Biến chứng xuất huyết tiêu hóa trên ở bệnh nhân hồi sức phẫu thuật tim

Xuất huyết tiêu hóa là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân hồi sức phẫu thuật tim. Tình trạng này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như suy hô hấp, suy thận và thậm chí tử vong. Nguyên nhân của xuất huyết tiêu hóa có thể do viêm loét dạ dày tá tràng hoặc do sử dụng thuốc chống đông máu. Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời là rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ các biến chứng.

đề mục không dùng chữ

1.Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa trên

Xuất huyết tiêu hóa trên là biến chứng tiêu hóa thứ hai phổ biến sau phẫu thuật với tỷ lệ mắc bệnh từ 0,5 đến 1%. Thông thường, nó là kết quả của loét dạ dày-tá tràng do căng thẳng và hiếm khi là do loét thực quản. Cơ chế gây ra thường là giảm lưu lượng máu đến niêm mạc có thể do bởi độ axit dạ dày cao.

2.Yếu tố nguy cơ xuất huyết tiêu hóa trên

-Trước phẫu thuật: tuổi cao, viêm-loét dạ dày có sẵn, xơ gan, bệnh thận mạn(CKD), hút thuốc.

-Trong phẫu thuật:sử dụng máy tuần hoàn ngoài cơ thể thời gian dài, phẫu thuật van tim, mức độ acid lactic cao trong quá trình tuần hoàn ngoài cơ thể làm giảm máu đến niêm mạc dạ dày.

-Sau phẫu thuật: cung lượng tim thấp, thông khí cơ học kéo dài, nhiễm trùng phổi, rối loạn đông máu hoặc kháng đông (kháng vitamin K, thuốc heparin, warfarin), truyền máu.

3.Phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa trên

Bất kỳ bệnh nhân nào có tiền sử bệnh loét dạ dày hoặc viêm dạ dày nên được cho thuốc trong hồi sức tích cực(ICU) để ngăn ngừa tổn thương niêm mạc do căng thẳng và có thể làm giảm nguy cơ xuất huyết  tiêu hóa.

Ngoài ra, bất kỳ bệnh nhân nào cần hỗ trợ thông khí kéo dài, bị nhiễm trùng huyết hoặc có rối loạn đông máu nên được phòng ngừa loét do stress. Mặc dù phòng ngừa thường quy có thể không cần thiết đối với bệnh nhân có nguy cơ thấp, nhưng việc phòng ngừa thường xuyên trong giai đoạn sau phẫu thuật sớm là cần thiết.

-Sucralfate 1 g mỗi 6 giờ có thể được uống qua đường miệng hoặc ống dạ dày thông qua mũi.Tuy nhiên, chưa có chứng minh cho thấy nó giảm nguy cơ xuất huyết hoặc tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân ICU.

-Thuốc ức chế bơm proton (PPI) đã được chứng minh là hiệu quả hơn nhiều so với các chất đối kháng thụ thể H2 như Ranitidin trong việc giảm nguy cơ tổn thương niêm mạc do stress và xuất huyết tiêu hóa. Pantoprazole (Pantoloc) 40 mg có thể được sử dụng qua đường tĩnh mạch hoặc đường uống, trong khi các loại thuốc phổ biến khác như Omeprazole (Prilosec) 20 mg mỗi ngày, Lansoprazole (Prevacid) 15 mg mỗi ngày hoặc rabeprazole (Aciphex) 10 mg mỗi ngày có thể được sử dụng qua đường uống để phòng ngừa. Ranitidin thường được sử dụng với liều uống đường miệng 150-300 mg mỗi ngày.

-Bệnh nhân sau phẫu thuật bắc cầu mạch vành(CABG) hoặc van tim được kê đơn aspirin sau phẫu thuật vì có hiệu quả kháng kết tập tiểu cầu cao hơn khi đó sẽ có tương tác với thuốc ức chế bơm proton qua kênh CYP2C19 hoặc CYP3A4.

-Mặc dù clopidogrel có thể gây ra ít biến chứng tiêu hóa hơn aspirin ở bệnh nhân không có tiền sử loét, aspirin hoặc clopidogrel (hoặc cả hai) có thể được sử dụng với PPI nếu có tiền sử loét đã lành.

4.Triệu chứng.

Dịch là máu màu đỏ tươi qua ống thông dạ dày hoặc nôn ra máu là dấu hiệu rõ ràng của xuất huyết tiêu hóa. Xuất huyết chậm thường gây ra tình trạng tiêu phân đen, nhưng xuất huyết  nhanh có thể gây ra phân có máu màu đỏ tươi. Chú ý đến khả năng có xuất huyết  tiêu hóa ở những bệnh nhân nguy kịch hoặc bệnh nhân được tiêm heparin. Nếu không xác định được xuất huyết  tiêu hóa, nên cân nhắc khả năng xuất huyết màng bụng và đánh giá bằng cách thực hiện CT bụng.

5.Đánh giá và điều trị.

Xuất huyết  vẫn tiếp diễn mặc dù đã điều chỉnh các rối loạn đông máu và tăng cường chế độ điều trị cần phải được đánh giá tiếp. Xuất huyết  trong quá trình truyền chất ức chế đông máu thường liên quan đến một số bệnh lý nền.

-Cần ngừng tất cả các thuốc chống tiểu cầu hoặc chất ức chế đông máu khi có bằng chứng về xuất huyết tiêu hóa, sử dụng chất đối kháng nếu cần thiết để ngăn chặn xuất huyết tiếp diễn. Việc này có thể bao gồm vitamin K, huyết tương tươi đông lạnh cho chỉ sốINR cao do warfarin

-PPI hiệu quả hơn ức chế H2 trong việc kiểm soát và ngăn ngừa xuất huyết tái phát. Đối với bệnh nhân đang xuất huyết , có thể tiêm Pantoprazole 80 mg qua đường tĩnh mạch, sau đó tiếp tục truyền liên tục 8 mg/giờ trong vòng 72 giờ và có thể nhanh chóng làm tăng độ pH dạ dày lên >6.Ranitidin có thể được sử dụng dưới dạng truyền liên tục 50 mg/giờ.

-Nên thực hiện nội soi tiêu hóa trên để xác định vị trí xuất huyết và có thể được sử dụng kỹ thuật cầm máu để kiểm soát xuất huyết . Nó có thể ngừng xuất huyết  ở hơn 90% bệnh nhân.

-Somatostatin 250 μg/giờ trong 5 ngày đã được chứng minh là hiệu quả trong điều trị xuất huyết tiêu hóa nặng.

-Sau khi xuất huyết được kiểm soát, các thuốc chống tiểu cầu nên được sử dụnglại khi cho phép đối với bệnh nhân sau phẫu thuật CABG hoặc thay van tim. Ngay cả đối với bệnh nhân có tiền sử xuất huyết  tiêu hóa do aspirin, việc tái sử dụng aspirin kết hợp với PPI hiệu quả hơn việc sử dụng clopidogrel làm thuốc chống kết tập tiểu cầu thay thế. Đối với bệnh nhân cần sử dụng cả aspirin và clopidogrel, cả hai thuốc có thể được sử dụng an toàn với PPI sau khi ngừng xuất huyết  bằng nội soi cầm máu.

6.Đánh giá kết quả:

Tỷ lệ tử vong chung cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa sau phẫu thuật tim là khoảng 15%.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã đưa hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại đạt chuẩn vào công tác thăm khám, chẩn đoán và điều trị hỗ trợ các bệnh lý về hồi sức cấp cứu và các bệnh lý tiêu hóa.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *