Chẩn đoán và điều trị gãy đặc biệt xương cẳng tay

Gãy Monteggia là gãy 1/3 xương trụ kèm gãy trật khớp quay -trụ trên , thường gặp khi tác động trực tiếp vào cẳng tay hoặc té ngã đập vài cẳng tay ở tư thế gập khuỷu ,  nếu điều trị đến muộn thường khó khăn gặp nhiều và gặp các biến chứng như cứng khớp khuỷu , khớp giải xương trụ… Gãy Galeazzi là loại gãy 1 /3 dưới xương quay kèm trật khớp quay trụ dưới, thường do ngã chống tay cổ tay duỗi hoặc gập. Gãy Monteggia và Galeazzi là 2 loại gãy đặc biệt của xương vùng cẳng tay.

Nhóm tác giả : ThS.Bs Nguyễn Trung Tuyên , ThS.Bs Nguyễn Hữu Mạnh, Bs Nguyễn Đức Phong 

Ngày phát hành :

1.Gãy Monteggia

Gãy 1/3 trên xương trụ kèm trật khớp quay-trụ trên

1.1 Đặc điểm

Được Monteggia giới thiệu lần đầu tiên tại Milan vào 1814. Trong việc điều trị nếu đến muộn thường khó nắn. Bó bột lâu ngày thường bị cứng khớp khuỷu, nếu cố định không vững chắc, cho tập sớm khớp dễ bị trật lại và có nhiều nguy cơ khớp giả xương trụ.

1.2 Nguyên nhân và cơ chẻ

  • Cơ chế vừa trực tiếp vừa gián tiếp.
  • Xương trụ gãy do lực tác động trực tiếp, xương quay trật do lực gián tiếp.
  • Nguyên nhân thường thấy do bệnh nhân bị đánh trực tiếp vào cẳng tay và đưa tay lên đỡ.
  • Tương tự cũng có thể do ngã đập cẳng tay vào nền  đất cứng ở tư thế gập khuỷu.

    1.3 Phân loại

Phân độ của Bado gồm 4 type:

Type I (hình A): chỏm quay trật ra trước, xương trụ gãy gập góc ra trước, chiếm 60% trường hợp.

Type II (hình B): chỏm quay trật ra sau hoặc sau ngoài, xương trụ gãy gập góc ra sau chiếm 15%.

Type III (hình C): chỏm quay trật ra ngoài hoặc trước ngoài, gãy vùng hành xương ở đầu trên của xương trụ chiếm 20%.

Type IV (hình D): Chỏm quay trật ra trước kèm gãy thân cả hai xương quay và trụ.

 

 Hoặc có thể chia gãy Monteggia thành 2 thể:

+ Thể ưỡn: chỏm xương quay trật ra trước, xương trụ gãy gập góc mở ra sau. (hay gặp).

+ Thể gấp: chỏm xương quay trật ra sau, xương trụ gãy gập góc mở ra trước. (ít gặp).

1.4 Chẩn đoán

Triệu chứng lâm sàng:

Sưng đau 1/3 trên xương trụ.

Biến dạng gập góc mở ra sau (thể ưỡn) hoặc mở ra trước (thể gập) đôi khi chỉ thấy biến dạng khi sờ dọc 1 /3 trên xương trụ.

Dấu hiệu trật khớp quay-trụ trên: thể hiện qua trật khớp cánh tay-quay hay trật chỏm quay: Chỏm quay không còn ở vị trí bình thường (ở trước mỏm trên lồi cầu khi khuỷu gập và dưới mỏm này khi khuỷu duỗi). Bệnh nhân bị hạn chế sấp ngửa cẳng tay.

X-Quang

Phim X-quang xác định có gãy xương trụ 1/3 trên và trật khớp quay trụ trên

1.5 Điều trị

Rạch da theo đường mổ phía sau, hướng từ mỏm khuỷu đến mỏm trâm trụ

Sử dụng nẹp vít 3.5mm để kết hợp xương trụ, sau nắn chỉnh và kết hợp xương trụ phải kiểm tra khớp quay trụ trên, nếu về được vị trí giải phẫu dưới C-arm thì là kết quả tốt, nếu khớp quay trụ trên chưa về được có thể găm kim kirschner dưới C-arm để giữ khớp quay trụ trên với xương trụ.Chỏm quay nắn vào nếu dễ bị trật lại cẩn tái tạo dây chằng vòng.

Trường hợp đến muộn, chỏm quay khó nắn vào (nếu nắn  vào cũng dễ gây cứng khớp về  sau),nên cắt bỏ chỏm.

Nếu chỏm quay không dễ bị trật lại thì sau mổ nên cho bệnh nhân tập vận động sớm để tránh hạn chế sấp ngửa.

1.6 Biến chứng

Can  lệch, khớp giả xương trụ.

Chỏm xương quay còn di lệch, bệnh nhân bị mất chức năng sấp ngửa cẳng tay và không gập khuỷu tối đa được.

Cứng khớp khuỷu; do nhiều nguyên nhân làm cốt hóa quanh khớp như nắn thô bạo, đắp thuốc…

2. Gãy Galeazzi

Là loại gãy 1 /3 dưới xương quay kèm trật khớp quay trụ dưới

2.1 Nguyên nhân và cơ chế

Thường do ngã chống tay cổ tay duỗi hoặc gập.

Hình 14.20. Type  A: Duỗi cổ tay vê’ phía trước gãy xương quay di lệch phía sau Type  B: Gập cổ tay về phía sau gãy xương quay di lệch phía trước.

2.2 Tổn thương giải phẫu

Gồm có:

  • Gãy 1/3 dưới xương quay.
  • Rách màng liên cốt.
  • Trật khớp quay trụ dưới, đứt dây chằng tam giác hoặc gãy mỏm trâm xương trụ.

2.3 Chẩn đoán

Dựa vào triệu chứng lâm sàng và X-quang.

Triệu chứng lâm sàng:

  • Sưng, đau và biến dạng 1/3 dưới xương quay, Biến dạng rất điển hình: cẳng tay gập góc mở ra ngoài, cổ tay lật sấp về phía xương quay. Mỏm trâm quay lên cao hơn mỏm trâm trụ.

 X -quang: chẩn đoán xác định các tổn thương kể trên

                               Hình 14.21.Minh họa gãy Galeazzi

2.4 Điều Trị

Sơ cứu

Đặt nẹp cố định: Nẹp gỗ, nẹp Cramer, Nên để cẳng tay ngửa khi đặt nẹp (để khi chụp X-quang không phải tháo nẹp).

Điều trị thực thụ

Điều trị phẫu thuật: Phẫu thuật nhằm mục đích nắn lại chính xác và dùng dụng cụ kết hợp xương (như đinh, nẹp, vít) để cố định xương gãy. Chỉ định trong các trường hợp gãy có di lệch.

                                             

đường mổ henry                                                                                                            đường mổ thompson

  • Đường mổ vào xương quay có 2 đường cơ bản là: Henry và đường Thompson

ƯU điểm:

Nắn xương được chính xác, phục hồi hình dáng giải phẫu ban đẩu.

 Có thể cố định xương gãy vững chắc (dùng nẹp AO) tránh được bất động các khớp, giúp bệnh nhân tập vận động, sớm mau phục hồi chức năng 

Nhược điểm:

Có thể bị nhiễm trùng, viêm xương.

Có thể bị tổn thương thêm về giải phẫu và để lại sẹo ở tay.

Có thể có tai biến gây mê, gây tê.

Cẩn nhiều trang thiết bị tốt: phòng mổ vô trùng, dụng cụ KHX chắc chắn và không gây dị ứng phẫu thuật viên có kinh nghiệm giỏi.

Chú ý:

Trong các gãy xương hở, phẫu thuật chú ý là cắt lọc vết thương, cố định xương gãy thường dùng bó bột, cố định ngoài hoặc chỉ nên kết hợp xương tối thiểu để giữ trục xương đổng thời bó bột tăng cường. Hạn chế dùng kết hợp xương phức tạp bên trong.

 

 


Posted

in

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *