Đặc điểm hành vi và tâm lý trẻ có tác động rất lớn đến kết quả thành công của điều trị nha khoa liên quan đến đối tượng này. Bài viết sẽ đề cập đến các đặc điểm thay đổi theo độ tuổi sinh lý để các nha sĩ có cái nhìn tổng quan nhất.
1. Phân loại theo đặc điểm hành vi của trẻ bình thường
Stone và Church đã chia sự phát triển của trẻ thành bốn loại:
1. Trẻ chập chững (12 tháng – 2 tuổi).
2. Trẻ trước tuổi đi học (3 – 6 tuổi).
3. Những năm cuối thời thơ ấu (6 – 12 tuổi).
4. Thời kỳ thiếu niên (12 – 18 tuổi).
Hiểu được quá trình phát triển của trẻ sẽ hỗ trợ cho việc điều trị nha khoa cho đối tượng này được thực hiện một cách hiệu quả nhất.
2. Đặc điểm hành vi của trẻ chập chững biết đi
– Là trẻ đang phát triển và tăng trưởng về hiểu biết và kỹ năng vận động, nó không có khả năng nhận biết tại sao cần phải thực hiện những biện pháp nha khoa. Không tuân theo mệnh lệnh và không thể hợp tác trong phòng nha, có những ngoại lệ và nha sĩ phải xử trí thích hợp cho từng trẻ.
– Trẻ thường không thích làm quen với người lạ, trẻ thường khóc, chống cự lại khi khám, do vậy trước khi khám nên báo cho bố mẹ rõ là cần giữ trẻ nhẹ nhàng và việc trẻ là khóc là bình thường. Nên khám ở tư thế trẻ được bố mẹ giữ trong lòng, sự tiếp xúc với bố mẹ làm trẻ yên tâm hơn và chính bố mẹ có thể giữ trẻ.
– Đối với các can thiệp nha khoa: nên can thiệp tối thiểu, nên dùng nạo ngà hoặc tay khoan chậm ở những lỗ sâu dễ thực hiện để ít gây sự sợ hãi cho trẻ, làm nhẹ nhàng và không gây khó chịu, có thể hàn tạm, theo dõi đến khi thuận tiện hơn sẽ hàn vĩnh viễn.
Đối với các tổn thương sâu răng trầm trọng, các biến chứng tuỷ, cuống… các tiểu phẫu thuật,… thưởng vượt quá khả năng chịu đựng bình thường của trẻ, tốt nhất cần được thực hiện với thuốc làm dịu ý thức hoặc gây mê.
– Biện pháp phòng ngừa: Cha mẹ nên bắt đầu chải răng cho trẻ bằng bàn chải đánh răng và kem đánh nha khoa trẻ em có mùi vị dễ chịu.
3. Trẻ trước tuổi đi học (2 – 6 tuổi)
Trẻ có khả năng giao tiếp tốt hơn, hành vi của trẻ chịu ảnh hưởng đáng kể của môi trường xung quanh. Để có được sự hợp tác của trẻ, nha sĩ phải đánh giá được những đặc tính tâm lý của trẻ và áp dụng để xử trí như:
– Trẻ ở tuổi này thích nói dài dòng nên nha sĩ cần phải chuyện trò với trẻ để đạt được hiệu quả tối đa.
– “Trí tưởng tượng” của trẻ phong phú, thích hợp với những mô tả các thủ thuật nha khoa.
– Việc làm mẫu trở nên quan trọng, vì vậy nha sĩ và phụ tá nên làm mẫu trong các tỉnh huống trẻ có thể hiểu được.
– Do sự sợ hãi của trẻ nhất là đối với đau và chảy máu, nha sĩ tránh những hành động, những từ, những thủ thuật có thể gây ra sự lo lắng.
Trong khi trẻ 2 – 3 tuổi còn bé và có thể gây khó khăn cho nha sĩ khi điều trị thì hầu hết trẻ 3 – 6 tuổi thường có thái độ hợp tác.
4. Cuối thời kỳ thơ ấu (6 – 12 tuổi)
Là giai đoạn phát triển tương đối thanh bình, khi so sánh với sự “náo động” của trẻ em trước tuổi đi học hoặc sự “bùng nổ” của trẻ thiếu niên. Trẻ ở giai đoạn này có các đặc điểm sau:
– Nhân cách giới tính phát triển rõ rệt, gắn bó với những trẻ em khác cùng giới, có sự tiềm ẩn về phát triển giới tính.
– Là thời gian để suy nghĩ, học tập, suy luận và hiểu được những quan hệ hợp lý để bị trách phạt khi không vâng lời, là thời gian trong đó trẻ tự đặt minh vào “giờ giấc”.
Đây là một cá nhân mà ta có thể suy luận với nó được, nha sĩ có thể tìm thấy sự giao tiếp hợp lý với trẻ này, giải quyết thoả đáng sự sợ hãi của trẻ, trẻ đáp ứng tốt với sự quan tâm thành thật của nha sĩ.
5. Đặc điểm hành vi của trẻ ở thời kỳ thiếu niên
Stone và Church chỉ rõ thời kỳ giữa đứa trẻ và người lớn này bắt đầu lúc 12 tuổi và tiếp tục cho đến lúc trưởng thành. Đây là thời kỳ chuyển giao được đánh dấu bằng tuổi dậy thì, thay đổi về thể chất trưởng thành giới tính sơ cấp, sự xuất hiện của các đặc điểm giới tính thứ cấp: Đối với phái nữ, nó thể hiện bằng xuất hiện kinh nguyệt; đối với phái nam là sự hiện diện của tinh trùng trong nước tiểu. Con gái thường đi trước con trai trong phát triển thể chất và quá trình trưởng thành.
– Thay đổi tâm lý:
+ Có sự nhận biết bản thân về vai trò mới của cá nhân không chỉ thay đổi về hình dạng và cả tình cảm, có những tình cảm mới và tiềm năng mới. + Tìm cách thích hợp với môi trường, tự chuẩn bị minh để gia nhập vào thế giới người lớn. + Có tính độc lập, thích tụ họp với nhóm bạn cùng tuổi, không thích chịu sự giám sát và bó buộc của gia đình.
Mặc dù cỏ thái độ độc lập, thiếu niên vẫn thích có sự can thiệp của người lớn vào những vấn đề không kiểm soát được.
– Sự phát triển của thiếu niên chịu ảnh hưởng của văn hoá, của xã hội – kinh tế. Những cá nhân ở tầng lớp kinh tế thấp hơn có khuynh hướng trưởng thành và đảm nhiệm vai trò người lớn sớm hơn.
Nha sĩ thường thấy thoải mái khi làm việc với thiếu niên, trẻ thường có phản ứng một cách thuận lợi, người ta nhận thấy rằng, nếu thiếu niên được nha sĩ chăm sóc trước tuổi đi học, khi lớn lên thường không muốn chuyển sang chăm sóc bởi một nha sĩ khác do đã tạo lập những mối liên hệ tin cậy với nha sĩ của mình. Trẻ thường biểu lộ sự trung thành đối với nha sĩ đã chăm sóc răng cho mình từ nhỏ và sẽ tiếp tục tin tưởng cho đến khi hoàn cảnh bị thay đổi.
Nguồn: Sách Răng trẻ em – NXB Giáo dục Việt Nam
Leave a Reply