Gãy xương thuyền là một chấn thương phổ biến ở cổ tay, thường xảy ra với người chơi thể thao và người già. Đây là loại gãy xương phức tạp và có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Trong bài viết này sẽ thông tin về các cách điều trị và phục hồi sau khi gãy xương
1. Điều trị
Phương pháp điều trị phụ thuộc vào các yếu tố:
- Vị trí ổ gãy xương.
- Sự di lệch.
- Thời gian chấn thương.
1.1.Điều trị bảo tồn
Điều trị bảo tồn được chỉ định trong trường hợp gãy xương ổn định, không di lệch hoặc di lệch <1 mm. Kết quả X-quang bình thường nhưng có nghi ngờ có gãy xương, có thể bất động và đánh giá lại trong 10 đến 15 ngày. Phương pháp này thường cho kết quả tốt (tỷ lệ thành công 90%).
Nguyên tắc:
- Dùng giảm đau.
- Bất động ngón cái và cổ tay sớm bằng bó bột (tỷ lệ không liền xương tăng khi bệnh nhân được bất động sau 4 tuấn bị thương).
Thời gian bất động phụ thuộc vị trí của ổ gãy:
+ Gãy 1/3 đầu xa xương thuyền: 6- 8 tuẩn.
+ Gãy 1/3 giữa xương thuyền: 8-12 tuần.
+ Gãy 1/3 đầu gần xương thuyền: 12-24 tuần.
1.2.Điều trị phẫu thuật
Gãy xương di lệch hoặc các gãy xương rất phức tạp thường đòi hỏi phải tiếp cận để sắp xếp và cố định lại các mảnh gãy. Đối với gãy xương có tổn thương mạch không hồi phục có thể phải chuyển ghép xương.
Chỉ định mổ được đặt ra trong các trường hợp:
- Gãy cực gần xương thuyển.
- Gây di lệch > 1mm.
- Góc quay-nguyệt > 15°(DISI).
- Góc thuyển- nguyệt >60°
- Gãy xương thuyền kết hợp trật khớp nguyệt – cả (góc nguyệt cả > 15°).
- Gãy vụn, gãy không vững (như gãy xương thẳng đứng hoặc gãy xiên không vững).
Ngoài ra mổ kết hợp xương có thể được chỉ định trong gãy không di lệch nhằm làm giảm thời gian liền xương, sớm phục hồi chức năng cổ tay.
Gồm có hai phương pháp:
- Mổ mở kết hợp xương ORIF (Open Reduction and Internal Fixation) thường áp dụng với các trường hợp gãy di lệch nhiều có thể dùng vít nén hoặc nẹp
- Mổ nắn kín áp dụng với những trường hợp chấn thương mới, gãy ít di lệch:Trong trường hợp này có thể dùng kim Kirschner, vít nén ép rỗng lòng dưới màn tăng sáng. Phương pháp này mang lại hiệu quả tốt, ít tổn thương phần mềm
Trường hợp trật các khớp khối xương cổ tay, có thể nắn chỉnh trước khi phẫu thuật.Nếu ổ gây di lệch không ổn định, hoặc có dấu hiệu chèn ép thần kinh giữa, vết mổ sẽ cẩn được mở rộng.
Trong gãy xương di lệch phức tạp, có thể cần phẫu thuật ở cả mặt mu tay và mặt lòng bàn tay để tiếp cận được cả khối xương cổ tay. Tỉ lệ thành công điều trị phẫu thuật gãy xương thuyền là 90-95%.
Kỹ thuật mổ mở:
Đường qua mu bàn tay
- Chỉ định: gãy xương thuyền cực gần.
- Đường rạch:
Rạch đường ngang cổ tay, phía dưới khớp xương quay và xương cổ tay từ 5-10mm, chú ý bảo vệ gân, mạch phía mu tay và các nhánh cảm giác của thần kinh quay và thần kinh trụ, mở bao khớp phía sau bộc lộ xương, nắn chỉnh, kết hợp xương bằng vít nén hoặc nẹp cố định.
Có thể dùng đường rạch hình chữ S với điểm trung tâm nằm ở “hõm lào” giải phẫu, bóc tách phần mềm (chú ý các nhánh cảm giác của thần kinh quay nằm ngay dưới đường rạch) bộc lộ bao khớp, mở bao khớp bộc lộ xương thuyền theo hướng từ củ xương thuyền về phía đầu dưới xương quay
Đường qua lòng bàn tay
- Chỉ định: gãy eo, phần xa xương thuyền và gãy gập góc xương thuyền.
- Mốc và đường rạch da:
Xác định củ xương thuyền ở phía mặt gan tay của vùng cổ tay, tương ứng vị trí nếp gấp xa của cổ tay
Gân gấp cổ tay quay: nằm phía trên xương quay, nó đi ngang qua xương thuyển trước khi bám tận vào nền xương bàn 2 và xương bàn 3.
Đường rạch da dài khoảng 2-3 cm theo đường thẳng hoặc đường cong từ lồi củ xương thuyền dọc theo cơ gấp cổ tay quay, rạch cân theo hướng giữa gân gấp cổ tay quay và động mạch quay, bộc lộ bao khớp cổ tay phía trước, mở bao khớp bộc lộ xương thuyền và đường gãy
2.Phục hồi chức năng
2.1.Vật lý trị liệu
Nguyên tắc chung cho việc phục hồi các thương tích ở vùng cổ tay, bao gồm cả các tổn thương ở xương thuyền, gồm:
- Tất cả các thương tích đều cần tập phục hồi chức năng. Tuy nhiên có 1 số hạn chế trong việc lựa chọn phương pháp. Đau là một yếu tố hạn chế bởi nó kéo dài thời gian bất động và giới hạn các bài tập có thể sử dụng để tập phục hồi.
