Viêm khớp dạng thấp: từ chẩn đoán đến điều trị

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý khớp mãn tính, thường gây ra đau, sưng và biến dạng khớp. Nguyên nhân của bệnh lý này vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên các yếu tốmiễn dịch và môi trường được cho là ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh. Viêm khớp dạng thấp có thể kiểm soát được khi được chẩn đoán sớm và dùng các phương pháp điều trị kết hợp giữa thuốc, tập luyện và chăm sóc khớp.

Biến dạng khớp là một triệu chứng điển hình

1. Tiêu chuẩn chẩn đoán Viêm khớp dạng thấp

1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR 1987):

Độ nhạy 91-94% và độ đặc hiệu 89% trên bệnh nhân có viêm khớp dạng thấp đã tiến triển

  • Cứng khớp buổi sáng: kéo dài trên 1 giờ.
  • Viêm tối thiểu 3 trong số 14 nhóm khớp sau: ngón tay gần, bàn ngón tay, cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân (2 bên).
  • Trong đó ít nhất một khớp thuộc vị trí sau: ngón gần, bàn ngón tay, cổ tay.
  • Viêm khớp đối xứng.
  • Hạt dưới da (nốt thấp).
  • Yếu tố thấp RF (+).
  • Dấu hiệu X-quang khớp điển hình
  • Chẩn đoán xác định khi: có ≥ 4 tiêu chuẩn và tiêu chuẩn 1 – 4 kéo dài ít nhất 6 tuần.

1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo Liên đoàn chống Thấp khớp châu Âu (EULAR 2010)

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng khi người bệnh có biểu hiện viêm khớp ở giai đoạn sớm, trước 6 tuần. Tuy nhiên cần theo dõi sát tình trạng tiến triển bệnh sau khi đã đưa ra chẩn đoán dựa vào tiêu chuẩn này.

A. Khớp tổn thương     Điểm
+ 1 khớp lớn:                       0
+ 2 – 10 khớp lớn:               1
+ 1 – 3 khớp nhỏ:                 2
+ 4 – 10 khớp nhỏ:               3
+ > 10 khớp nhỏ:                 5

B. Xét nghiệm miễn dịch (ít nhất phải thực hiện một xét nghiệm)
– Cả RF và Anti CCP âm tính                     0
– RF hoặc Anti CCP dương tính thấp        2
– RF hoặc Anti CCP dương tính cao         3

C. Phản ứng viêm cấp tính
– Cả CPR và tốc độ máu lắng bình thường   0
– CRP hoặc tốc độ máu lắng tăng                  1

D. Thời gian bị bệnh
+ <   6 tuần         0
+ >= 6 tuần         1

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp khi đạt ≥ 6/10 điểm

Lưu ý
– Khớp lớn bao gồm: Khớp háng, khớp gối, cổ chân, khớp khuỷu, khớp vai
– Khớp nhỏ:  Khớp cổ tay, bàn ngón, khớp ngón gần
– Âm tính: RF ≤ 14 UI/ml; Anti CCP ≤17 UI/ml
– Dương tính thấp: Giá trị xét nghiệm ≤3 lần mức bình thường
– Dương tính cao: Giá trị xét nghiệm ≥ 3 lần mức bình thường

2. Đánh giá hoạt tính của bệnh

DAS28= [0.56√(số khớp đau) + 0.28√(số khớp sưng) + 0.7 ln(VS giờ đầu hoặc CRP)] + 0.014(GH)
DAS 28 < 2,6: Bệnh không hoạt động.
2,6 ≤ DAS 28 < 3,2: Hoạt động bệnh mức độ nhẹ.
3,2 ≤ DAS 28 ≤ 5,1: Hoạt động bệnh mức độ trung bình.
DAS 28 >5,1: Bệnh hoạt động mạnh.

Tại Việt Nam thang điểm DAS28 (disease activity score) thường được sử dụng nhất/ Hiệu chỉnh cho 28 khớp thường gặp trong VKDT nên tên DAS28 (trong đó GH (General health): đánh giá dựa trên thang điểm VAS từ 0 – 100mm)

* Một số thang điểm đánh giá hoạt tính bệnh khác
Chỉ số SDAI (Simplified Disease Activity Index)
SDAI = Số khớp đau (tổng số 28 khớp) + Số khớp sưng + VAS bệnh nhân + VAS bác sĩ đánh giá (0-10) + CRP (mg/dl)
SDAI < 3,3: Bệnh không hoạt động
3,3 < SDAI < 11: Hoạt động nhẹ
11 < SDAI < 26: Hoạt động trung bình
SDAI > 26: Hoạt động mạnh
Chỉ số CDAI (Clinical Disease Activity Index)
CDAI = Số khớp đau + Số khớp sưng + VAS bệnh nhân + VAS bác sĩ.
CDAI < 2,8: Bệnh không hoạt động
2,8 < CDAI < 10: Bệnh hoạt động nhẹ
10 < CDAI < 22: Bệnh hoạt động trung bình
CDAI > 22: Bệnh hoạt động mạnh

3. Đánh giá lui bệnh

Theo ACR/EULAR 2011, tiêu chuẩn lui bệnh cho VKDT (dựa trên Boolean) như sau, tại bất kỳ thời điểm nào, BN đáp ứng tất cả tiêu chuẩn sau:

  • Số khớp đau ≤ 1
  • Số khớp sưng ≤ 1
  • CRP ≤ 1 mg/dl
  • Đánh giá chung của bệnh nhân (thang điểm 0 – 10) ≤ 1
  • Hoặc dựa vào chỉ số hoạt tính bệnh như DAS28 ≤ 2,6 hoặc SDA1 ≤ 3,3

4. Điều trị

Các nhóm thuốc điều trị bệnh Viêm khớp dạng thấp

  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Ưu tiên các thuốc chống viêm không steroid loại ức chế chọn lọc COX 2 do bệnh nhân phải dùng dài ngày, lưu ý các chống chỉ định và cách phòng tránh tác dụng không mong muốn.
  • Corticosteroid: giảm đau, sưng và cải thiện chức năng khớp. Tuy nhiên cần lưu ý về các tác dụng phụ lên tiêu hóa, tim mạch,… khi sử dụng.
  • Thuốc chống thấp tác dụng chậm (DMARDs): làm giảm viêm và ngăn sự tiến triển của bệnh
    – Methotrexat là chất kháng acid folic, tác dụng phụ gây tăng men gan, nhiễm độc phổi do methotrexat là biến chứng nặng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình điều trị.
    – Hydrochloroquine: tác dụng phụ nhìn mờ, nhạy cảm ánh sáng, bệnh lý võng mạc, thay đổi giác mạc.
    – Sulfasalazine: tác dụng phụ làm giảm toàn thể huyết cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, thiếu máu hồng cầu to.
  • Thuốc sinh học (bDMARDs): ức chế hoạt động của các tế bào miễn dịch gây viêm và giúp kiểm soát bệnh lý. Các bDMARDs có thể gây ra các tác dụng phụ như tăng nguy cơ nhiễm trùng, dị ứng và phản ứng với thuốc.
    – TNF-alpha inhibitors: là các thuốc ức chế TNF-alpha, một chất gây viêm quan trọng trong cơ thể. Các loại thuốc này bao gồm Adalimumab, Etanercept, Infliximab, Golimumab và Certolizumab.
    – Interleukin inhibitors: ức chế hoạt động của các chất gây viêm khác như interleukin-1 và interleukin-6. Các loại thuốc này bao gồm Tocilizumab, Anakinra, Canakinumab và Sarilumab.
    – B-cell inhibitors: giảm số lượng tế bào B miễn dịch, một loại tế bào gây viêm. Các loại thuốc này bao gồm Rituximab và Belimumab.
    – T-cell inhibitors: ức chế hoạt động của các tế bào T miễn dịch, một loại tế bào gây viêm. Các loại thuốc này bao gồm Abatacep

5. Kết luận

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý khớp phổ biến, gây ra đau, sưng và suy giảm chức năng khớp. Chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng và giảm triệu chứng của bệnh. Các phương pháp điều trị hiệu quả cho viêm khớp dạng thấp bao gồm DMARDs, bDMARDs, glucocorticoid và NSAIDs. Việc sử dụng các loại thuốc này phải được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ và bệnh nhân cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe để đảm bảo an toàn và hiệu quả của thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *