Trật khớp vai là sự mất tiếp xúc của diện khớp ổ chảo và chỏm xương cánh tay. Trật khớp vai tái diễn là tình trạng trật khớp vai từ lần 2 trở lên (thường trên 10 lần), sau bệnh nhân có thể tự nắn được. Thể hiện bằng mất vững khớp vai: lóng khớp vai và dễ trật lại. Thông qua bài viết, chúng tôi sẽ trình bày về đại cương của trật khớp vai tái diễn.
Nhóm tác giả: PGS. TS Đinh Ngọc Sơn, BS CKII Vũ Trường Thịnh
Ngày phát hành: 30/03/2022
1. Sơ lược về giải phẫu
Khớp vai hay còn gọi là khớp ổ chảo cánh tay được tạo bởi chỏm xương cánh tay và ổ chảo xương bả vai. Đây là một khớp chỏm – ổ chảo đa trục. Do ô chảo nhỏ và nông, chỏm xương cánh tay tròn và lớn, bao khớp mỏng nên khớp vai có biên độ vận động rất lớn hơn hẳn các khớp khác của cơ thể. Thành phần cẩu trúc giải phẫu khớp vai được chia thành 2 hệ thống chính:
- Hệ thống tĩnh bao gồm xương và các phần mềm xung quanh như sụn viền ổ chảo, bao khớp, dây chằng ổ chảo cánh tay và dây chằng quạ cánh tay.
- Hệ thống động bao gồm các cơ chóp xoay, cơ nhị đầu, các cơ bả vai lồng ngực và các cơ bả vai cánh tay.
Các thành phần giữ vững khớp này liên quan chặc chẽ đến những tôn thương do trật khớp vai gây ra.
1.1 Hệ thống tĩnh
Đầu trên xương cánh tay và ổ chảo xương vai
- Chỏm xương cánh tay: Tương ứng với khoảng 1/3 lồi cầu, hướng lên trên và vào trong, tiếp khớp với ổ chảo xương vai. Rãnh nhị đầu nằm ớ phía trước của xương cánh tay, có đầu dài của gân nhị đầu nằm trong rãnh này và được giữ bởi dây chằng ngang cánh tay. Mấu động lớn và mấu động bé là nơi bám của các gân cơ chóp xoay.
- Ổ chảo: có hình đĩa dẹt, trên bề mặt được phủ bởi một lớp sụn khớp có thành phần chủ yếu là Hyaline, dày ở ngoại vi và mỏng dàn ở trung tâm. Diện tích ổ chảo chỉ bằng 1/3 đến 1/4 diện tích của chỏm, ngược lại bán kính cong của 0 chảo lớn hơn bán kính cong của chỏm. Vì vậy ổ chảo không đủ sâu để giữ cho chỏm khỏi trượt ra ngoài như ờ khớp háng.
1.1.2 Sụn viền
- Sụn viền ô cháo lù một gờ xơ sợi có tiết diện hình tam giác được dính với sụn khớp ô chảo bằng một vùng sụn sợi. Sụn viền có thành phần là những bó sợi collagen đan với nhau bên trong lớp sụn Hyaline
Chức năng của sụn viền:
- Là câu trúc mà các dây chăng bao khớp neo bám vào ổ chảo.
- Ngăn không cho chỏm xương cánh tay trượt ra.
- Làm sâu thêm ổ chảo: cắt bỏ sụn viền làm giảm 50% độ sâu của ổ chảo.
- Tăng diện tích tiếp xúc giữa chỏm và ổ chảo lên 75%.
1.1.3 Các dây chằng ổ cháo – cánh tay
- Các dây chàng ố chảo – cánh tay gồm các dây chằng: trên, giữa và dưới. Cấu trúc này là sự dày lên của bao khớp đi từ ố chảo đến xương cánh tay. Các dây chằng trên và giữa từ củ trên ô chảo chạy xuống bám lần lượt vào đinh và nền củ bé xương cánh tay.
Dây chằng ô chao cánh tay dưới gồm 03 thành phần khác nhau: bó trước, túi nách và bó sau, trong đó bó trước dày nhất khoảng 3 mm. Dây chằng này bắt nguồn từ phần trước dưới và sau dưới của sụn viền vả mở rộng xuống phía dưới về phía mấu động bẻ và bám quanh cố giải phẫu xương
1.1. 4 Bao khớp
Bao khớp bọc quanh khớp ổ chảo – cánh tay và liên tục với bao hoạt dịch ở bên trong. Bao khớp bám quanh ổ chảo và sụn viền, phía đầu trên xương cánh tay nó bám vào cố giải phẫu ở phía trên và cố phau thuật ờ bên dưới. Bao khớp rất lỏng từ bên dưới để các cử động của khớp được dề dàng.
1.1.5 Dây chẳng quạ cánh tay
Dây chằng quạ cánh tay chạy từ mỏm quạ xuống chia làm hai trẽ để bám vào củ lớn và củ bé xương cánh tay.
1.2 Hệ thống động
1.2.1 Hệ thống cơ chóp xoay
Chóp xoay là tên gọi chung cho nhóm gồm bốn cơ đi từ thân xương bà vai, ngang qua khớp ô chảo – cánh tay rồi bao tròn xung quanh chỏm xương cánh tay và hợp với nhau thành bốn gân đến bám tận vào củ lớn và củ bé xương cánh tay. Bốn cơ này là:
- Cơ trên gai
- Cơ dưới gai
- Cơ dưới vai
- Cơ tròn bé
Gân cơ chóp xoay có tác dụng kéo chỏm hướng về trung tâm ổ chảo ngăn không cho chỏm xương cánh tay trượt ra trước. Ngoài ra, cơ dưới gai và cư tròn bé còn giúp xoay ngoài cánh tay để mấu động lớn không cọ sát vào mỏm cùng vai khi cánh tay dang.