- Các phẫu thuật ở cổ tay có thể ảnh hưởng ở mức độ nào đó đến bàn tay hay cẳng và cánh tay, việc bất động có thể dẫn đến phù nề. Biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất là nâng cao chi và vận động tích cực các khớp không tổn thương.
- Cổ tay luôn bị cứng sau khi bất động một vài tuần. Vận động không thể bắt đầu cho đến khi các mô tổn thương lành. Các bài tập vận động thụ động cổ tay nên được bắt đầu ngay khi tháo bột.
- Tăng cường luyện tập các cơ có gân đi qua vùng cổ tay ngay sau khi cổ tay đã lành, phù nề được kiểm soát và vận động cổ tay đã được cải thiện.
Tập phục hồi chức năng trong tuần đầu sau thương tích
Đối với điều trị bảo tồn:
+ Vận động chủ động và thụ động các ngón tay, trừ ngón cái cần được cố định.
+ Vận động chủ động và thụ động có hỗ trợ tích cực cho vai.
+ Đồng thời có các bài tập cho cơ nhị đầu, cơ tam đẩu và cơ Delta.
Đối với điều trị phẫu thuật:
+ Nâng cao tay để chống phù nề,
+ Vận động chủ động và thụ động các ngón tay, trừ ngón cái cần được cố định.
+ Đổng thời có các bài tập cho cơ nhị đầu, cơ tam đẩu và cơ Delta.
+ Hạn chế động tác sấp, ngửa.
Phục hồi chức năng sau 2 tuần
- Chụp CT scan kiểm tra nếu còn đau và vận động yếu với những tổn thương theo dõi gãy xương, không phát hiện được khi chụp X-quang lần đầu.
- Bệnh nhân nên tiếp tục tập vận động theo biên độ khớp cổ tay.
Phục hồi chức năng sau 4-6 tuần
Đối với điều trị bảo tồn;
+ Tiếp tục các bài tập như trên.
+ Hạn chế sấp ngửa.
+ Đổi bột cánh-cẳng-bàn tay thành bột cẳng-bàn tay.
Đối với điều trị phẫu thuật:
+ Tập vận động chủ động và đối kháng nhẹ nhàng cổ tay. Thêm các bài tập vận động cho ngón cái,
+ Tiếp tục tập vận động khuỷu và vai.
+ Tháo bột cẳng-bàn tay nếu hình ảnh X-quang đã can xương và khám lâm sàng BN hết đau.
+ Sử dụng nẹp để bảo vệ cổ tay.
Phục hồi chức năng sau 8-12 tuần
Đối với điều trị bảo tồn:
+ Tháo bột lúc 10-12 tuẩn nếu đường gãy đã lành.
+ Có thể sử dụng nẹp để bảo vệ cổ tay.
Đối với điều trị phẫu thuật:
+ Xem xét sử dụng kích thích điện nếu xương không liền sau 8 tuần và phẫu thuật lại nếu không tiền sau 12-14 tuần.
+ Tăng cường các bài tập vận động chủ động cổ tay và ngón cái.
+ Tăng cường các bài tập có kháng trở.
+ Sử dụng nẹp bảo vệ cổ tay
2.2.Liệu pháp nghề nghiệp
Bệnh nhân cần được hướng dẫn thay đổi các hoạt động thường ngày trong công việc cũng như sinh hoạt, nhằm tránh các hoạt động có nguy cơ gây tổn thương lại xương thuyền. Đặc biệt là những bệnh nhân gãy xương do cơ chế tải lực lớn tác dụng lên cổ tay lặp đi lặp lại như vận động viên thể dụng dụng cụ, đẩy tạ …
3.Biến chứng
Tức thì: gãy hở, tổn thương mạch máu, thần kinh…
Sớm: chảy máu, nhiễm trùng sau mổ…
Muộn: viêm xương, chậm liền xương, khớp giả (vì sự tưới máu cho xương thuyền là rất ít), hoại tử vô mạch (khi sự cấp máu bị mất hoàn toàn, các mảng xương thiếu dinh dưỡng sẽ chết)… có thể cẩn tiến hành ghép xương để phục hồi.
4.Kết luận
Gãy xương thuyền là 1 bệnh lý gãy xương không khó phát hiện tuy nhiên dễ bỏ sót trên lâm sàng do dẻ nhầm với chấn thương phần mềm, gãy xương quay hoặc các xương bàn ngón. Vì vậy, cần thăm khám lâm sàng kỹ lưỡng bằng các test, kết hợp chụp X-quang các tư thế đặc hiệu nhằm tránh bỏ sót tổn thương xương thuyền.
Điều trị gãy xương thuyền bằng phương pháp bảo tồn hoặc mổ mở kết hợp xương đều cho kết quả điều trị tốt. Bên cạnh đó, kết hợp xương kín dưới màn tăng sáng đang bắt đầu được áp dụng, giúp hạn chế thương tổn do phẫu thuật và biến chứng sau mổ mà vẫn mang lại kết quả như mong muốn.
Leave a Reply