Đầu dưới xương quay là một bộ phận quan trọng của hệ thống cơ xương và có nhiệm vụ hỗ trợ cho các hoạt động vận động của cơ thể. Tuy nhiên, khi đầu dưới xương quay bị tổn thương, chức năng của nó sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Gãy đầu dưới xương quay thường xảy ra do các va chạm mạnh hoặc các tai nạn giao thông. Triệu chứng của gãy đầu dưới xương quay bao gồm đau, sưng, khó khăn trong việc di chuyển và xoay đầu.Để chẩn đoán gãy đầu dưới xương quay, các bác sĩ thường sử dụng các phương pháp hình ảnh như chụp X-quang hoặc CT scan. Việc xác định chính xác vị trí và mức độ gãy sẽ giúp các bác sĩ lên phương án điều trị phù hợp.
Nhóm tác giả: PGS.TS. Trần Trung Dũng, ThS.BS. Nguyễn Trung Tuyến, Th.S.BS. Nguyễn Hữu Mạnh, BS. Nguyễn Đức Phong.
1. Phân Loại gãy đầu dưới xương quay
Có rất nhiều phân loại gãy đầu dưới xương quay dựa trên nhiều cơ sở khác nhau.
– Dựa trên hình ảnh XQ và sự di lệch: Phân loại AO, sarmiento, Lidstrom.
– Dựa trên cơ chế chấn thương: castaing, Fernandez, Umscheid.
– Dựa trên liên quan của mặt khớp: McMurtry-Tupiler, Lidstrom, Melon.
– Dựa trên mức độ gãy nát: Gartland-Werley, Tenkins, Older.
1.1. Phân loại theo Sarmiento:
Nhóm I: gãy không di lệch, không phạm khớp.
Nhóm II: gãy di lệch, không phạm khớp.
Nhóm III: gãy không di lệch, có phạm khớp.
Nhóm IV: gãy có di lệch, có phạm khớp.
1.1.1. Phân loại theo AO: chia gãy đầu dưới xương quay thành 3 loại và các phân nhóm:
. Loại A: gãy không phạm khớp.
– A1. Gãy xương trụ, xương quay không gãy.
– A2. Gãy xương quay và cắm gắn.
– A3. Gãy xương quay có nhiều mảnh rời.
. Loại B: gãy phạm khớp 1 phần
– B1. Gãy dọc xương quay
– B2. Gãy xương quay mặt gan và chéo vát mặt mu
– B3. Gãy xương quay ở mặt gan và chéo vát mặt gan
. Loại C: gãy phạm khớp phức tạp.
– C1. Gãy xương quay ở vùng hành xương.
– C2. Gãy xương quay có nhiều mảnh rời ở vùng hành xương.
– C3. Gãy xương quay nhiều mảnh rời.
1.2. Gãy Pouteau-Colles (Gãy xương hay gặp nhất)
❖ Đặc điểm:
Là gãy đầu dưới xương quay phía trên khớp quay -tụ cốt, với di lệch điển hình:
– Đoạn ngoại vi di lệch ra sau, ra ngoài và lên trên.
– Còn gọi là gãy Pouteau-Colles (Pouteau là người đầu tiên mô tả, Colles là người trình bày về kỹ thuật tổn thương giải phẫu và pp điều trị loại gãy này).
– Hay gặp người già (do thưa xương), có thể gặp người lớn,TE thường bong sụn tiếp hợp.
❖ Nguyên nhân-cơ chế:
- Trực tiếp: trước kia gặp khi quay Maniven ôtô, Maniven bật trở lại đánh mạnh và đầu dưới xương quay và làm gãy xương.
- Gián tiếp: ngã chống tay trong tư thế bàn tay duỗi hết mức (đầu dưới xương quay bị ép giữa mắt đất và sức nặng thân người). Là nguyên nhân thường gặp.
❖ Giải phẫu bệnh:
- Vị trí gãy:
– Đường gãy bao giờ cũng ở trên khớp, giữa chỗ nối thân xương với khớp.
– Khoảng 4cm trên mỏm trâm quay, và khoảng 2,5cm trên khớp quay – tụ cốt.
Hiện nay người ta mô tả 2 loại gãy:
+ Gãy cao (hay gặp): đường gãy ở khoảng 2,5cm trên khớp quay – tụ cốt.
+ Gãy thấp (ít gặp): đường gãy ở khoảng 1 cm trên khớp quay – tụ cốt.
- Đường gãy: ngang có hình răng cưa hoặc chéo vát.
- Di lệch: các trường hợp gãy hoàn toàn bao giờ cũng có di lệch rất điển hình. Đoạn ngoại vi di lệch theo 3 hướng:
+ Ra sau: đoạn ngoại vi di lệch ra sau, thường làm cho đường gãy há phía trước (trừ gãy cắm gắn).
+ Ra ngoài: do đau dưới xương quay được cố định bởi dây chằng tam giác và dây chằng quay và trụ-tụ cốt. Do đó khi đoạn ngoại vi gãy kéo mạnh ra ngoài thường làm toác khớp quay-trụ dưới và có thể kết hợp với tổn thương dây chằng tam giác, hoặc gãy mỏm trâm trụ.
+ Lên trên: đoạn ngoại vi lên trên do di lệch làm cho mỏm trâm quay cao lên > so mỏm trâm trụ.
1.3. Gãy Smith’s (ngược lại với Colles)
– Gãy gập góc ở đầu xa của xương quay với tình trạng biến dạng do đầu dưới xương quay không đúng vị trí giải phẫu.
– Cơ chế chấn thương là do ngã cổ tay và cẳng tay bị gập ở tư thế cố định.
– Đây là kiểu gãy không vững điển hình, và đòi hỏi cần phải can thiệp phẫu thuật để nắn chỉnh ổ gãy vì đây là kiểu gãy khó không thể nắn chỉnh kín được.
1.4. Gãy Borton
– Cơ chế chấn thương gây ra thường là gãy nứt hoặc rạn kèm theo trật khớp khối tụ cốt ở vùng cổ tay về phía mặt mu hoặc gan so với bàn tay và khối tụ cốt, chủ yếu hay trật về phía gan tay.
– Cơ chế của chấn thương là ngã chống cổ tay ở tư thế gấp mặt gan tay cùng đó là cẳng tay ở tư thế sấp
– Hầu hết tất cả chấn thương loại này đều khó đòi hỏi cần mở ổ gãy và nắn chỉnh với nẹp vít để đạt được đúng như giải phẫu.
1.5. Gãy mỏm trâm quay (gãy kiểu Chauffeur, gãy kiểu Hutchinson)
– Đây là loại chấn thương giằng giật với tổn thương với dây chằng ở mỏm trâm quay. Điều này cũng có thể là nguyên nhân thứ 2 do bị chấn thương trực tiếp.
– Cơ chế chấn thương là tác động của xương thuyền đẩy ngược lại mỏm trâm quay với cổ tay.
– Có thể liên quan đến mỏm trâm quay hoặc chỉ phần mặt mu hoặc mặt gan tay.
– Có thể thường sự kết hợp với chấn thương dây chằng khối tụ cốt.
– Thường phải mở nắn chỉnh và thường cố định vững ổ gãy.
2. Chẩn đoán gãy đầu dưới xương quay
2.1 Lâm sàng
– Sưng nề, biến dạng vùng cổ tay.
– Nhìn phía mặt: bàn tay vẹo ra ngoài, trục cẳng tay không qua ngón giữa, mà qua ngón IV-V, bờ ngoài cẳng tay – Bàn tay tạo nên hình lưỡi lê.
– Nhìn nghiêng: bàn tay lệch ra sau, đầu ngoại vi gồ ra sau tạo nên hình lưng đĩa ở trên khớp cổ tay.
– Điểm đau chói tại ổ gãy.
– Đẩu gãy nhô ra dưới da.
– Mỏm trâm quay lên cao hơn mỏm trâm trụ (bình thường MTQ thấp hơn MTT 1,5-2cm).
2.2 X-quang gãy đầu dưới xương quay
– Chụp đầu dưới xương quay-khớp cổ tay thẳng nghiêng chẩn đoán xác định.
Nguồn tác giả
Leave a Reply