:
- Độ cao về phía trước trong mặt phẳng xương vai
- Xoay ngoài, xoay trong với cánh tay khép
- Xoay ngoài, xoay trong với cánh tay dạng: cần lưu ý nếu tăng > 90 độ thường gặp trong mất vững đa hướng.
- Khám đánh giá lỏng dây chằng toàn thân: sử dụng thang điểm Beighton, điểm Beighton > 4 điểm thì chẩn đoán lỏng dây chằng toàn thân
2. Các nghiệm pháp chẩn đoán lâm sàng trật khớp vai tái diễn
2.1 Nghiệm pháp ngăn kéo (Drawer test)
- Xác định mức độ lỏng của khớp. Bệnh nhân ngồi, cánh tay ớ bên cạnh thân người, thư giãn cơ vùng vai (thà lỏng vai), cẳng tay đặt trên đùi cùng bên. Người khám ngồi phía sau bệnh nhân, giữ ổn định mỏm cùng vai bằng một tay trong khi tay còn lại di chuyển chỏm xương cánh tay theo chiều trước sau, đồng thời tạo một áp lực nhẹ nhàng lên trung tâm ổ chảo. Đối với khớp vai bình thường, sự di chuyển này là nhịp nhàng với điểm dừng cuối cùng vững chắc. Nếu di chuyển này làm xuất hiện triệu chửng lâm sàng: e sợ hoặc đau thì có thê chấn đoán mất vững khớp vai (trước hoặc sau).
2.2 Nghiệm pháp đè đẩy (Load and Shift Test)
Xác định chính xác mức độ tải và thay đổi của khớp vai, thường thực hiện dưới gây mê. Bệnh nhân năm ngửa, cánh tay dạng khoảng 60 độ, cẳng tay ở tư thế trung gian, tạo một lực ép đẩy trên xương cánh tay vào ổ chảo. Sau đó di chuyển đầu trên xương cánh tay ra trước hoặc ra sau để đánh giá tính lòng và đau.
Xếp thành 3 phân loại:
- Phân loại 1 +; Di chuyển đâu trên xương cánh tay đến viền ổ chảo
- Phân loại 2+: Di chuyển đầu trên xương cánh tay vượt qua viền ổ chảo (trật khớp) nhưng có thể tự nắn lại.
- Phân loại 3+: Di chuyển đầu trên xương cánh tay vượt qua viên ổ chảo (trật khớp) nhưng không thể tự nắn lại.
2.3 Nghiệm pháp kéo giãn (Slucus Test)
Bệnh nhân ngồi, thư giãn cơ vùng vai (thả lỏng vai), cánh tay ở bên cạnh thân người. Sau đó cánh tay được kéo từ trên xuống dưới. Nghiệm pháp này xác định khoảng cách giữa mỏm cùng vai và đầu trên xương cánh tay xếp thành 3 phân loại:
- Phân loại 1+: Khoảng cách nhỏ hơn 1 cm
- Phân loại 2+: Khoảng cách từ 1-2cm
- Phân loại 3+: Khoảng cách > 2cm
Quan trọng, dấu hiệu Sulcus thường được sử dụng đế đánh giá lỏng bao khớp phía dưới và được coi là dương tính cho nếu bệnh nhân có e sợ hoặc đau.
- Dấu hiệu này cũng thường gặp ớ bệnh nhân trật khớp ra sau và đa hướng.
2.4 Nghiệm pháp quá giọng (Gagey Hyperabduction Test)
Nghiệm pháp này đánh giá tính lỏng của bao khớp phía dưới và mất vững khớp vai. Người khám đứng phía sau bệnh nhân với cẳng tay ép xuống đai vai của bệnh nhân trong khi sử dụng tay kia nhẹ nhàng dạng thụ động cánh tay của bệnh nhân. Khuỷu của bệnh nhân gấp 90 độ.
Với nghiệm pháp này động tác dạng bình thường là 85 – 90 độ. Nếu bệnh nhân có thể dạng hơn 105 độ là có tăng tính lỏng bao khớp trong khi những bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng e sợ gợi ý chẩn đoán mất vững phía dưới.
Nghiệm pháp này thường dương tính ở bệnh nhân mất vững đa hướng, bệnh nhân đã từng điều trị khâu lại bao khớp phía trước – dưới (dương tính khoảng 85%) và khuyên nên thực hiện cho tất cá.
2.5 Nghiệm pháp kiểm tra trật khớp vai ra trước
2.5.1 Nghiệm pháp e sợ (Apprehension Test)
Ban đầu được mô tả bởi Rowe and Zarins. Bệnh nhân ngồi hoặc nằm ngửa với người khám đứng về phía vai cần thăm khám. Từ vị trí cánh tay dạng 90 độ và xoay trung gian, khớp vai được xoay ngoài cho đến khi đạt giới hạn tối đa hoặc bệnh nhân cảm giác “e sợ”.
2.5.2 Nghiệm pháp nắm trật (Relocation test)
Nghiệm pháp này được mô tả bởi Jobe và cộng sự. Cách thực – hiên lương tự “nghiệm pháp e sợ” nhưng người khám dùng lòng bàn lay ép một lực vừa phải lên mặt trước khớp vai bệnh nhân để loại trừ cảm giác “e sợ”. “Nắn trật” và “e sợ” là hai nghiệm pháp
hỗ trợ nhau trong chẩn đoán.
2.5.3 Nghiệm pháp đòn bẩy
Bệnh nhân nằm ngữa, khớp vai ở xa mép của bàn khám, cánh tay dạng 90 độ. Người khám đứng về phía vai cẩn thăm khám, một tay đặt mặt sau vai bệnh nhân làm điểm (Fulcrum test) tựa trong khi tay còn lại nhẹ nhàng mở rộng và xoay ngoài tay bệnh nhân. Nghiệm pháp dương tính nếu bệnh nhân “e sợ’ trật khớp,
Các nghiên cứu cho thấy tính đặc hiệu “Apprehension Tests”, “Relocation test” trên 90%. Độ nhạy của tất cả các nghiệm pháp này đao động từ khoảng 50% đến 70%.
2.6 Nghiệm pháp kiểm tra trật khớp vai ra sau
Khám, đánh giá tốt nhất tư thế bệnh nhân là ngồi hoặc đứng để dễ dàng hình dung hệ thống cơ phía sau và đường viền xương. Bệnh nhân bị trật khớp ra sau nặng thì với động tác khép và xoay trong có thể xảy ra trật khớp và vị trí “e sợ”.
Jerk test
- Bệnh nhân tư thế ngồi, cánh tay nâng lên 90 độ và xoay trong, một tải trọng trục được đật sao cho đầu trên xương cánh tay ép sát vào ô chảo và xương vai được ổn định bằng tay kia của người khám. Sau đó dần dần khép khớp vai, đầu trên xương cánh tay có thể bán trật hoặc thậm chí trật ra sau và tạo một cú giật bất ngờ. Khi khớp vai trở về lại tư thế ban đầu của nó, đầu trên xương cánh tay sẽ đột ngột trở lại ố chảo và tạo một cú giật khác. Nghiệm pháp này khó thực hiện nếu bệnh nhân không hoàn toàn thư giãn.
2.7 Nghiệm pháp kiểm tra trật đa hướng
Không có một nghiệm pháp kiểm tra đặc biệt đới với trật khớp vai đa hướng. Nhưng có một số vấn đề cần lưu ý đối với bệnh nhân trật khớp vai đa hướng:
- Bệnh nhân hầu như luôn biểu hiện dấu hiệu vai bị kéo đài ra, hoặc đôi khi vai được hỗ trợ bởi một đai cố định vai.
- Rối loạn vận động xương vai có thể là nguyên nhân hoặc kết quả của trật khớp đa hướng.
- Dấu hiệu lỏng khớp toàn thân
- Kiểm tra gấp, dạng, xoay trong và xoay ngoài của khớp vai với cánh tay cạnh thân mình, và với vai dạng 90 độ. So sánh với vai bên cạnh. Như đã nêu ở trên, trật khớp xuống dưới thường liên quan đến trật khớp đa hướng nên có thể sử dụng các nghiệm pháp kiếm tra lỏng bao khớp phía dưới như: Sulcus Test, Gagcy Hyperabduction Test đế đánh giá. Bệnh nhân ngồi, người khám đặt một tay lên đầu gần xương cánh tay và tay còn lại nam khuỷu. Áp dụng một tải lên phía trước – phía sau – phía dưới. Thực hiện xoay quanh trục cỏ thể chứng minh sự bất ổn. Lưu ý mức độ chuyển động của vai theo từng hướng.
- Khám đánh giá chóp xoay: hầu hết bệnh nhân trật khớp vai đa hướng chóp xoay bị kích thích là nguyên nhân gây đau vi nó bù đắp cho sự lỏng lẻo của bao khớp.
- Khám đánh giá vận động cột sống cổ đế xác định xem cỏ dấu hiệu của chèn ép rỗ thần kinh không?
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Leave a Reply