1.2.2 Đầu dài gân nhị dầu
Đầu dài gân nhị đầu bám đỉnh và sụn viền trên ổ chảo, chạy chéo bên trong khớp vai giữa gân cơ trên gai và dưới vai sau đó vào rãnh gian củ ở bên dưới dây chằng ngang cánh tay. Đầu dài gân cơ nhị đầu được che phù bời bao hoạt dịch quặt ngược và kết thúc bởi một túi cùng bị che lấp trong rãnh nhị đầu nên có một đoạn nằm trong khớp không được bao hoạt dịch che phủ.
Chức năng giúp ép chỏm xương cánh tay vào ổ cháo làm tăng độ vững chắc của khớp, giảm tải cho dây chằng ổ chảo cánh tay dưới và tham gia vào động tác ném hoặc đưa tay quá đầu.
2. Sinh lý bệnh học
Nguyên nhân dẫn tới trật khớp vai thường gặp trong chấn thương thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn lao động và tai nạn sinh hoạt hằng ngày… trong đó chấn thương thể thao chiếm tỷ lệ cao nhất (58%).
Nguyên nhân trật khớp vai tái diễn:
- Do bất động khớp không đủ thời gian sau khi nắn trật lần đầu. Theo Hiệp hội Nội soi Bắc Mỹ (Arthroscopy Association of North America) tỷ lệ tái phát sau lần đầu tiên trật khớp vai đối với điều trị bảo tồn trong khoảng 02 năm theo dõi là 46% và 10 năm theo dõi !à 58%,
- Trật khớp vai có gãy mấu động lớn nguy cơ trật lại 23%.
- Bong giật nơi bám dây chằng ổ chảo cánh tay
- Tổn thương Hill – Sach phối hợp (tổn thương lún xương của vùng sau trên chỏm xương cánh tay)
- Khuyết xương ổ chảo xương bả vai
- Rách sụn viền ổ chảo (tổn thương Bankart)
- Tổn thương bao khớp (rách, giãn)
- Cơ địa phần mềm, bao khớp lỏng lẻo sẽ có nguy cơ trật khớp tái diễn nhiều hơn.
- Bệnh nhân nam giới trẻ, vận động viên thể thao nguyên nhân trật tái diễn càng cao. Y văn ghi nhận tỷ lệ mắc phải trật khớp vai tái diễn khoảng 75% – 80% trong số những người từ 13 đến 20 tuổi và khoảng 50% ở những người trong độ tuổi 20 đến 30.
3. Phân loại
Phân loại mất vững khớp vai dựa vào: hướng trật khớp, mức độ trật khớp và khoảng thời gian trật khớp; tác nhân chấn thương; và tuổi bệnh nhân, rối loạn thần kinh cơ, thiếu Collagen, dị tật bấm sinh.
3.1 Phân loại của Allen theo hướng trật khớp
- Trật khớp ra trước: 95%
- Trật khớp ra sau: 2% – 5%
- Trật khớp đa hướng: hiếm gặp
- Type I: trật khớp tất cả các hướng
- Type II: trật khớp ra trước – xuống dưới, với lòng bao khớp ở dưới
- Type III: trật khớp ra sau – xuống dưới, với lỏng bao khớp ở dưới
- Type IV: trật khớp ra trước – ra sau
Ngoài phân loại trên còn có trật khớp xuống dưới hoặc trật khớp lên trên rất hiếm gặp. Trong đó trật khớp xuống dưới thông thường không do chấn thương và liên quan với trật khớp ra sau hoặc trật khớp đa hướng. Ngược lại thì trật khớp lên trên cần một lực chấn thương cực kỳ mạnh.
3.2 Phân loại theo mức độ trật khớp
- Bán trật khớp
- Trật khớp
3.3 Phân loại theo khoảng thời gian trật khớp
- Cấp tính
- Bán cấp
- Mạn tính: trật khớp kéo dài trên 6 tuần
- Tái diễn
3.4 Phân loại theo tác nhân chấn thương: theo hệ hống phân loại Matsen’s
Hiện tại có 3 tác nhân chấn thương:
- Chấn thương cụ thể: té ngã, chấn thương thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt…
- Vi chấn thương: trật khớp mắc phải
- Không chẩn thương: rối loạn thần kinh cơ, thiếu Collagen, dị tật bấm sinh
Những nguyên nhân làm trật khớp vai có thê thuộc một, hai hay cả ba hệ chấn thương. Khi các yếu tố của hai hệ nguyên nhân chồng chéo nhau thì trật khớp tái diễn xuất hiện nhiều hơn.
- Sự trùng lập các yến tố gây chẩn thương thương trật khớp tái diễn giữa hệ thống chẩn thương cụ thể với vi chấn thương dễ nhân thấy hơn.
- Trật khớp do hệ thống không chấn thương hoặc vi chấn thương thương liên quan đến sự trật khớp ra sau, hai hướng, và đa hướng.
3.5 Phân loại theo tuổi
- Tuổi rất quan trọng trong việc dự đoán bênh lý và kết quả điều trị
- Bệnh nhân < 20 tuổi: tỷ lệ tái phát đến 90%
- Bệnh nhân > 40 tuổi: tỷ lệ tái phát khoảng 10%
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Leave a Reply