Tổng quan về dung dịch bơm rửa ống tủy

Điều trị nội nha là quá trình hóa-cơ học nhằm giảm thiểu vi sinh vật, vô hiệu hóa sản phẩm của chúng và trám bít kín khít theo 3 chiều không gian để ngăn ngừa sự tái nhiễm trong tương lai. Cùng với sự hỗ trợ của các dụng cụ giúp làm sạch cơ học, việc sử dụng các dung dịch bơm rửa ống tủy giúp điều trị tủy đạt kết quả tối ưu nhất.

bom-rua-ong-tuy
Bơm rửa ống tủy đóng vai trò trung tâm trong điều trị nội nha
  1. Mục đích của việc bơm rửa ống tủy

  • Việc làm sạch ban đầu của ống tủy thường được thực hiện bằng cách dùng dụng cụ cơ học, loại bỏ phần lớn mô ngà mùn, mảnh ngà vụn và vi sinh vật, hoặc vật liệu trám bít trước đó. Nếu không loại bỏ phần lớn vật liệu này trước tiên thì không thể làm sạch thêm được. Hệ thống file tay bằng thép không gỉ hoặc dùng dụng cụ quay Ni-Ti được sử dụng để thực hiện việc làm sạch cơ học này, nhưng không có dụng cụ nào có thể làm sạch ống tủy hoàn toàn khi sử dụng một mình. Chúng chỉ giúp tạo ra một ” khoảng không gian” sẽ được làm sạch bằng chất tẩy rửa để tạo ra hiệu quả làm sạch.
  • Một phần đáng kể của thành ống tủy vẫn không được chạm đến bởi các kỹ thuật sử dụng dụng cụ cơ học và việc tẩy rửa có thể được coi là phương pháp chính để làm sạch và khử trùng những khu vực này của hệ thống ống tủy. Tuy nhiên, những báo cáo gần đây đã cùng đưa ra kết luận rằng làm sạch và khử trùng phần lỗ chóp của ống tủy với các chất bơm rửa ống tủy (như natri hypochlorit) là không hiệu quả trừ khi ống tủy được mở rộng phù hợp.
  • Như vậy, bơm rửa đóng vai trò trung tâm trong điều trị nội nha. Trong và sau khi sử dụng dụng cụ cơ học, các chất bơm rửa thúc đẩy việc loại bỏ các vi khuẩn, tổ chức mô còn sót lại và mảnh ngà vụn trong lòng ống tủy bằng dòng chảy thủy lực. Chất bơm rửa còn giúp ngăn chặn mô cứng và mô mềm bịt kín vùng cuống và đẩy vật liệu nhiễm trùng ra quanh cuống.
  • Một số dung dịch bơm rửa hòa tan được cả mô hữu cơ và vô cơ trong ống tủy. Thêm vào đó, một số loại hóa chất có khả năng kháng khuẩn và chủ động giết chết vi khuẩn và men của nó khi tiếp xúc trực tiếp với chúng
  • Tuy vậy, vài loại dung dịch có thể chứa độc tính tiềm tàng khi tràn ra quanh cuống. Một dung dịch bơm rửa lý tưởng cần có tất cả hoặc hầu hết các đặc điểm tích cực nhưng không được chứa một tính năng gây hại nào.
  • Cần phối hợp các dung dịch bơm rửa theo trình tự thích hợp và chính xác để góp phần vào thành công của điều trị nội nha
  1. Yêu cầu của một dung dịch bơm rửa lý tưởng

  • Kháng khuẩn phổ rộng
  • Hỗ trợ việc loại bỏ mô hoại tử ra khỏi hệ thống ống tủy
  • Khả năng hòa tan mô hoại tử hoặc mủn ngà
  • Độc tính thấp
  • Khả năng bôi trơn
  • Đặc tính xói mòn bề mặt thấp, chảy tới được nơi mà dụng cụ không tới được
  • Sát khuẩn hiệu quả hệ thống ống tủy
  • Phòng chống sự tạo thành của các lớp ngà mùn trong quá trình tạo hình bằng dụng cụ hoặc hòa tan chúng ngay khi tạo thành
  • Bất hoạt nội độc tố của vi khuẩn
  • Không kích thích mô sống, không độc, ít có phản ứng dị ứng
  • Tính có sẵn, kinh tế, dễ sử dụng và tính thuận tiện, dễ bảo quản
  1. Chức năng của dung dịch bơm rửa

  • Tác dụng rửa trôi (lấy bỏ ngà mùn)
  • Giảm ma sát với dụng cụ trong quá trình tạo hình ống tủy (bôi trơn)
  • Dễ dàng lấy bỏ ngà vụn
  • Hòa tan mô vô cơ (ngà răng)
  • Thấm tới các vùng ngoại vi của ống tủy mà dụng cụ không tới được
  • Hòa tan các chất hữu phức hợp ngà – tủy
  • Tiêu diệu vi khuẩn và men của chúng
  • Không kích ứng hay đe dọa mô quanh cuống, không độc tính, không làm yếu cấu trúc răng
  1. Các dung dịch bơm rửa ống tủy

  • Natri hypochloride. Thông thường được sử dụng ở nồng độ 3%, là dung dịch bơm rửa duy nhất hòa tan mô vô cơ sống và hoại tử
  • Các chất tạo chelat: EDTA (etylen diamine tetra acetate) 37% thường được lựa chọn, chỉ có tác dụng trên mô calci hóa mà không có tác dụng trên mô sống và mảnh hữu cơ
  • Chlorhexidine 2%, tác dụng tốt trên vi khuẩn gram dương hơn là gram âm, không có tác dụng hòa tan mô hoại tử
  • Oxy già: giải phóng oxy đẩy các thành phần mô hoại tử ra khỏi hệ thống ống tủy.
  • Các chất làm trơn: gồm RC-Prep và Glyde với thành phần chính là peroxide urea
  • Bơm rửa bằng sóng siêu âm

Các dung dịch bơm rửa ống tủy đều có những ưu và nhược điểm riêng, tuy nhiên, khi kết hợp với nhau với một trình tự chính xác sẽ làm tăng hiệu quả của quá trình bơm rửa ống tủy, góp phần vào thành công của điều trị nội nha.

Nguồn tham khảo

  1. Lussi A, Portmann P, Nussbächer U, et al. Comparison of two devices for root canal cleansing by the noninstrumentation technology. J Endod. 1999;25:9-13.
  2. Siqueira JF Jr, Rôças IN, Santos SR, et al. Efficacy of instrumentation techniques and irrigation regimens in reducing the bacterial population within root canals. J Endod. 2002;28:181-184.
  3. Siqueira JF Jr, Araújo MC, Garcia PF, et al. Histological evaluation of the effectiveness of five instrumentation techniques for cleaning the apical third of root canals. J Endod. 1997;23:499-502.
  4. Baugh D, Wallace J. The role of apical instrumentation in root canal treatment: a review of the literature. J Endod. 2005;31:333-340.
  5. Khademi A, Yazdizadeh M, Feizianfard M. Determination of the minimum instrumentation size for penetration of irrigants to the apical third of root canal systems. J Endod. 2006;32:417-420.
  6. Baker NA, Eleazer PD, Averbach RE, et al. Scanning electron microscopic study of the efficacy of various irrigating solutions. J Endod. 1975;1:127-135.
  7. Sedgley C, Applegate B, Nagel A, et al. Real-time imaging and quantification of bioluminescent bacteria in root canals in vitro. J Endod. 2004;30:893-898.
  8. Valera MC, Cardoso FG, Chung A, et al. Comparison of different irrigants in the removal of endotoxins and cultivable microorganisms from infected root canals. ScientificWorldJournal. 2015;2015:125636.
  9. White RR, Hays GL, Janer LR. Residual antimicrobial activity after canal irrigation with chlorhexidine. J Endod. 1997;23:229-231.
  10. Rasimick BJ, Nekich M, Hladek MM, et al. Interaction between chlorhexidine digluconate and EDTA. J Endod. 2008,34:1521-1523.

Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *