Trám bít hố rãnh bằng sealant: lợi ích và quy trình

Trám bít hỗ rãnh bằng sealant là một trong những biện pháp dự phòng sâu răng phổ biến, với mức can thiệp tối thiểu và quy trình nhanh chóng. Cùng tìm hiểu những lợi ích của trám bít hỗ rãnh bằng sealant và quy trình thực hành trên lâm sàng qua bài viết!

tram-bit-ho-ranh-sealant
Trám bít hố rãnh bằng sealant
  1. Định nghĩa

Trám bít hố rãnh là kĩ thuật sử dụng vật liệu nhựa hoặc sealants phủ một lớp mỏng lên bề mặt hố rãnh răng nhằm bít kín bề mặt hố rãnh và loại bỏ môi trường thuận lợi để có thể phát triển sâu răng.

Sealant nha khoa thường được làm bằng chất nhựa, như bisphenol A-glycidyl methacrylate (Bis-GMA) hoặc urethane dimethacrylate (UDMA). Những chất này an toàn và bền, và được thiết kế để dính chặt vào bề mặt răng. Một số loại sealant có thể chứa các hạt độn như thủy tinh hoặc hạt thạch anh để cải thiện độ bền và khả năng chống mòn.

  1. Lợi ích của trám bít hố rãnh bằng sealant

  • Ngăn ngừa sâu răng: Sealant tạo ra một lớp bảo vệ trên bề mặt răng, ngăn ngừa các hạt thức ăn và vi khuẩn bám vào các rãnh sâu và lỗ trên răng. Điều này giúp giảm nguy cơ sâu răng.
  • Tiết kiệm chi phí: Bằng cách ngăn ngừa sâu răng, sealant có thể giúp người bệnh tiết kiệm chi phí cho các thủ thuật nha khoa đắt tiền như hàn răng, điều trị tủy,…
  • Tiện lợi: Việc trám bít hố rãnh bằng sealant là một quy trình nhanh chóng và không đau đớn, có thể được thực hiện trong một cuộc hẹn nha khoa định kì. Không cần gây tê hay khoan.
  • Độ bền: Sealant có thể tồn tại trong hỗ rãnh trong nhiều năm, cung cấp sự bảo vệ lâu dài chống lại sâu răng.
  • Phù hợp với mọi độ tuổi: Trong khi sealant thường được sử dụng cho trẻ em và thanh thiếu niên, chúng cũng có thể hữu ích cho người lớn có các rãnh sâu trên răng hay các răng có nguy cơ sâu răng cao.
  1. Chỉ định

  • Bệnh nhân có nguy cơ sâu răng cao hoặc các răng có nguy cơ sâu răng cao
  • Có mảng bám, cao răng nhìn thấy rõ
  • Có răng sâu trong 12 tháng gần đây
  • Cấu trúc hố rãnh của răng phức tạp, có khiếm khuyết về men
  • Răng mới mọc
  • Bệnh nhân mang khí cụ chỉnh nha
  • Bệnh nhân giảm tiết nước bọt
  • Bệnh nhân có vấn đề sức khỏe đặc biệt, không tự vệ sinh răng miệng được
  • Bệnh nhân có thói quen ăn vặt giữa các bữa chính với tuần suất cao (>3 lần)
  1. Chống chỉ định

  • Răng không cách ly được
  • Hố rãnh liên quan tới mặt bên
  1. Quy trình kĩ thuật với trám bít hố rãnh bằng sealant

  • Bước 1: Làm sạch răng và chuẩn bị
    Dùng chổi cước hoặc đài cao su với tay khoan chậm để làm sạch, không nên sử dụng bột đánh bóng
    Rửa sạch bằng tay xịt hơi nước
    Có thể sử dụng thám trâm lấy đi nốt các thành phần còn sót lại ở hố rãnh
    Khi bề mặt men sẫm màu/đổi màu ghi hoặc nghi ngờ có tổn thương, làm sạch bề mặt men bằng mũi khoan siêu mịn hoặc xoi mòn hơi
  • Bước 2: Cách ly
    Dùng bông gòn hoặc đê cao su
    ề mặt răng bị dính nước là nguyên nhân lớn nhất gây thất bại trong trám bít hố rãnh bằng sealant do bản thân sealant kị nước
  • Bước 3: Xoi mòn men
    Làm khô răng
    Xoi mòn sẽ tạo ra được bề mặt lỗ rỗ trên men với độ sâu khoảng 0.05mm
    Sử dụng acid phosphoric 37% đặt lên 2-3mm sườn múi và tất cả các đáy hỗ rãnh mặt nhai và mặt trong, mặt ngoài. Để trong 15-20 giây
    Không chà xát lên bề mặt men trong khi xoi mòn
  • Bước 4: Rửa sạch
    Rửa sạch với nước trong 15-20 giây (bằng với thời gian xoi mòn)
    Không lau chùi bề mặt men, không để nhiễm nước bọt
  • Bước 5: Làm khô
    Sử dụng tay xì hơi không dầu thổi khô cho tới khi thấy men có màu trắng phấn
    Nếu bề mặt men sau khi xoi mòn vẫn bóng, xoi mòn lại trong 20 giây và lặp lại bước 4.
  • Bước 6: Đặt chất trám bít hố rãnh sealant
    Đặt chất trám bít hố rãnh bắt đầu từ phía gần hoặc xa, đưa đầu bơm liên tục tránh nhấc lên để không tạo ra bọng khí
    Đợi vài giây cho sealant chảy vào tất cả các hố rãnh, không dùng thám trâm để đưa (tránh gây tổn thương cho men). Lấy phần thừa bằng tăm bond
    Trùng hợp: với loại quang trùng hợp, trùng hợp trong thời gian hướng dẫn của nhà sản xuất
  • Bước 7: Rửa sạch
    Do sealant có thể để lại 1 lớp mỏng vị đắng nên rửa sạch răng để tạo cảm giác dễ chịu hơn
  • Bước 8: Kiểm tra
    Kiểm tra nếu thiếu chất sealant, chưa trám bít kĩ hết hố rãnh
    Kiểm tra khớp cắn: nếu sealant không hạt độn thì mòn nhanh, không cần sửa. Nếu sealant có hạt độn thì ít mòn, cần phải chỉnh sửa
    Dùng chỉ tơ nha khoa lấy đi hết các vật liệu thừa ở kẽ giữa các răng
  1. Những lưu ý khi sử dụng sealant

  • Phản ứng dị ứng: Một số người có thể phản ứng dị ứng với các vật liệu được sử dụng trong sealant, chẳng hạn như Bis-GMA hoặc UDMA. Tuy nhiên, điều này rất hiếm gặp.
  • Tiếp xúc với BPA: Một số sealant chứa Bisphenol A (BPA), một chất hoá học đã được liên kết với các vấn đề sức khỏe như ung thư, vấn đề sinh sản và các vấn đề phát triển. Tuy nhiên, lượng BPA trong dental sealant rất nhỏ và rủi ro tiếp xúc được coi là rất thấp.
  • Ứng dụng không đúng cách: Nếu sealant không được áp dụng đúng cách, nó có thể không bám chặt vào bề mặt răng như mong muốn, dẫn đến nguy cơ sâu răng cao hơn. Đây là lý do tại sao quan trọng để có sealant được áp dụng bởi một chuyên gia nha khoa có kinh nghiệm và tuân thủ đúng quy trình trám bít hố rãnh bằng sealant.

Nguồn tham khảo

  1. Thực hành lâm sàng nha khoa trẻ em, Trần Thị Mỹ Hạnh, 2021
  2. Syed M, Chopra R, Sachdev V. Allergic Reactions to Dental Materials-A Systematic Review. J Clin Diagn Res. 2015 Oct;9(10):ZE04-9. doi: 10.7860/JCDR/2015/15640.6589. Epub 2015 Oct 1. PMID: 26557634; PMCID: PMC4625353.

Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *