Joint line có ý nghĩa thế nào trong phẫu thuật thay khớp gối?

Khe khớp khối (Joint Line – JL), là đường thẳng tuyến tiếp với lồi cầu trong và lồi cầu ngoài xương đùi trên mặt phẳng đứng ngang, hay là đường thẳng đi qua phần xa nhất của xương đùi và vuông góc với trục giải phẫu của xương đùi trên mặt phẳng đứng dọc. JL có ý nghĩa rất nhiều trong trường hợp thay lại khớp gối, tuy nhiên trong trường họp thay khớp gối lần đầu, JL cũng có ý nghĩa rất là quan trọng, khôi phục lại giải phẫu cho khớp gối.

Trong trường hợp thay khớp gối lần đầu, ta cỏ thể xác định chính xác đầu xa lồi cầu trong và lồi cầu ngoài xương đùi nên việc khôi phục JL dễ hơn và nếu thay đổi JL thì đó là trong mục đích của phẫu thuật viên. Tuy nhiên trong thay lại khớp gối, đầu xa xương đùi đà bị cắt nên không thể dựa các điểm đó để xác định được nữa, mà phải xác định gián tiếp qua các mốc giải phẫu khác của chi dưới và đo đạc bên chân đối diện nếu chân bên đó bình thường. Thông thường trong trường hợp thay lại khớp gối này, JL thường bị lên cao hơn so với JL thật của khớp vì 3 lý do sau:

  • Thứ nhất là phần đầu dưới xương đùi sau khi tháo dụng cụ nhân tạo ra chắc chắn sẽ tổn thương xương, dù phẫu thuật viên thao tác hết sức nhẹ nhàng vẫn sẽ làm thiếu hụt xương, dẫn đến phần đầu dưới xương đùi bé hơn so với trước mổ lần đầu.
  • Thứ hai là các phẫu thuật viên có xu thế sẽ phải sửa lại lồi cầu đùi, căn chỉnh để phù hợp với dụng cụ nhân tạo mới, làm cho lồi cầu đùi sẽ bé hơn, từ đó phải chọn cờ khớp của phần đùi nhân tạo đùi bé hơn so với lần mổ đầu.
  • Thứ 3 là sau khi mổ lần đầu, không gian gấp của gối sẽ tăng lên, để gối vững hơn ở tư thế gấp 90° thì các phẫu thuật viên sẽ bù lại bằng cách tăng chiều dày của dụng cụ Insert, từ đó sẽ làm cho JL đẩy cao lên.

 

Hình 1. Đầu xa xương đùi khi thay lại khớp gối




Như vậy, qua nhiều nghiên cứu của các tác giả trên thế giới như J. Bellemans (2003) [1], Partington p (1999), Christian Ko ‘nig (2009) [2] thì đường JL cách mỏm trên lồi cầu trong khoảng 30mm, cách mỏm trên lồi cầu ngoài 25mm, chỏm xương mác 10“ 15mm. Việc xác định các mốc liên quan đến JL có thể xác định qua các mốc và JL bên đối diện.

Khi đường JL bị lên cao, làm cho xương bánh chè xuống thấp hơn tương đối so với JL, do gân bánh chè có chiều dài cố định và trong khớp cỏ bù bằng miếng đệm Insert, sự thay đổi tương quan đó sẽ ảnh hướng lên cơ chế gấp/duỗi gối dẫn đến đau và hạn chế biên độ vận động của khớp gối. Trong nghiên cứu của Figge và cộng sự, ông chưa chỉ ra mối liên rõ rệt giữa chiều cao của JL đến triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, nhưng ông nhận thấy rằng ở những bệnh nhân có thay đổi JL lớn hơn 8mm sẽ là biên độ vận động khớp gối giảm và tăng triệu chứng đau ở khớp chè đùi ở bệnh nhân. Nen trong trường hợp xương bánh chè hạ thấp quá so với đường JL, xương bánh chè cỏ thể bị cọ xát vào phần trụ chống trầy của miếng đệm insert làm cho mòn miếng đệm này và gây triệu chứng đau cho bệnh nhân.

JL lăng lên cao còn làm cho cân bằng khoảng giữa chu trình chuyển động khớp gối bị giảm, dẫn đến mặc dù gối vững ơ tư thê gối duỗi 0° và gối gấp 90°, nhưng ở tư thế trung gian (mid flexion – gối gấp từ 30° đến 60°) thì gối bị lỏng, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp gối và tăng nguy cơ trật khớp gối nếu khớp gối lỏng nhiều. Để xác định JL sau thay khớp gối, ta có thể dựa vào khoảng cách từ đường JL mới đến các mốc giải phẫu xương đùi và chày như mỏm trên lồi cầu trong và ngoài, chỏm xương mác, từ đó đánh giá sự thay đổi của đường JL mới so với đường JL cũ.

 

Hình 2. Sự thay đổi Joint line [2]
 

 

Theo tác giả Christian Ko’nig và cộng sự (2009) [2] khi nghiên cứu về ảnh hưởng của Joint line lên khớp chè đùi trong các bệnh nhân thay lại khớp gối, tác giả rút ra nhận xét, nếu ta tăng Joint line lên trên 10 mm, thì lực khớp chè đùi phải chịu thêm là 60% trọng lượng cơ thể khi bệnh nhân leo cầu thang, và chịu thêm 30% trọng lượng cơ thể khi bệnh nhân đi bộ bình thường. Trong khi đó, khớp đùi chày chỉ phải chịu thêm 10% trọng lượng cơ thể khi làm cả 2 hoạt động đó. Nếu tăng Joint line lên 15mm, thì lực khớp chè đùi phải chịu thêm sẽ là 90% trọng lượng cơ thể khi leo cầu thang và 40% trọng lượng khi đi bộ, Còn nếu làm Joint line xuống thấp 5mm thì khớp chè đùi phải chịu thêm < 6% trọng lượng cơ thế cả 2 hoạt động đi bộ và leo cầu thang. Từ đó nếu làm thay đổi .Joint line quá nhiều sẽ làm khớp chè đùi thoái hóa sớm và sớm bị hỏng khớp nhân tạo. Tuy nhiên, tác giả Christian Konig và cộng sự cũng giống như Bellemans [ 1 ] là không tìm được bất cứ mối liên quan nào giữa độ cao của Joint line đến triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, ít nhất là khi chỉ thay đổi Joint line < 8mm thì gần như không gây triệu chứng trên lâm sàng.

 


by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *