Kiểm soát trẻ em tốt trong quá trình điều trị tạo điều kiện khởi đầu cho một sự thành công. Nha sĩ cần phải biết rõ những phương pháp nhằm mục đích áp dụng linh hoạt trên lâm sàng khi đứng trước những trường hợp khác nhau
1. Dạo chơi nha khoa trước khi điều trị
Trước khi điều trị nên cho trẻ đến phòng răng để trẻ tập làm quen và quan sát. Bé làm quen và có ý thức về điều trị, không điều trị trong lần hẹn này. Trẻ sẽ gặp người bệnh, trợ thủ và nha sĩ. Nếu thuận lợi, cho trẻ làm quen dần với một số dụng cụ nha khoa, giải thích các dụng cụ và quá trình khám bệnh một cách dễ hiểu và gần gũi với trẻ.
Kỹ thuật này hơi khác với cuộc hẹn quan sát trong đó trẻ nhìn cha mẹ hoặc người khác điều trị. Trong cuộc hẹn quan sát, cần chú ý lựa chọn bệnh nhân rất hợp tác với điều trị, đặc biệt là những bệnh nhân có cùng độ tuổi với trẻ. Tuy nhiên, cuộc hẹn quan sát có thể có tác dụng ngược lại nếu trẻ thấy điều gì đó làm trẻ sợ hãi.
Nói chung, cuộc hẹn đầu tiên càng đơn giản, cảng dễ chịu cảng tốt. Trong cuộc hẹn này không làm bất kỳ điều gì khiển cháu đau và sợ hãi.
2. Kiểm soát trẻ bằng phương pháp nói-trình diễn-làm (tell-show-do)
Đây là phương pháp chính trong việc giáo dục để chuẩn bị một bệnh nhân nha khoa trẻ em ngoan ngoãn, chấp nhận điều trị. Kỹ thuật này thường đơn giản và có kết quả. Trước khi bắt đầu công việc nói cho trẻ biết công việc sẽ làm.
Sử dụng từ ngữ rất quan trọng trong kỹ thuật “nói, trình diễn, làm”. Khi thực hiện, nha sĩ cần phải dùng một số từ ngữ thích hợp, dễ hiểu để trẻ có thể hiểu và chấp nhận thủ thuật. Phần lớn trẻ em trên 3 tuổi có tình trạng cảm xúc và xã hội bình thường có thể đáp ứng tốt với kỹ thuật “ nói, trình diễn, làm”.
3. Đổi giọng (voice control)
Đòi hỏi bác sĩ nha khoa phải chứng tỏ uy quyền khi giao tiếp với trẻ. Âm điệu giọng nói rất quan trọng. Giọng nói phải chứng tỏ mình là người có trách nhiệm tại phòng nha. Biểu hiện vẻ mặt của nha sĩ cũng phản ánh thái độ tự tin này. Phương pháp này rất thích hợp để xử trí cho những trẻ em trước tuổi đến trưởng (3 – 6 tuổi). Nó rất hiệu quả để ngăn chặn những phản ứng bất lợi khi chúng bắt đầu xảy ra và đạt mức trung bình khi trẻ đã phản ứng.
4. Kỹ thuật tay che miệng (Hand over mouth)
Kỹ thuật này không có ý làm cho trẻ sợ hãi mà gây cho trẻ sự chú ý và yên lặng nghe nha số giải thích.
Biện pháp này có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý trẻ. Tuy nhiên, kỹ thuật này vẫn được dùng nhiều vì nó đơn giản và có hiệu quả. Biện pháp này thay thế cho việc xử trí bằng thuốc, nhập viện hoặc đợi sự trưởng thành về mặt tâm lý và xã hội để có thể chấp nhận được điều trị.
5. Kìm giữ – Cân nhắc khi kiểm soát trẻ
Dùng để áp chế những cử động không thích hợp của trẻ trong lúc thực hiện những thủ thuật nha khoa. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, bác sĩ cần cân nhắc kỹ vì có thể gây sang chấn tâm lý cho bệnh nhân. Biện pháp này thường áp dụng cho trẻ nhỏ (dưới 30 tháng) cần điều trị cấp cứu một chấn thương răng hoặc cần tháo trống một răng biển chứng nha chu cấp. Hoặc những trẻ em chậm phát triển tâm thần.
Cách kim giữ như sau:
– Cách dùng khăn cuốn: Một tấm khăn trải mềm và rộng có thể được dùng để cuốn quanh người trẻ giúp cố định tay chân của trẻ,
– Cách giữ đầu: trợ thủ đứng ở vị trí 2 giờ, tay trái để dưới gáy trẻ, tay phải giữ trán.
6. Khen ngợi, giao tiếp khi kiểm soát trẻ
Mọi người, kể cả người lớn và trẻ em đều thích được khen ngợi. Hơn nữa việc giao tiếp tốt giữa bác sĩ nha khoa và trẻ em sẽ làm cho việc điều trị nha khoa cho trẻ diễn ra thuận lợi hơn và ngược lại. Sự khen ngợi và giao tiếp có hiệu quả kết hợp với “nói, trình diễn, làm” sẽ giúp cho điều trị nha khoa có hiệu quả ở hầu hết trẻ em trên 3 tuổi.
7. Phương pháp soi gương
Trẻ luôn tò mò xem những gì sẽ xảy ra xung quanh mình, thậm chí sẽ luôn ngỏ nghiêng, quay ngang dọc khi nằm trên ghế răng để cổ biết xem bác sĩ đang cầm cái gì, sẽ làm gì với mình. Để giúp trẻ cảm thấy an toàn và yên tâm nằm trên ghế thì bác sĩ có thể đưa cho trẻ một chiếc gương để soi trong quá trình điều trị hoặc nếu có camera quay trong miệng và màn hình trình chiếu thì có thể cho trẻ xem trực tiếp cũng rất tốt. Phương pháp này nên được kết hợp đan xen với các kỹ thuật khác như nổi – trình diễn – làm để phát huy tối đa hiệu quả.
8. Kiểm soát trẻ – Trao giải thưởng cho trẻ
Trẻ luôn muốn được ghi nhận sự cố gắng và dũng cảm của mình bằng những phần thưởng. nó cũng là động lực để trẻ tiếp tục phát huy hơn trong những lần điều trị sau.
9. Đặt đam cao su
Đặt để cao su trên bệnh nhân trẻ em là một trong những phương pháp vừa đảm bảo cách lỵ tuyệt đối, vừa đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và cả bác sĩ, nhất là trong các trường hợp điều trị tuỷ sử dụng nhiều dụng cụ nhỏ và sắc nhọn, trẻ kém hợp tác trên ghế,..
10. Các phương pháp khác giúp kiểm soát trẻ hiệu quả
– Làm giảm sự lo âu của người mẹ.
– Cho một trẻ sợ hãi đi kèm một trẻ can đảm.
– Kỹ thuật thư giãn và thôi miền: Dùng nitrous oxide phối hợp với oxygen được sử dụng rộng rãi tại Mỹ và các nước phát triển khác để xử trí trẻ em trên ghế nha khoa. Kỹ thuật này rất hữu dụng để xử lý một số trẻ nhưng đối với những trẻ có hành vi không tốt, thì không có tác dụng, đôi khi còn làm kích động hành vi của trẻ thêm. Hiện nay nitrous oxide phối hợp với oxygen không những chỉ được sử dụng trong nha khoa trẻ em mà còn được dùng cho người trưởng thành, người giả để điều trị phẫu thuật cho những bệnh nhân hay lo sợ.
– Một số loại thuốc được dùng để tạo thư giãn và êm dịu cho trẻ. Tuy nhiên, điều quan trọng là thuốc càng hữu dụng để xử lý những trẻ có hành vi không tốt thì càng nguy hiểm vì tác dụng phụ của chúng và trẻ càng nhỏ thì nguy cơ quá liều càng lớn.
– Gây mê: Được chỉ định cho những bệnh nhân trẻ em không hợp tác trên ghế, trẻ tự kỷ, trẻ bại não, những bệnh nhân có bệnh toàn thân,… có nhiều tổn thương răng miệng. Trẻ được gây mê, bác sĩ tiến hành điều trị tất cả các tổn thương răng miệng trẻ trong một lần hẹn. Phương pháp này hiện nay đã được áp dụng khá phổ biến ở Việt Nam.
Tổng kết lại, kiểm soát hành vi của trẻ là bước đầu trong quá trình điều trị bệnh nhi thành công. Biết là con đường điều trị đối với trẻ em, đặc biệt là nha khoa không phải là dễ dàng, nhưng nếu nắm thật chắc lý thuyết, áp dụng thực tế trên lâm sàng, điều này sẽ hỗ trợ phần nào đến thành công của trẻ.
Nguồn: Sách Răng trẻ em – NXB Giáo dục Việt Nam
Leave a Reply