Bệnh sán dây trưởng thành là một bệnh nhiễm ký sinh trùng do sán dây trưởng thành gây ra. Các loài sán dây trưởng thành gồm Taenia saginata, Taenia solium và Taenia asiatica ký sinh trong ruột gây nên. Sán dây trưởng thành là một loại sán ký sinh trùng sống trong ruột người và gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy và suy dinh dưỡng.
1. Chu kỳ phát triển của sán dây
- Sán dây trưởng thành sống ký sinh trong ruột người. Sán lưỡng tính và những đốt sán ra ngoài môi trường bị thối rữa giải phóng trứng.
- Trâu, bò, lợn ăn phải trứng và đốt sán phát tán trong môi trường hoặc ăn phân người có sán.
- Trứng vào dạ dày và ruột (của trâu, bò, lợn), nở ra ấu trùng; ấu trùng chui qua thành ống tiêu hóa vào máu và tới các cơ vân tạo kén ở đó, gọi là “bò gạo”, “lợn gạo”.
- Người ăn phải thịt “bò gạo”, “lợn gạo” còn sống thì ấu trùng sán vào ruột nở ra con sán dây trưởng thành.
- Lúc mới nở sán dây chỉ có đầu và một đoạn cổ. Sán lớn lên và phát triển bằng cách nảy chồi, sinh đốt mới từ đốt cổ và sán dài dần ra.
2. Chẩn đoán
2.1. Tiền sử
Đã từng ăn thịt lợn, gan lợn hoặc thịt trâu, bò, tái, sống. Có trường hợp tự bệnh nhân kể thấy đốt sán ra theo phân.
2.2. Lâm sàng
- Đau bụng là triệu chứng thường gặp;
- Thấy đốt sán bò ra hậu môn theo phân còn cử động (sán dây Taenia saginata hoặc T. asiatica) hoặc lẫn vào phân không cử động (Taenia solium).
2.3. Xét nghiệm
Xét nghiệm phân tìm đốt sán và trứng sán dây là chẩn đoán xác định.
3. Điều trị
3.1. Praziquantel:
– Liều 15 – 20 mg/ kg, liều duy nhất uống sau khi ăn 1 giờ
– Chống chỉ định với Praziquantel:
- Phụ nữ có thai 3 tháng đầu.
- Suy gan do nguyên nhân khác.
- Đang bị bệnh cấp tính hoặc suy tim, gan, thận hoặc bệnh tâm thần,…
- Dị ứng với Praziquantel.
– Chú ý khi uống thuốc
- Không cho con bú trong vòng 72 giờ sau khi uống thuốc.
- Thận trọng với trẻ nhỏ suy dinh dưỡng, người già yếu, người rối loạn tiền đình…
- Uống thuốc sau khi ăn no; kiêng rượu, bia và các chất kích thích
- Khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc tối thiểu là 4 giờ.
- Nghỉ ngơi tại chỗ, không tự đi xe, đi xa, không lao động ít nhất 24 giờ.
– Tác dụng không mong muốn của thuốc và cách xử trí:
- Biểu hiện: chóng mặt, nhức đầu, ngủ gà, buồn nôn, khó chịu vùng hạ vị, mẩn ngứa và có thể sốt nhẹ.
- Xử trí: Để bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường, tùy biểu hiện của triệu chứng mà dùng thuốc và xử trí thích hợp và theo dõi cẩn thận.
3.2. Niclosamide
Niclosamide 2g, một lần duy nhất; sau 2 giờ uống thuốc tẩy Magie sulphat 30g kèm theo nhiều nước (2 – 3 lít).
4. Tiêu chuẩn thỏi bệnh
Sau 2 – 3 tháng không còn thấy đốt sán ra theo phân và xét nghiệm phân không còn trứng sán hoặc đốt sán.
5. Phòng bệnh
Không ăn thịt lợn, gan lợn, thịt trâu, bò sống, tái.
Đây là một trong những biện pháp phòng bệnh sán dây trưởng thành. Sán dây trưởng thành thường lây nhiễm thông qua việc ăn thịt hoặc các sản phẩm từ thịt động vật nhiễm sán. Vì vậy, để giảm nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành, người dân cần tránh ăn thịt lợn, gan lợn, thịt trâu, bò sống, tái hoặc chưa được nấu chín đầy đủ.
Ngoài ra, người dân cũng cần đảm bảo giặt sạch rau quả và tay trước khi ăn để giảm nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành. Đồng thời, cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nấu chín thực phẩm, không ăn các đồ tái, rau sống hoặc chưa được nấu chín và bảo quản thực phẩm đúng cách để giảm bớt nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành.
Bệnh sán dây trưởng thành nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, việc phòng ngừa và điều trị bệnh sán dây trưởng thành là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe con người.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. https://youtu.be/0i-ZUg87Lto
Nguồn tham khảo: Bộ Y tế
Leave a Reply