Những trường hợp trẻ em đặc biệt cần chú ý riêng, vì cơ bản đối tượng này khó hoặc thậm chí không thể chịu được điều trị nha khoa thông thường. Bài viết này sẽ nói sâu sắc hơn về vấn đề trên để cho các bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ Răng Hàm Mặt có cái nhìn tổng quan nhất về nhóm trẻ cá biệt này.
1. Trường hợp trẻ bị tổn thương tình cảm
Biểu hiện rõ ràng về tình trạng rối loạn về cảm xúc là sự lo âu. Khi sự lo âu của tình trạng này kết hợp với nỗi lo của một cuộc hẹn điều trị thì thường gây bột phát cơn giận dữ đột ngột. Trẻ em bị tổn thương tỉnh cảm nói chung thưởng là những bệnh nhân nha khoa khó chịu. Trong hoàn cảnh điều trị tốt nhất, chúng vẫn không thấy vui.
Vấn đề của những bệnh nhân này thường không có chẩn đoán xác định. Ngay cả cha mẹ chúng cũng không thấy có sự bất thường. Họ đã bỏ qua những cư xử bất thường của trẻ và thường giải thích các hành động đó theo ý họ. Việc xác định những rối loạn này càng sớm thì việc điều trị cảng có hiệu quả.
Rối loạn cảm xúc thường gặp ở những trẻ có gia đình đổ vỡ hoặc những trẻ có tình trạng gia đình kém may mắn khác: Ví dụ, bố mẹ thường xuyên cãi vã, đánh nhau… Trẻ em nghèo, thiếu thốn có thể chịu đựng những tổn thương tình cảm tốt hơn những trẻ em ở tầng lớp cao hơn. Những trẻ bị bỏ bê, lạm dụng thường bị tổn thương tỉnh cảm cao hơn. Cần phải dành cho trẻ sự chăm sóc tốt nhất.
2. Trẻ khép kín, nhút nhát
Trẻ nhút nhát sẽ bị căng thẳng thần kinh về việc điều trị nha khoa. Căng thẳng thần kinh này sẽ khiến trẻ có thái độ né tránh như khóc nhưng hiếm khi trẻ bột phát cơn giận dữ. Trẻ nhút nhát thường khó thích ứng với những đòi hỏi của một cuộc hẹn điều trị nha khoa. Đầu tiên, nha sĩ phải thiết lập mối quan hệ tin cậy đối với trẻ, cần phải hết sức kiên nhẫn.
Kỹ thuật nói chuyện với trẻ ở trình độ của chúng và áp dụng phương pháp “ tell, show, do” nhiều lần sẽ ngấm từ từ vào nhân cách chúng và phá vỡ vỏ bọc quanh chúng. Và khi trẻ chấp nhận, chúng sẽ trở thành những bệnh nhân rất hợp tác. Cuộc hẹn nha khoa có ý nghĩa với chúng về mặt xã hội, ở đó chúng thấy mình được quan tâm, được coi trọng, mọi người biết tên chúng và nói chuyện với chúng.
3. Trường hợp trẻ sợ hãi
Trẻ sợ hãi là một khó khăn lớn đối với nha sĩ trong điều trị nha khoa trẻ em. Sự sợ hãi có thể là sợ đau, sợ chảy máu… nhưng cũng có thể là một nỗi sợ chung chung không biết rõ.
Vấn đề là làm thế nào để biết trẻ phản ứng không thuận lợi trong điều trị nha khoa là do nỗi sợ hay còn do một nguyên nhân nào khác. Tuy nhiên, việc thu thập thông tin cần thiết và cùng với kinh nghiệm sẽ giúp nha sĩ xác định được điều gì khiến trẻ không hợp tác.
Một số lý do có thể giúp bác sĩ nha khoa xác định được trẻ sợ nha khoa là:
– Ngay cả khi được giải thích bởi cha mẹ và nha sĩ, trẻ vẫn không ngừng sợ cuộc hẹn nha khoa. Điều này có thể do trẻ còn quả nhỏ (dưới 3 tuổi) hoặc chậm phát triển tâm thần.
– Trẻ có những phản ứng quả độ với sợ hãi do những xáo trộn về tình cảm khác (cha mẹ sắp bỏ nhau, trẻ bị lạm dụng, trẻ đang ốm).
– Trẻ bị làm cho sợ bởi người thân.
– Trẻ không được điều trị thích ứng ở các lần điều trị trước, vì vậy, đã để lại một ấn tượng xấu trong tâm trí trẻ.
– Trẻ bị rối loạn cảm xúc.
Nếu phản ứng không tốt là do sự sợ hãi quá độ, bắt buộc cha mẹ và nha sĩ không được làm cho trẻ sợ hãi thêm. Có thể hoãn lại cuộc điều trị nha khoa để làm cho trẻ bớt căng thẳng hoặc điều trị nha khoa dưới tác dụng của khí gây thư giãn hoặc gây mê. Có thể nhận ra dạng trẻ sợ hãi trước khi bắt đầu điều trị nha khoa. Chỉ có trường hợp trẻ bị rối loạn cảm xúc là khó xác định nhất. Nếu có nghi ngờ (không người nào xác định được tại sao trẻ lại sợ như vậy) nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tâm lý.
4. Trẻ không thích uy quyền
Đây là những trẻ khó chịu vì chúng không tuân theo mệnh lệnh của người lớn. Chúng được xem là những trẻ hư, ngỗ nghịch, bướng binh và không thể sửa đổi được.
Những trẻ này có thể có những đặc điểm sau:
– Cố gây chú ý: Để thoả mãn cảm giác tự tôn của mình, trẻ cổ thực hiện các động tác để cha mẹ phải chú ý đến chúng bất kể khi nào chúng muốn và chúng muốn được chú ý quá mức cần thiết biểu hiện: quấy phá, chọc tức, trêu ghẹo, đập phá.
– Đối đầu: Trẻ tìm cách biểu lộ sự đối đầu với cha mẹ để được chú ý: chúng tìm cách tranh cãi, làm ngược lại điều được chỉ dẫn, giận dữ đột ngột, làm cho người khác tức giận.
– Phản ứng quyết liệt mang tính hung bạo: Trẻ sẽ tìm cách gây khó chịu với cha mẹ nếu không thoả mãn đòi hỏi của chúng. Tính chất của hành vi: tính hung bạo, nói những điều làm tổn thương người khác, theo đuổi sự trả thù.
– Không thích nghi: Để thoả mãn cảm giác tự tôn mạnh mẽ, trẻ tự cho mình tính cách xấu nhất: hoàn toàn không thể trưởng thành, không thể thành đạt được. Trẻ không muốn làm gì cho chính mình, cho cha mẹ và cho mọi người. Tính chất của thái độ: dễ dàng từ bỏ, thụ động, biểu lộ sự không thích nghi.
Với các dạng thể hiện trên ta thấy:
– Trẻ muốn được chú ý có thể nhận được ấn tượng tốt về nha khoa.
– Nhóm đối đầu có thái độ du côn và có lẽ không ngần ngại cãi nhau và thách thức nha sĩ.
– Trẻ kích động tiềm ẩn sự nguy hiểm, trẻ có thể cắn. Trẻ này không nhiệt tình, không vui vẻ và có thể không đáp ứng với lời khen ngợi.
– Trẻ không thích nghi tự nghĩ mình có cá tính thất bại, không thích ứng sẽ biểu lộ sự không hợp tác. Tuy nhiên, hầu hết trẻ này sẽ bỏ được sai lầm khi lớn lên.
Kết luận: Các dạng trẻ em cá biệt trên có ảnh hưởng tương đối đến người điều trị nha khoa và thường có sự trộn lẫn của bốn loại nhân cách trên với nhau. Hiểu rõ các loại trẻ trên sẽ giúp nha sĩ có những biện pháp phù hợp để giải quyết trẻ.
Nguồn: Sách Răng trẻ em – NXB Giáo dục Việt Nam
Leave a Reply